Nửa năm, giới đầu tư mua hơn 500 tấn vàng
Sự kiện Brexit đã bổ sung thêm “sinh lực” cho giá vàng vốn dĩ đã được hỗ trợ bởi việc FED trì hoãn tăng lãi suất đồng USD
Khối lượng vàng mà các nhà đầu tư nắm giữ thông qua các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) trên toàn cầu đã tăng hơn 500 tấn kể từ khi chạm đáy vào tháng 1 năm nay. Đây được xem là một tín hiệu cho thấy những lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục hoãn tăng lãi suất, và việc nước Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Theo hãng tin Bloomberg, riêng trong phiên ngày thứ 6 tuần trước, khối lượng vàng do các ETF nắm giữ đã tăng thêm 6,6 tấn, đạt mức 1.959,1 tấn, so với mức đáy 1,458,1 tấn vào hôm 6/1. Tuần trước, các ETF vàng mua ròng 37 tấn vàng trong bối cảnh thị trường toàn cầu “hoảng loạn” vì Brexit. Trong 6 tháng đầu năm, có 5 tháng các ETF mua ròng vàng.
Trong tháng 6, giá vàng thế giới đã leo lên mức cao nhất trong hơn 2 năm. Sự kiện Brexit đã bổ sung thêm “sinh lực” cho giá vàng vốn dĩ đã được hỗ trợ bởi việc FED trì hoãn tăng lãi suất đồng USD, cũng như môi trường lãi suất âm tại châu Âu và Nhật Bản.
Sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit của Anh, nhiều ngân hàng lớn bao gồm Goldman Sachs đã tăng dự báo giá vàng. Tháng trước, Goldman Sachs đã tăng giá vàng mục tiêu trong 3, 6, và 12 tháng tới thêm 100 USD/oz. Ngân hàng OCBC của Singapore đặt ra khả năng giá vàng lên 1.400 USD/oz.
Trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC, ông Juerg Kiener, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc đầu tư tại Singapore của công ty quản lý quỹ Swiss Asia Capital, dự báo giá vàng sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trong vòng 18 tháng tới. Mức giá kỷ lục mọi thời đại của kim loại quý này là mức hơn 1.900 USD/oz thiết lập hồi tháng 8/2011.
Chiều ngày 4/7, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á đứng trên 1.350 USD/oz, cách không xa mức gần 1.360 USD/oz, cao nhất từ tháng 4/2014, thiết lập vào tuần trước.
“Môi trường lợi suất trái phiếu chính phủ giảm thấp, và bất ổn gia tăng trên các thị trường tài chính do một số diễn biến địa chính trị quan trọng đã làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng với tư cách một kênh đầu tư cũng như tài sản an toàn”, chuyên gia kinh tế Vyanne Lai thuộc National Australia Bank nhận định.
Bà Lai nhấn mạnh, kỳ vọng suy giảm của thị trường về việc FED sớm tăng lãi suất đang mở ra dư địa lớn hơn cho sự tăng giá của vàng.
Khối lượng vàng cho các ETF đã đạt đỉnh ở mức 2.632,5 tấn vào năm 2012 khi các ngân hàng trung ương lớn đẩy mạnh các biện pháp để hồi sinh tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mức nắm giữ của các ETF vàng ở thời điểm hiện nay đang cao nhất từ tháng 8/2013.
Tuần trước, Phó chủ tịch FED Stanley Fischer phát tín hiệu ngân hàng trung ương này sẽ không có động thái nào trong cuộc họp tháng 7. Theo dữ liệu lãi suất tương lai được Bloomberg theo dõi, các nhà đầu tư đang đặt cược 0% vào khả năng FED tăng lãi suất trong tháng 7, và chỉ 12% cho một động thái tăng lãi suất vào tháng 12.
Theo hãng tin Bloomberg, riêng trong phiên ngày thứ 6 tuần trước, khối lượng vàng do các ETF nắm giữ đã tăng thêm 6,6 tấn, đạt mức 1.959,1 tấn, so với mức đáy 1,458,1 tấn vào hôm 6/1. Tuần trước, các ETF vàng mua ròng 37 tấn vàng trong bối cảnh thị trường toàn cầu “hoảng loạn” vì Brexit. Trong 6 tháng đầu năm, có 5 tháng các ETF mua ròng vàng.
Trong tháng 6, giá vàng thế giới đã leo lên mức cao nhất trong hơn 2 năm. Sự kiện Brexit đã bổ sung thêm “sinh lực” cho giá vàng vốn dĩ đã được hỗ trợ bởi việc FED trì hoãn tăng lãi suất đồng USD, cũng như môi trường lãi suất âm tại châu Âu và Nhật Bản.
Sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit của Anh, nhiều ngân hàng lớn bao gồm Goldman Sachs đã tăng dự báo giá vàng. Tháng trước, Goldman Sachs đã tăng giá vàng mục tiêu trong 3, 6, và 12 tháng tới thêm 100 USD/oz. Ngân hàng OCBC của Singapore đặt ra khả năng giá vàng lên 1.400 USD/oz.
Trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC, ông Juerg Kiener, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc đầu tư tại Singapore của công ty quản lý quỹ Swiss Asia Capital, dự báo giá vàng sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trong vòng 18 tháng tới. Mức giá kỷ lục mọi thời đại của kim loại quý này là mức hơn 1.900 USD/oz thiết lập hồi tháng 8/2011.
Chiều ngày 4/7, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á đứng trên 1.350 USD/oz, cách không xa mức gần 1.360 USD/oz, cao nhất từ tháng 4/2014, thiết lập vào tuần trước.
“Môi trường lợi suất trái phiếu chính phủ giảm thấp, và bất ổn gia tăng trên các thị trường tài chính do một số diễn biến địa chính trị quan trọng đã làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng với tư cách một kênh đầu tư cũng như tài sản an toàn”, chuyên gia kinh tế Vyanne Lai thuộc National Australia Bank nhận định.
Bà Lai nhấn mạnh, kỳ vọng suy giảm của thị trường về việc FED sớm tăng lãi suất đang mở ra dư địa lớn hơn cho sự tăng giá của vàng.
Khối lượng vàng cho các ETF đã đạt đỉnh ở mức 2.632,5 tấn vào năm 2012 khi các ngân hàng trung ương lớn đẩy mạnh các biện pháp để hồi sinh tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mức nắm giữ của các ETF vàng ở thời điểm hiện nay đang cao nhất từ tháng 8/2013.
Tuần trước, Phó chủ tịch FED Stanley Fischer phát tín hiệu ngân hàng trung ương này sẽ không có động thái nào trong cuộc họp tháng 7. Theo dữ liệu lãi suất tương lai được Bloomberg theo dõi, các nhà đầu tư đang đặt cược 0% vào khả năng FED tăng lãi suất trong tháng 7, và chỉ 12% cho một động thái tăng lãi suất vào tháng 12.