Ông chủ tên Cường
15 tuổi đã phải nghỉ học để lênh đênh trên những chuyến tàu vượt tuyến lửa chở hàng vào Nghệ An, Thanh Hoá
15 tuổi đã phải nghỉ học để lênh đênh trên những chuyến tàu vượt tuyến lửa chở hàng vào Nghệ An, Thanh Hoá.
Bằng cấp duy nhất trong cuộc đời ông có được là cái chứng chỉ thuyền trưởng tàu vận tải nhẹ được cấp năm 1976, còn lại tất tần tật đều học ở trường đời
Cường bắt đầu cuộc sống trên tàu lúc tròn 15 tuổi. Chương trình lớp 7 mới học được bốn tháng thì mẹ bảo phải nghỉ học, 9 anh em, các anh lớn lúc ấy đã đi bộ đội, mẹ lại đang mang thêm đứa em út. Mỗi chuyến tàu chở gạo từ Nam Định đi Nghệ An, Thanh Hoá thường phải mất đến hai tháng. Lênh đênh từ Kim Sơn qua Ninh Cơ, sông Đáy... cứ đêm đi, ngày thì giấu thuyền vào các cửa lạch, chặt lá phủ lên nguỵ trang.
"Đó là những năm 1972, ở nhà cứ xác định đi là chết, mọi người đều được làm lễ truy điệu trước". Nhiều lần máy bay địch thả bom như trấu, mấy tuần liền không qua nổi cầu Hàm Rồng, Cường mất gần... nửa ký thịt đùi cũng trong một trận bom năm ấy.
Anh kể, có một lần tiếp xúc với ông chủ của một tập đoàn Hàn Quốc. Đó là một tỉ phú dù chỉ hơn anh hai tuổi. Ông ta hỏi anh về điểm xuất phát, ngớ người, anh chỉ biết kể về chuyến đi buôn đầu đời của mình: "Những năm đó, mặt hàng nào cũng là hàng quốc cấm. Thường cứ chở gạo xong quay trở về tới Kim Sơn chờ lấy phiếu chở đá là tàu hết gạo. Đây là trạm trung chuyến hàng đi các nơi nên nhiều thuyền cũng hay lấy trộm một ít phân bón đem bán"...
Nghe lời mẹ, anh cuốc bộ về quê cách đó hơn 45 cây số hỏi vay mấy bà bác làm nghề khâu nón một món tiền. Nổi tiếng biết cách làm người khác tin tưởng, đi từ 4 giờ sáng đến 7 giờ tối cậu bé cũng đem về được số tiền đủ mua 3 tạ đạm để đem về bán lại cho người dân ở dưới quê.
Sau này, kinh nghiệm hơn, cứ trước mỗi chuyến đi anh đều vay tiền từ trước và thường lén mẹ mua thêm 10-15 cân rồi đến 1-2 tạ bán để dành riêng. Đến năm 1975, khi bị mẹ phát hiện ra thì Cường đã có đủ tiền để mua 7 tạ đạm, anh bảo mẹ chừng đó đủ để làm vốn và từ đó không còn phải đi vay nợ nữa...
Năm 1976, sau khi được HTX cho đi học thuyền trưởng, anh được giao một chiếc thuyền 6 tấn chở cát đá cho đội lao động XHCN nhưng một thời gian cũng hết việc làm. Trong một lần mò cua bắt ốc, tình cờ phát hiện ra một chiếc tàu xi măng lưới sắt cũ gãy đôi bị đắm gần bãi, như bắt được vàng, anh tìm cách tận dụng ngay cái của trời cho ấy.
Đập bể bê tông, anh mua sắt thuê thợ về hàn, kê cân, vá lại tàu. Hì hụi mãi cuối cùng chiếc tàu cũng nổi lên được trên mặt nước: "Tôi sướng như điên. Đó là con tàu trọng tải 40 tấn mà cuối cùng tôi cũng được đứng trên đó với tư cách là một thuyền trưởng".
