14:20 02/07/2015

Ở nhà chồng nuôi…

PV

Nếu như việc chỉ tập trung vào đứa con có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần của các bà mẹ, thì tại sao nhiều phụ nữ lại chấp nhận như vậy? Đơn giản là, họ nghĩ điều đó khiến họ trở thành người mẹ tốt hơn, nên họ sẵn sàng hy sinh nhằm đảm bảo đem lại cho con những điều tốt đẹp nhất. Nhưng với cuộc sống hôn nhân nói chung, phụ nữ ở nhà nội trợ có phải là giải pháp đúng đắn? Sau khi sinh con, nhiều người chồng không tin tưởng vào việc giao con cho giúp việc hay bảo mẫu, nên đã đề nghị vợ mình “nghỉ làm, ở nhà trông con”. Thuyết phục chồng để được đi làm trở lại là vấn đề khá khó khăn, nhất là khi bạn gặp phải ông chồng độc đoán. Sợ hãi, “yếu thế”, đành phải nghe lời chồng, chấp nhận bỏ việc ở nhà chăm sóc con… Đó sẽ là suy nghĩ cực đoan nếu thực tâm bạn không muốn từ bỏ công việc để thành bà nội trợ.  Những lý do khiến việc “nghỉ làm” trở nên không cần thiết Hãy nhớ, khi con của bạn còn nhỏ, chúng có thể cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt hơn của mẹ. Nhưng lớn hơn một chút, trẻ không chỉ cần mẹ mà còn cần tới một môi trường rộng lớn với nhiều bạn đồng lứa để cùng chơi và học tập. Đó là một lý do bạn có thể nói với chồng, để anh ấy hiểu là bạn không phải người duy nhất cần cho con khi chúng đã lớn.
Nếu chồng bạn thuộc vào loại có chức quyền, bảnh bao thành đạt… thì bạn càng cần phải biết làm đẹp để giữ thể diện cho chồng và quan trọng là để giữ chồng tránh xa các “tín hiệu” khác.
Khi con đã đi học, phải dành nhiều thời gian cho việc học tập ở trường hơn thì lúc đó, rõ ràng bạn đã có nhiều thời gian rảnh. Lý do “em nên ở nhà chăm sóc con cái” của chồng lúc này không còn thích hợp. Và nếu bạn vẫn tiếp tục “tuân lệnh” chồng, thì có thể hiểu vấn đề là ở bạn: Bạn đang cố làm chồng hạnh phúc bằng việc “nghe lời” thì đúng hơn. Khi ấy hãy nghĩ thêm một bước: Có hợp lý không nếu trong gia đình, người mẹ luôn cố gắng để làm hài lòng tất cả mọi người bằng cách hi sinh hoàn toàn quyền lợi của mình? Và liệu các con của bạn có hoàn toàn vui vẻ không khi chúng lớn lên và dần hiểu ra rằng, chúng có một người mẹ rất hi sinh, chịu đựng, với sống cuộc sống buồn bã, tẻ nhạt và một người cha “độc đoán”? Con cái luôn cần được khuyến khích, cổ vũ để học tập và phát triển mọi khả năng. Chúng chỉ có thể cảm nhận được điều đó khi có một người mẹ vui vẻ, năng động, nhanh nhạy và thức thời. Một điều hoàn toàn dễ nhận thấy là con trẻ thường cảm thấy tự hào, thoải mái hơn khi mẹ chúng đi làm, có công việc ổn định mà vẫn hoàn thành tốt vai trò một người mẹ. Hơn nữa, con cái luôn có mẹ kề bên, luôn được chăm sóc quá kỹ càng thường có xu hướng sống ích kỷ và đề cao bản thân quá mức.  