“Nút thắt” giải phóng mặt bằng
Có dự án, nhà thầu phải “bỏ của chạy lấy người” vì giải phóng mặt bằng quá chậm
Thời gian qua, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án giao thông khiến các nhà thầu hết sức lo lắng.
Có dự án, nhà thầu phải “bỏ của chạy lấy người” vì giải phóng mặt bằng quá chậm, giá công trình đội lên cao gấp vài lần so với trước. Đây là “nút thắt” không dễ giải quyết trong một sớm một chiều.
Một trong những kỷ lục trong giải phóng mặt bằng, phải nhắc đến đường vành đai 3 Hà Nội, sau hơn 10 năm, tháng 10/2009, nút thắt này mới được tháo gỡ. Chính công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ nên đến thời điểm này, việc thi công giai đoạn 1 vẫn chưa thể hoàn thành.
Theo đúng kế hoạch vào giữa tháng 4/2010, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành khởi công xây dựng dự án đường vành đai 3 giai đoạn 2 (đoạn Mai Dịch - Pháp Vân). Chỉ hơn 10 km, nhưng 10 năm chưa thể hoàn thành...
Tại Hà Nội, không chỉ riêng đường vành đai 3, nhiều dự án xây dựng công trình giao thông trọng điểm cũng đang gặp khó như cầu Nhật Tân, nhà ga T2 Nội Bài, đường 32, đường Hà Nội - Thái Nguyên, Cao tốc Nội Bài - Vĩnh Phúc.
Dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn 2 chính thức khởi công từ tháng 10/2009, hiện mới chỉ tìm được nhà thầu thi công 2/3 gói thầu xây lắp. Gói thầu còn lại các nhà thầu đều lo giải phóng mặt bằng chậm trễ.
Không chỉ có Hà Nội, Tp.HCM mà tại nhiều tỉnh, thành cả nước, công tác giải phóng mặt bằng đang là vấn đề nan giải. Ngày 26/4, đại diện Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết: đối với dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Vĩnh Phúc, mặc dù chủ đầu tư đã giao đủ tiền đền bù và các chế độ bổ sung hỗ trợ khác, nhưng do các khu tái định cư vẫn còn rất ngổn ngang nên người dân chưa thể bàn giao mặt bằng.
Tình trạng tiến độ các khu tái định cư “chạy sau” tiến độ đền bù như tại Vĩnh Phúc không phải là cá biệt. Báo cáo mới nhất cho thấy, trên toàn tuyến vẫn còn tới 53/104 khu tái định cư tập trung chưa thể hoàn thành, dù VEC đã bàn giao tiểu dự án giải phóng mặt bằng cho các tỉnh trước thời điểm khởi công công trình cả năm trời.
Theo ông Nguyễn Ngọc Long - Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình giao thông, việc bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các khu đất nền phục vụ tái định cư là điều rất khó khăn đối với các địa phương nghèo. Đó là chưa kể do không bố trí được vốn, tiến độ triển khai các dự án ít khi đúng với quy hoạch.
Điều này dẫn tới tình trạng dự án cần các khu tái định cư sẵn có, nhưng địa phương phải chờ đến khi biết chắc được duyệt mới triển khai để tránh nguy cơ bỏ tiền đầu tư các khu tái định cư rồi mới phấp phỏng không biết bao giờ mới được triển khai.
Để xử lý ách tắc về giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 1665/TTg cho phép tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần giao cho địa phương tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, đáng lo ngại là hầu hết các địa phương lại không có bộ máy chuyên trách về giải phóng mặt bằng nên việc triển khai rất lúng túng. Một số cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng ở địa phương thiếu phẩm chất, thậm chí tiêu cực dẫn đến mất lòng tin của dân.
Một nguyên nhân khác là tâm lý phân biệt giữa công trình do địa phương quản lý và các công trình quốc gia đi qua địa bàn. Với các công trình của địa phương, gắn liền với quyền lợi của địa phương thì chính quyền những nơi này vào cuộc mạnh mẽ nhưng với các công trình quốc gia, quyền lợi không lớn nên nhiều cán bộ không thật sự tận tâm, tận lực.
Tình trạng phổ biến hiện nay là khi bắt đầu triển khai dự án, chủ đầu tư phải đôn đốc rất nhiều lần địa phương mới phối hợp.
Một bất cập khác nảy sinh trong thực tiễn đó là: quy định của Bộ Tài chính được trích 2% tổng kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng. Điều này hợp lý với các dự án có kinh phí giải phóng mặt bằng hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng thì chi phí để thực hiện là rất lớn.
Ngược lại với các dự án chỉ vài tỷ đồng thì số tiền để chi cho công tác tổ chức giải phóng mặt bằng thật sự không đáng kể. Trong khi đó, tất cả các thủ tục, quy trình vẫn phải đảm bảo, vẫn phải thành lập đủ các ban đền bù giải phóng mặt bằng....
Trước những tồn tại đó, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Hà Nội và Tp.HCM, được làm chủ các dự án giao thông trên địa bàn. Phương án này được cho là hợp lý, nhờ đó, sẽ tạo sự chỉ đạo nhất quán, quy về một đầu mối, giảm qua nhiều tầng nấc.
Đặc biệt, sẽ tạo sự phối hợp giải phóng mặt bằng và thi công nhịp nhàng (như khi có mặt bằng, nhà thầu phải chớp thời cơ thi công ngay) vì không phải qua bước thương thảo giữa chủ đầu tư và địa phương như trước. Điều này, đang được kỳ vọng sẽ mở ra “lối thoát” trong công tác giải phóng mặt bằng...
