Nông dân mới phải sản xuất ra thực phẩm sạch
P/v ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Cuối tuần này, hội thảo “Nông nghiệp an toàn: giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông sản” nhằm hối thúc các cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trước thềm hội thảo, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn chia sẻ với TBKTVN về tình trạng nông sản mất an toàn - vấn đề nhức nhối nhất đối với nông nghiệp hiện nay.
Thực tế ở nước ta, vấn đề mất an toàn thực phẩm (ATTP) báo động ở mức quá cao, gần như sắp “tức nước vỡ bờ” rồi chứ không chỉ nói là cao nữa. Trong vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đẩy vấn đề ATTP lên để tạo áp lực cho các Bộ phải hành động. Nếu không có áp lực, thì các Bộ chưa chắc đã vào cuộc mạnh mẽ như hiện nay đâu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ATTP hiện nay là do trong thời gian dài, sản xuất nông nghiệp tập trung nhiều vào mục tiêu về số lượng, năng suất, mà ít quan tâm chất lượng. Chúng ta đã đưa quá nhiều thành quả của khoa học vào sản xuất, nhưng lại không biết chọn lọc các thành quả đó. Các loại thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật có thể coi là thành quả của khoa học, nhưng đã gây ra tình trạng mất an toàn thực phẩm vì nông dân không tuân thủ được đúng quy trình sử dụng trong canh tác. Hiện 3 Bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về vấn đề ATTP: Bộ NN&PTNT quản lý trên đồng ruộng; Bộ Công thương quản lý ở chợ: Bộ Y tế quản lý trên bàn ăn. Thế nhưng, không Bộ nào quản lý cuối cùng để chịu trách nhiệm cao nhất về vấn đề này. Hiện khâu chọn giống thì ta làm khá tốt, thế nhưng các loạt vật tư khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y thì chúng ta quản lý rất kém. Vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết kỹ thuật cho người sản xuất cũng còn rất kém. Tôi thấy nhiều khi người sản xuất có hành vi gây mất ATTP là vì họ không biết, chứ không phải là cố tình. Chẳng hạn, tôi đã hỏi những người dân từng sử dụng chất vàng ô trong chế biến măng và dưa, họ nói không biết chất đó độc hại. Có một nghịch lý là, sản xuất rau an toàn giá thành cao, nhưng vẫn phải bán với giá thấp. Ông nghĩ gì về điều này?
Lẽ ra nhà nước phải cấm tất cả thực phẩm bẩn, không cho nông sản mất an toàn được lưu thông tiêu thụ trên thị trường. Thế nhưng với cách quản lý hiện nay, dường như cho phép cả thực phẩm bẩn và sạch cùng được bán, rồi cấp chứng nhận cho thực phẩm sạch, tôi thấy điều này rất bất ổn. Với tình hình hiện nay, khi có quá nhiều thực phẩm bẩn, ít thực phẩm sạch thì phải quản lý sao cho mỗi sản phẩm được bán đúng giá trị của chúng. Sản xuất nông sản VietGAP quy trình khác với nông sản thông thường, nên chi phí giá thành cao hơn. Nếu nông sản VietGAP phải bán bằng với giá của nông sản thông thường, thì nông dân sẽ không còn động lực để sản xuất thực phẩm sạch. Hiện nay, nhiều thực phẩm sạch, có chứng nhận hẳn hoi, thế nhưng người tiêu dùng vẫn không tin các tờ giấy chứng nhận đó. Bởi vì, đã có vô vàn trường hợp ở trong siêu thị, ở các cửa hàng bán rau sạch người ta phát hiện thấy rau mất an toàn bị trà trộn vào. Lại thêm có hiện tượng đi mua giấy chứng nhận VietGAP. Một nghịch lý hiện nay là anh làm nhỏ phá anh làm lớn, anh làm bẩn phá anh làm sạch. Đây phản ánh sự yếu kém trong quản lý, chứ không phải là yếu kém của người dân. Bộ NN&PTNT đã đưa ra chương trình “Địa chỉ xanh, nông sản sạch”, tôi rất ủng hộ. Nhưng nếu làm không khéo thì sẽ dẫn đến việc sinh ra các giấy phép con cấp cho chứng nhận nông sản sạch, thì nguy cơ. Cần cảnh báo trước để phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi sai. Cần phải làm sao cho cả nước này là nông sản sạch, cả nước này là địa chỉ xanh. Muốn vậy, những thao tác kỹ thuật, thủ tục hành chính để cấp cho chứng nhận nông sản sạch thì phải đơn giản nhất, không được làm tăng chi phí sản xuất của người dân lên.
