Obama lo ngại Tập Cận Bình, chê Putin
Theo người đứng đầu Nhà Trắng, sự tập trung quyền lực trong tay ông Tập đang khiến các nước láng giềng lo ngại
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tập trung quyền lực nhanh hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua. Nhưng theo người đứng đầu Nhà Trắng, sự tập trung quyền lực này của ông Tập đang khiến các nước láng giềng lo ngại.
Hãng tin Reuters cho biết, phát biểu tại diễn đàn Bàn tròn Kinh doanh (Business Rountable) với sự tham gia của giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ hôm qua (3/12), ông Obama nhận định, ông Tập Cận Bình đã giành được sự kính nể chỉ trong một thời gian ngắn sau khi lên nắm quyền.
“Ông ấy tập trung được quyền lực nhanh hơn và toàn diện hơn so với có lẽ bất kỳ nhà lãnh đạo nào từ thời Đặng Tiểu Bình”, ông Obama nói. Đặng Tiểu Bình lãnh đạo Trung Quốc trong thời gian 1978-1982.
“Và bất kỳ ai ở Trung Quốc cũng ấn tượng trước ảnh hưởng của ông ấy chỉ sau một năm rưỡi, hai năm”, ông Obama nhận xét.
Tuy vậy, Tổng thống Mỹ nói rằng, sự tập trung quyền lực trong tay nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng có những mặt tiêu cực.
“Có những mối hiểm nguy trong vấn đề này… Ông ấy [Tập Cận Bình] vận dụng chủ nghĩa dân tộc làm các nước láng giềng lo ngại”, ông Obama nói và nhấn mạnh vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển trong khu vực.
“Nhưng mặt khác, tôi cho rằng, họ [Trung Quốc] có mối quan tâm lớn tới việc duy trì mối quan hệ tốt với Mỹ. Và chuyến thăm của tôi cho thấy việc họ mong muốn quản lý hiệu quả mối quan hệ này”.
Mới tháng trước, ông Obama và ông Tập đã gặp nhau tại thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Bắc Kinh.
Theo ông Obama, nước Mỹ muốn cho Trung Quốc thấy rằng Washington muốn có một mối quan hệ mang tính xây dựng và đôi bên cùng có lợi, song song với việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại như an ninh mạng. Ông khẳng định Mỹ có thể quản lý được mối quan hệ với Trung Quốc theo hướng có lợi cho thế giới.
Khi đề cập tới nước Nga và Tổng thống Vladimir Putin, Obama tỏ ra kém lạc quan hơn.
“Ông ấy [Putin] đã biến mình thành một người theo chủ nghĩa dân tộc, áp dụng một cách tiếp cận tụt hậu trong chính sách của nước Nga, khiến các nước láng giềng quan ngại, và khiến kinh tế Nga thiệt hại”, ông Obama nói.
“Thách thức nằm ở chỗ, cách làm này đem lại lợi ích về mặt chính trị cho ông ấy ở Nga, nhưng lại cô lập Nga hoàn toàn khỏi cộng đồng quốc tế”, ông Obama nhận xét.
Hãng tin Reuters cho biết, phát biểu tại diễn đàn Bàn tròn Kinh doanh (Business Rountable) với sự tham gia của giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ hôm qua (3/12), ông Obama nhận định, ông Tập Cận Bình đã giành được sự kính nể chỉ trong một thời gian ngắn sau khi lên nắm quyền.
“Ông ấy tập trung được quyền lực nhanh hơn và toàn diện hơn so với có lẽ bất kỳ nhà lãnh đạo nào từ thời Đặng Tiểu Bình”, ông Obama nói. Đặng Tiểu Bình lãnh đạo Trung Quốc trong thời gian 1978-1982.
“Và bất kỳ ai ở Trung Quốc cũng ấn tượng trước ảnh hưởng của ông ấy chỉ sau một năm rưỡi, hai năm”, ông Obama nhận xét.
Tuy vậy, Tổng thống Mỹ nói rằng, sự tập trung quyền lực trong tay nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng có những mặt tiêu cực.
“Có những mối hiểm nguy trong vấn đề này… Ông ấy [Tập Cận Bình] vận dụng chủ nghĩa dân tộc làm các nước láng giềng lo ngại”, ông Obama nói và nhấn mạnh vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển trong khu vực.
“Nhưng mặt khác, tôi cho rằng, họ [Trung Quốc] có mối quan tâm lớn tới việc duy trì mối quan hệ tốt với Mỹ. Và chuyến thăm của tôi cho thấy việc họ mong muốn quản lý hiệu quả mối quan hệ này”.
Mới tháng trước, ông Obama và ông Tập đã gặp nhau tại thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Bắc Kinh.
Theo ông Obama, nước Mỹ muốn cho Trung Quốc thấy rằng Washington muốn có một mối quan hệ mang tính xây dựng và đôi bên cùng có lợi, song song với việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại như an ninh mạng. Ông khẳng định Mỹ có thể quản lý được mối quan hệ với Trung Quốc theo hướng có lợi cho thế giới.
Khi đề cập tới nước Nga và Tổng thống Vladimir Putin, Obama tỏ ra kém lạc quan hơn.
“Ông ấy [Putin] đã biến mình thành một người theo chủ nghĩa dân tộc, áp dụng một cách tiếp cận tụt hậu trong chính sách của nước Nga, khiến các nước láng giềng quan ngại, và khiến kinh tế Nga thiệt hại”, ông Obama nói.
“Thách thức nằm ở chỗ, cách làm này đem lại lợi ích về mặt chính trị cho ông ấy ở Nga, nhưng lại cô lập Nga hoàn toàn khỏi cộng đồng quốc tế”, ông Obama nhận xét.