Có dự án, nhà thầu phải “bỏ của chạy lấy người” vì giải phóng mặt bằng quá chậm, giá công trình đội lên cao gấp vài lần so với trước. Đây là “nút thắt” không dễ giải quyết trong một sớm một chiều.
Một trong những kỷ lục trong giải phóng mặt bằng, phải nhắc đến đường vành đai 3 Hà Nội, sau hơn 10 năm, tháng 10/2009, nút thắt này mới được tháo gỡ. Chính công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ nên đến thời điểm này, việc thi công giai đoạn 1 vẫn chưa thể hoàn thành.
Theo đúng kế hoạch vào giữa tháng 4/2010, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành khởi công xây dựng dự án đường vành đai 3 giai đoạn 2 (đoạn Mai Dịch - Pháp Vân). Chỉ hơn 10 km, nhưng 10 năm chưa thể hoàn thành...
Tại Hà Nội, không chỉ riêng đường vành đai 3, nhiều dự án xây dựng công trình giao thông trọng điểm cũng đang gặp khó như cầu Nhật Tân, nhà ga T2 Nội Bài, đường 32, đường Hà Nội - Thái Nguyên, Cao tốc Nội Bài - Vĩnh Phúc.
Dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn 2 chính thức khởi công từ tháng 10/2009, hiện mới chỉ tìm được nhà thầu thi công 2/3 gói thầu xây lắp. Gói thầu còn lại các nhà thầu đều lo giải phóng mặt bằng chậm trễ.
Không chỉ có Hà Nội, Tp.HCM mà tại nhiều tỉnh, thành cả nước, công tác giải phóng mặt bằng đang là vấn đề nan giải. Ngày 26/4, đại diện Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết: đối với dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Vĩnh Phúc, mặc dù chủ đầu tư đã giao đủ tiền đền bù và các chế độ bổ sung hỗ trợ khác, nhưng do các khu tái định cư vẫn còn rất ngổn ngang nên người dân chưa thể bàn giao mặt bằng.
Tình trạng tiến độ các khu tái định cư “chạy sau” tiến độ đền bù như tại Vĩnh Phúc không phải là cá biệt. Báo cáo mới nhất cho thấy, trên toàn tuyến vẫn còn tới 53/104 khu tái định cư tập trung chưa thể hoàn thành, dù VEC đã bàn giao tiểu dự án giải phóng mặt bằng cho các tỉnh trước thời điểm khởi công công trình cả năm trời.
Theo ông Nguyễn Ngọc Long - Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình giao thông, việc bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các khu đất nền phục vụ tái định cư là điều rất khó khăn đối với các địa phương nghèo. Đó là chưa kể do không bố trí được vốn, tiến độ triển khai các dự án ít khi đúng với quy hoạch.
Điều này dẫn tới tình trạng dự án cần các khu tái định cư sẵn có, nhưng địa phương phải chờ đến khi biết chắc được duyệt mới triển khai để tránh nguy cơ bỏ tiền đầu tư các khu tái định cư rồi mới phấp phỏng không biết bao giờ mới được triển khai.
Để xử lý ách tắc về giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 1665/TTg cho phép tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần giao cho địa phương tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, đáng lo ngại là hầu hết các địa phương lại không có bộ máy chuyên trách về giải phóng mặt bằng nên việc triển khai rất lúng túng. Một số cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng ở địa phương thiếu phẩm chất, thậm chí tiêu cực dẫn đến mất lòng tin của dân.
Một nguyên nhân khác là tâm lý phân biệt giữa công trình do địa phương quản lý và các công trình quốc gia đi qua địa bàn. Với các công trình của địa phương, gắn liền với quyền lợi của địa phương thì chính quyền những nơi này vào cuộc mạnh mẽ nhưng với các công trình quốc gia, quyền lợi không lớn nên nhiều cán bộ không thật sự tận tâm, tận lực.
Tình trạng phổ biến hiện nay là khi bắt đầu triển khai dự án, chủ đầu tư phải đôn đốc rất nhiều lần địa phương mới phối hợp.
Một bất cập khác nảy sinh trong thực tiễn đó là: quy định của Bộ Tài chính được trích 2% tổng kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng. Điều này hợp lý với các dự án có kinh phí giải phóng mặt bằng hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng thì chi phí để thực hiện là rất lớn.
Ngược lại với các dự án chỉ vài tỷ đồng thì số tiền để chi cho công tác tổ chức giải phóng mặt bằng thật sự không đáng kể. Trong khi đó, tất cả các thủ tục, quy trình vẫn phải đảm bảo, vẫn phải thành lập đủ các ban đền bù giải phóng mặt bằng....
Trước những tồn tại đó, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Hà Nội và Tp.HCM, được làm chủ các dự án giao thông trên địa bàn. Phương án này được cho là hợp lý, nhờ đó, sẽ tạo sự chỉ đạo nhất quán, quy về một đầu mối, giảm qua nhiều tầng nấc.
Đặc biệt, sẽ tạo sự phối hợp giải phóng mặt bằng và thi công nhịp nhàng (như khi có mặt bằng, nhà thầu phải chớp thời cơ thi công ngay) vì không phải qua bước thương thảo giữa chủ đầu tư và địa phương như trước. Điều này, đang được kỳ vọng sẽ mở ra “lối thoát” trong công tác giải phóng mặt bằng...