Nhận định về vấn đề này cần phân tách ra các đối tượng và phân tích các hành vi khác nhau. Tôi thấy người ta khen những người trồng rau trên sân thượng, trên ban công nhà để ăn. Nhưng khi xã hội đang tiến lên nền sản xuất hàng hóa, thì họ lại trở về tự cung tự cấp, vì không tin vào xã hội thì là tín hiệu vô cùng xấu, chứ không phải là tốt. Thứ hai, một số đại gia về bất động sản, trồng rau để phục vụ cho những người mua căn hộ, mua chung cư, thậm chí họ khuyến mại cho khách hàng mua nhà mấy năm không phải mua rau. Đấy là cách thức để thu hút khách hàng, quảng bá cho sản phẩm chính, nói nôm na là để “làm hàng” cho sản phẩm chính là bất động sản”. Nhóm đối tượng thứ ba là các DN đầu tư vì một nền nông nghiệp sạch, thì là điều đáng mừng và nên ủng hộ. Nông dân không lo những DN lớn đầu tư vào nông nghiệp, vì DN không thể làm một mình được, họ sẽ tìm cách lôi kéo nông dân cùng làm. Người nông dân, các HTX sẽ trở thành vệ tinh của của các DN. Nhà nước nên khuyến khích loại hình này, bởi vừa giúp xử lý lo ngại mất ATTP, vừa tạo ra được những chuỗi sản xuất nông sản bền vững, đem lại việc làm cho nông dân. Ông là một trong những người chắp bút viết Đề án Chương trình nông thôn mới. Nay ở nhiều xã, huyện đã được công nhận nông thôn mới, nhưng nông dân vẫn sản xuất ra những nông sản mất ATTP. Dường như tiêu chí nông thôn mới chưa đề cập đến đạo đức, trách nhiệm xã hội của nông dân trong sản xuất nông nghiệp?
Đúng, đây là vấn đề lớn. Nông thôn mới là phải có con người mới, nông dân mới. Nông dân mới là phải được đời sống mới, có nhận thức mới, văn hóa mới, tức là bao gồm cả đạo đức làm người của người Việt Nam chân chính. Trong Bộ tiêu chí chỉ ghi chung chung, chứ không thể ghi liệt kê cụ thể, nhưng chúng tôi có tiêu chí về văn hóa. Trong nội hàm đời sống văn hóa, nhất định phải có yếu tố đạo đức của người sản xuất. Khi thực thi bộ tiêu chí nông thôn mới, các cấp chính quyền phải hiểu rõ người nông dân có văn hóa là phải có đạo đức, bao gồm cả trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm đảm bảo an toàn. Thế nhưng, dường như các địa phương đã quên đi yếu tố này. Tôi đã đến một số nơi, trong một vườn rau của một hộ, một luống trồng để ăn thì không phun thuốc bảo vệ thực vật, 3 luống để bán thì phun hóa chất bừa bãi. Hiện nay, vai trò của các đoàn thể ở nông thôn trong vấn đề tuyên truyền giáo dục người dân rất kém. Hội phụ nữ biết, hội nông dân biết, đoàn thanh niên biết, thế nhưng khi nhìn thấy nông dân có hành vi canh tác sai trái như vậy, họ lờ đi, không nhắc nhở. Thậm chí trong một gia đình, bố mẹ biết con làm việc đó nhưng không nói. Các cấp chính quyền và các đoàn thể phải tuyên truyền giáo dục nông dân đừng mù quáng chạy theo lợi nhuận rồi đầu độc dân tộc mình. Xã nào mà còn nhiều nông dân sản xuất nông sản mất ATTP, thì chưa thể nói là hoàn thành tiêu chí văn hóa khi xét công nhận nông thôn mới.