Nếu bạn hoàn toàn vui vẻ với cuộc sống của bà nội trợ (thực ra vẫn nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định quan trọng này) thì bạn có thể làm theo ý muốn của chồng. Tuy nhiên, nếu bạn còn cảm giác phân vân, hãy tìm những công việc bán thời gian, công việc có thể làm tại nhà. Đừng ngại ngần bày tỏ với chồng suy nghĩ và cảm xúc của bạn trước quyết định đi làm hay ở nhà. Nếu bạn e ngại, né tránh một cuộc nói chuyện nghiêm túc, có thể hiện tại, bạn “tạm” làm chồng hài lòng nhưng quãng thời gian đó rất ngắn ngủi, không ai có thể vui được khi ở bên một người vợ luôn buồn phiền, lo lắng và có cảm giác bị hi sinh quá mức hoặc stress với việc chỉ ở nhà chăm sóc con cái, vun vén nhà cửa. Gia đình hạnh phúc khi bạn hạnh phúc! Thực tế là, cũng có một số chị em “nhẹ dạ cả tin” nghe chồng, mẹ chồng từ bỏ ước mơ và sự nghiệp của mình để ở nhà làm nghĩa vụ của người vợ, người mẹ và người con dâu hiếu thảo. Và họ đang dần bị thu hẹp khoảng cách với thế giới bên ngoài, từ sáng đến tối chỉ có quẩn quanh bên con. Ở nhà chăm con, sẽ khiến cho người phụ nữ không chăm lo cho chính bản thân một cách cẩn thận, không có thời gian tụ tập bạn bè. Đôi khi chính đứa con sẽ làm bạn từ một thiếu nữ xinh đẹp thành một bà cô lắm điều, thô kệch. Và bạn chắc cũng không dám đảm bảo liệu khi chồng nhìn thấy một bà nội trợ đúng nghĩa, đầu tóc không kịp chải, quần áo chỉ thấy toàn bột của con thì có còn quan tâm đến mình nữa không? Nếu chồng bạn thuộc vào loại có chức quyền, bảnh bao thành đạt… thì bạn càng cần phải biết làm đẹp để giữ thể diện cho chồng và quan trọng là để giữ chồng tránh xa các “tín hiệu” khác. Hơn nữa, việc đi làm không chỉ giúp ích cho chính bản thân bạn, mà còn có lợi cho việc giáo dục con cái của bạn. Tại sao lại vậy? Đơn giản thôi vì khi bước ra khỏi cánh cổng nhà, bạn đã có cơ hội dung nạp vô số thông tin hữu ích, và từ những thứ bạn được học hỏi hằng ngày bên ngoài xã hội, bạn sẽ dạy và nuôi con tốt hơn. Con cái đôi khi chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress hay nặng hơn là chứng tự kỉ ở người phụ nữ sau sinh. Cả ngày chỉ biết quanh quẩn bên con, lúc nào đầu óc cũng quay cuồng vì con thì đến một lúc nào đó đầu bạn sẽ bị nổ tung. Con khiến mẹ stress, sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm trạng của mẹ và đôi khi mẹ sẽ dùng chính con để trút bỏ tâm trạng đó. Con bạn, chồng bạn sẽ hạnh phúc được không, nếu như chính bạn – người phụ nữ trung tâm của ngôi nhà – cảm thấy không hạnh phúc? Nhiều người cho rằng, mẹ con càng gần nhau thì tình cảm mẫu tử sẽ càng gắn bó. Dù bạn có ở rất gần con mà lại đối xử không tốt với con thì cũng vô nghĩa, quan trọng vẫn là tình cảm và hành động bạn dành cho con. Đôi khi việc mẹ lúc nào cũng ở bên con, sẽ khiến con dễ bị lệ thuộc. Chính vì từ nhỏ luôn có mẹ ở bên, nên khi đến tuổi đi học, con sẽ khó mà tách ra khỏi mẹ.  Điều cuối cùng và cũng là rất quan trọng trước khi bạn đưa ra quyết định ở nhà hoặc tiếp tục đi làm sau khi có con đó là: Nếu bạn biết yêu thương bản thân đúng mức, dung hoà được công việc ngoài xã hội và vai trò người vợ, người mẹ thì bạn sẽ là hình mẫu lý tưởng để con gái của bạn học tập và noi theo khi cô bé lớn lên và đủ hiểu biết, đủ nhận thức về cuộc sống. Là một bà mẹ đảm đang, một phụ nữ thành công trong công việc chắc chắn cũng sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn khi đứng trước chồng và các con mình, phải không?

Lục Ý