Oculus, cú sai lầm 2 tỷ USD của Facebook?
Vào năm 2014, mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook chi 2 tỷ USD để mua lại nền tảng thực tế ảo (VR) Oculus
Vào năm 2014, mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook chi 2 tỷ USD để mua lại nền tảng thực tế ảo (VR) Oculus.
Nhưng theo đánh giá của hãng tin CNBC, không giống những vụ thâm tóm lớn khác của Facebook như vụ mua Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012 hay vụ mua WhatsApp với giá 19 tỷ USD vào năm 2014, Oculus đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt gì cho Facebook.
Trong khi chiếc kính Oculus Gear VR thực chất được “biếu không” kèm điện thoại thông minh (smartphone) Samsung, chiếc kính Oculus Rift đắt hơn bán khá chậm. Theo số liệu từ công ty phân tích thị trường công nghệ Canalys, Facebook bán được chưa đến 400.000 đơn vị sản phẩm Oculus Rift trong năm nay, kém hơn cả doanh số của HTC Vive và Sony PlayStation VR. Trong đó, Sony PlayStation VR đã bán đã bán được hơn 1 triệu chiếc.
Ngày 11/10, Facebook trình làng chiếc Oculus Go giá 199 USD, một chiếc kính thực tế ảo mà hãng dự kiến bắt đầu có mặt trên thị trường vào năm sau. Không giống như các loại kính thực tế ảo khác, thiết bị mới này không đòi hỏi phải kết nối với smartphone hay máy tính để có thể sử dụng.
Trong khi giới thiệu Go, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg nói sản phẩm này nhằm lấp khoảng trống giữa chiếc Gear VR giá rẻ và chiếc Rift đắt tiền hơn.
Theo CNBC, Go có thẻ nằm trong kế hoạch của Facebook nhằm thu hút một lượng lớn hơn người dùng kính thực tế ảo, bởi người tiêu dùng nói chung khó có chuyện đổ xô đi mua máy tính chơi game và một chiếc kính thực tế ảo giá 400 USD như Rift.
Facebook chưa bao giờ công bố doanh số cụ thể của các thiết bị thực tế ảo, nhưng theo CNBC, có vẻ như công ty vẫn đang mò mẫm đi tìm sự kết hợp đúng đắn giữa tính năng và giá sản phẩm để giúp Oculus tạo nên một cơn sốt.
Cũng trong lần giới thiệu sản phẩm này, Zuckerberg tuyên bố giảm hẳn giá bán Oculus Rift xuống còn 399 USD. Trước đó, giá thiết bị này đã giảm từ 599 USD vào lúc mới ra mắt xuống còn 499 USD. Vào mùa hè năm nay, Facebook cũng đã có một đợt giảm giá tạm thời (sale) Rift ở mức giá 399 USD, kèm bộ điều khiển.
Việc giảm giá sẽ là không cần thiết nếu Facebook thực sự có doanh số tốt với thiết bị này.
Có nhiều lý do khiến Facebook chưa gặt hái được thành công với kính thực tế ảo, bao gồm việc đa số người tiêu dùng không muốn đeo cặp kính công nghệ “to bự” trong các cuộc vui với bạn bè. Ngoài ra, cũng chưa có những ứng dụng trên các thiết bị này đủ sức thu hút một lượng lớn người mua.
Nhưng cũng phải nói rằng lĩnh vực thực tế ảo mới chỉ đang ở giai đoạn đầu phát triển và một số công ty như Sony cũng đã khá thành công. Canalys dự báo đến năm 2020 thị trường kính thực tế ảo sẽ đạt doanh số 20 triệu chiếc mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với việc Facebook vẫn còn thời gian để thuyết phục người tiêu dùng.
Trên thực tế, lượng người dùng Instagram đã tăng bùng nổ từ 30 triệu người khi Facebook mua lại mạng này vào năm 2012 lên mức hơn 800 triệu người hiện nay. Lượng người dùng WhatsApp tăng từ 450 triệu khi Facebook thâu tóm ứng dụng này vào năm 2014 lên mức hơn 1,3 tỷ người hiện nay.