Thực tế ở nước ta, vấn đề mất an toàn thực phẩm (ATTP) báo động ở mức quá cao, gần như sắp “tức nước vỡ bờ” rồi chứ không chỉ nói là cao nữa. Trong vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đẩy vấn đề ATTP lên để tạo áp lực cho các Bộ phải hành động. Nếu không có áp lực, thì các Bộ chưa chắc đã vào cuộc mạnh mẽ như hiện nay đâu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ATTP hiện nay là do trong thời gian dài, sản xuất nông nghiệp tập trung nhiều vào mục tiêu về số lượng, năng suất, mà ít quan tâm chất lượng. Chúng ta đã đưa quá nhiều thành quả của khoa học vào sản xuất, nhưng lại không biết chọn lọc các thành quả đó. Các loại thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật có thể coi là thành quả của khoa học, nhưng đã gây ra tình trạng mất an toàn thực phẩm vì nông dân không tuân thủ được đúng quy trình sử dụng trong canh tác. Hiện 3 Bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về vấn đề ATTP: Bộ NN&PTNT quản lý trên đồng ruộng; Bộ Công thương quản lý ở chợ: Bộ Y tế quản lý trên bàn ăn. Thế nhưng, không Bộ nào quản lý cuối cùng để chịu trách nhiệm cao nhất về vấn đề này. Hiện khâu chọn giống thì ta làm khá tốt, thế nhưng các loạt vật tư khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y thì chúng ta quản lý rất kém. Vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết kỹ thuật cho người sản xuất cũng còn rất kém. Tôi thấy nhiều khi người sản xuất có hành vi gây mất ATTP là vì họ không biết, chứ không phải là cố tình. Chẳng hạn, tôi đã hỏi những người dân từng sử dụng chất vàng ô trong chế biến măng và dưa, họ nói không biết chất đó độc hại. Có một nghịch lý là, sản xuất rau an toàn giá thành cao, nhưng vẫn phải bán với giá thấp. Ông nghĩ gì về điều này?
Lẽ ra nhà nước phải cấm tất cả thực phẩm bẩn, không cho nông sản mất an toàn được lưu thông tiêu thụ trên thị trường. Thế nhưng với cách quản lý hiện nay, dường như cho phép cả thực phẩm bẩn và sạch cùng được bán, rồi cấp chứng nhận cho thực phẩm sạch, tôi thấy điều này rất bất ổn. Với tình hình hiện nay, khi có quá nhiều thực phẩm bẩn, ít thực phẩm sạch thì phải quản lý sao cho mỗi sản phẩm được bán đúng giá trị của chúng. Sản xuất nông sản VietGAP quy trình khác với nông sản thông thường, nên chi phí giá thành cao hơn. Nếu nông sản VietGAP phải bán bằng với giá của nông sản thông thường, thì nông dân sẽ không còn động lực để sản xuất thực phẩm sạch. Hiện nay, nhiều thực phẩm sạch, có chứng nhận hẳn hoi, thế nhưng người tiêu dùng vẫn không tin các tờ giấy chứng nhận đó. Bởi vì, đã có vô vàn trường hợp ở trong siêu thị, ở các cửa hàng bán rau sạch người ta phát hiện thấy rau mất an toàn bị trà trộn vào. Lại thêm có hiện tượng đi mua giấy chứng nhận VietGAP. Một nghịch lý hiện nay là anh làm nhỏ phá anh làm lớn, anh làm bẩn phá anh làm sạch. Đây phản ánh sự yếu kém trong quản lý, chứ không phải là yếu kém của người dân. Bộ NN&PTNT đã đưa ra chương trình “Địa chỉ xanh, nông sản sạch”, tôi rất ủng hộ. Nhưng nếu làm không khéo thì sẽ dẫn đến việc sinh ra các giấy phép con cấp cho chứng nhận nông sản sạch, thì nguy cơ. Cần cảnh báo trước để phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi sai. Cần phải làm sao cho cả nước này là nông sản sạch, cả nước này là địa chỉ xanh. Muốn vậy, những thao tác kỹ thuật, thủ tục hành chính để cấp cho chứng nhận nông sản sạch thì phải đơn giản nhất, không được làm tăng chi phí sản xuất của người dân lên.
Hiện nay ở Hà Nội nói riêng, nhiều thành phố lớn nói chung đang nổi lên phong trào là nhiều nhà tự trồng lấy rau ăn, coi như giải pháp đối phó với nạn mất ATTP. Nhiều DN lớn vốn không sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng nay cũng đầu tư vào thực phẩm sạch. Đây là tín hiệu đáng mừng hay đáng lo?
Nhận định về vấn đề này cần phân tách ra các đối tượng và phân tích các hành vi khác nhau. Tôi thấy người ta khen những người trồng rau trên sân thượng, trên ban công nhà để ăn. Nhưng khi xã hội đang tiến lên nền sản xuất hàng hóa, thì họ lại trở về tự cung tự cấp, vì không tin vào xã hội thì là tín hiệu vô cùng xấu, chứ không phải là tốt. Thứ hai, một số đại gia về bất động sản, trồng rau để phục vụ cho những người mua căn hộ, mua chung cư, thậm chí họ khuyến mại cho khách hàng mua nhà mấy năm không phải mua rau. Đấy là cách thức để thu hút khách hàng, quảng bá cho sản phẩm chính, nói nôm na là để “làm hàng” cho sản phẩm chính là bất động sản”. Nhóm đối tượng thứ ba là các DN đầu tư vì một nền nông nghiệp sạch, thì là điều đáng mừng và nên ủng hộ. Nông dân không lo những DN lớn đầu tư vào nông nghiệp, vì DN không thể làm một mình được, họ sẽ tìm cách lôi kéo nông dân cùng làm. Người nông dân, các HTX sẽ trở thành vệ tinh của của các DN. Nhà nước nên khuyến khích loại hình này, bởi vừa giúp xử lý lo ngại mất ATTP, vừa tạo ra được những chuỗi sản xuất nông sản bền vững, đem lại việc làm cho nông dân. Ông là một trong những người chắp bút viết Đề án Chương trình nông thôn mới. Nay ở nhiều xã, huyện đã được công nhận nông thôn mới, nhưng nông dân vẫn sản xuất ra những nông sản mất ATTP. Dường như tiêu chí nông thôn mới chưa đề cập đến đạo đức, trách nhiệm xã hội của nông dân trong sản xuất nông nghiệp?
Đúng, đây là vấn đề lớn. Nông thôn mới là phải có con người mới, nông dân mới. Nông dân mới là phải được đời sống mới, có nhận thức mới, văn hóa mới, tức là bao gồm cả đạo đức làm người của người Việt Nam chân chính. Trong Bộ tiêu chí chỉ ghi chung chung, chứ không thể ghi liệt kê cụ thể, nhưng chúng tôi có tiêu chí về văn hóa. Trong nội hàm đời sống văn hóa, nhất định phải có yếu tố đạo đức của người sản xuất. Khi thực thi bộ tiêu chí nông thôn mới, các cấp chính quyền phải hiểu rõ người nông dân có văn hóa là phải có đạo đức, bao gồm cả trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm đảm bảo an toàn. Thế nhưng, dường như các địa phương đã quên đi yếu tố này. Tôi đã đến một số nơi, trong một vườn rau của một hộ, một luống trồng để ăn thì không phun thuốc bảo vệ thực vật, 3 luống để bán thì phun hóa chất bừa bãi. Hiện nay, vai trò của các đoàn thể ở nông thôn trong vấn đề tuyên truyền giáo dục người dân rất kém. Hội phụ nữ biết, hội nông dân biết, đoàn thanh niên biết, thế nhưng khi nhìn thấy nông dân có hành vi canh tác sai trái như vậy, họ lờ đi, không nhắc nhở. Thậm chí trong một gia đình, bố mẹ biết con làm việc đó nhưng không nói. Các cấp chính quyền và các đoàn thể phải tuyên truyền giáo dục nông dân đừng mù quáng chạy theo lợi nhuận rồi đầu độc dân tộc mình. Xã nào mà còn nhiều nông dân sản xuất nông sản mất ATTP, thì chưa thể nói là hoàn thành tiêu chí văn hóa khi xét công nhận nông thôn mới.
Chu Khôi