Nhưng theo đánh giá của hãng tin CNBC, không giống những vụ thâm tóm lớn khác của Facebook như vụ mua Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012 hay vụ mua WhatsApp với giá 19 tỷ USD vào năm 2014, Oculus đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt gì cho Facebook.
Trong khi chiếc kính Oculus Gear VR thực chất được “biếu không” kèm điện thoại thông minh (smartphone) Samsung, chiếc kính Oculus Rift đắt hơn bán khá chậm. Theo số liệu từ công ty phân tích thị trường công nghệ Canalys, Facebook bán được chưa đến 400.000 đơn vị sản phẩm Oculus Rift trong năm nay, kém hơn cả doanh số của HTC Vive và Sony PlayStation VR. Trong đó, Sony PlayStation VR đã bán đã bán được hơn 1 triệu chiếc.
Ngày 11/10, Facebook trình làng chiếc Oculus Go giá 199 USD, một chiếc kính thực tế ảo mà hãng dự kiến bắt đầu có mặt trên thị trường vào năm sau. Không giống như các loại kính thực tế ảo khác, thiết bị mới này không đòi hỏi phải kết nối với smartphone hay máy tính để có thể sử dụng.
Trong khi giới thiệu Go, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg nói sản phẩm này nhằm lấp khoảng trống giữa chiếc Gear VR giá rẻ và chiếc Rift đắt tiền hơn.
Theo CNBC, Go có thẻ nằm trong kế hoạch của Facebook nhằm thu hút một lượng lớn hơn người dùng kính thực tế ảo, bởi người tiêu dùng nói chung khó có chuyện đổ xô đi mua máy tính chơi game và một chiếc kính thực tế ảo giá 400 USD như Rift.
Facebook chưa bao giờ công bố doanh số cụ thể của các thiết bị thực tế ảo, nhưng theo CNBC, có vẻ như công ty vẫn đang mò mẫm đi tìm sự kết hợp đúng đắn giữa tính năng và giá sản phẩm để giúp Oculus tạo nên một cơn sốt.
Cũng trong lần giới thiệu sản phẩm này, Zuckerberg tuyên bố giảm hẳn giá bán Oculus Rift xuống còn 399 USD. Trước đó, giá thiết bị này đã giảm từ 599 USD vào lúc mới ra mắt xuống còn 499 USD. Vào mùa hè năm nay, Facebook cũng đã có một đợt giảm giá tạm thời (sale) Rift ở mức giá 399 USD, kèm bộ điều khiển.
Việc giảm giá sẽ là không cần thiết nếu Facebook thực sự có doanh số tốt với thiết bị này.
Có nhiều lý do khiến Facebook chưa gặt hái được thành công với kính thực tế ảo, bao gồm việc đa số người tiêu dùng không muốn đeo cặp kính công nghệ “to bự” trong các cuộc vui với bạn bè. Ngoài ra, cũng chưa có những ứng dụng trên các thiết bị này đủ sức thu hút một lượng lớn người mua.
Nhưng cũng phải nói rằng lĩnh vực thực tế ảo mới chỉ đang ở giai đoạn đầu phát triển và một số công ty như Sony cũng đã khá thành công. Canalys dự báo đến năm 2020 thị trường kính thực tế ảo sẽ đạt doanh số 20 triệu chiếc mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với việc Facebook vẫn còn thời gian để thuyết phục người tiêu dùng.
Trên thực tế, lượng người dùng Instagram đã tăng bùng nổ từ 30 triệu người khi Facebook mua lại mạng này vào năm 2012 lên mức hơn 800 triệu người hiện nay. Lượng người dùng WhatsApp tăng từ 450 triệu khi Facebook thâu tóm ứng dụng này vào năm 2014 lên mức hơn 1,3 tỷ người hiện nay.