Đi tàu hai năm, dành dụm được ít tiền đủ mua được... 1/3 chiếc sà lan 50 tấn, một người bán sà lan ở Hải Phòng quen biết đã "bị" anh dụ bán trả góp. Sau này anh còn vay tiền mua thêm được chiếc sà lan 100 tấn... Đang thuận buồm xuôi gió thì đùng một cái anh gặp hoạ. Đó là một đêm tối mịt mùng trên sông. Anh cầm lái con tàu chở 70 tấn mì từ cảng Hải Phòng về Nam Định, đang bươn đi giữa luồng nước xiết thì dây lái đứt phựt.
Lạnh toát hết người, anh chỉ kịp nhào tới đầu mũi bảo mẹ khi ấy đang cho lợn ăn bám chặt vào cái chuồng lợn thì chiếc tàu đã chìm ngay xuống xoáy nước. Chiếc chuồng lợn cứu được mẹ anh nhưng người bố đang ngủ trong khoang thì phải đến 8 ngày sau mới vớt được xác. Nhưng đó vẫn chưa phải là những mất mát đau đớn nhất trong cuộc đời chìm nổi trên sông nước.
Hơn một năm sau, cũng trong một chuyến chở hàng, do máy hư phải quay lên bờ tìm phụ tùng sửa chữa, người em kế của anh bị xe tải tông chết. "Tôi thấy như tan nát hết, và tất cả phải làm lại từ đầu"...
Cân nhắc suốt, cuối năm 1984, anh quyết định thành lập tổ hợp vận tải mang tên Xuân Thuỷ. Cho cậu em rể đứng ra làm tổ trưởng, anh làm tổ phó và chỉ giải thích gọn lỏn: "Để lỡ có gì chú bị bắt tôi còn cứu ra được, chứ tôi mà bị gì thì... chết hết!". Tổ hợp đứng ra hợp đồng chở hàng với HTX.
Những con tàu Xuân Thuỷ đang tiến về phía trước thì lại một lần nữa anh gặp nạn. Thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán 2.000 tấn phân bón, chủ nhiệm HTX vận tải hành khách Kiến Xương (Thái Bình) thời đó đã lập kế hoạch lừa đảo, không chỉ mất tiền anh còn bị phát lệnh truy nã. Lúc đó, nhiều cán bộ ở Nam Định hiểu và khuyên, nếu anh "chịu" để công an Xuân Thuỷ... nhốt thì công an Thái Bình sẽ không bắt được.
Suy tính mãi, thấy "không thể mang nỗi xấu hổ ấy suốt cuộc đời", anh quyết tâm tự minh oan cho mình. Gần ba năm trời đem đơn kêu oan khắp mọi nơi, kêu ở tỉnh không kết quả, anh vác đơn lên Hà Nội gõ tận cửa Bộ Nội vụ.
Cuộc điều tra được mở lại, anh không bị khởi tố nhưng tiền của suốt mấy năm trời bị phong toả gần như mất trắng: "Muốn buông xuôi tất cả nhưng rồi lại nghĩ đến danh dự, uy tín của mình nên tôi lại phải đứng dậy"...
"Cơ hội của tôi"...
Lên Hà Nội, anh gom tiền mua được hai miếng đất vốn là một ao muống ở phường Cống Vị, quận Ba Đình (nay là đường Linh Lang) lúc ấy còn rẻ như bèo.
Anh kể, những tháng ngày xoay như con thoi, có lần quá mệt nghĩ rằng phải ngủ một tí mới tiếp tục đi được, vào hỏi thuê khách sạn (KS)... 2 tiếng để ngủ. Mới nghe, cô tiếp tân đã mắng như tát nước. Tức quá anh đòi gặp ông chủ. Ông ta lạnh lùng bảo: "KS ông xây chỉ cần bước vào bước ra thì cũng trả một ngày, không thì cút"!. "Lúc đó tôi trả 15.000 đồng cho hai giờ nhưng không ngủ được chỉ thấy ức... cứ nghĩ thế nào cũng sẽ xây... khách sạn và khi làm được nhất định sẽ xoá bỏ cái "quy luật" cứng nhắc đó".
Cho lấp hai miếng đất, một bên xây hai cái nhà cho Tây thuê, một bên xây một cái KS 20 phòng. Xây xong, anh lên Sở Du lịch "đặt hàng", xin đăng ký tour. Bà phụ trách hỏi khách sạn của anh ở đâu, bao nhiêu sao, có bao nhiêu phòng xong rồi... cười ngất.
Lần này không ức, nhưng anh cứ suy nghĩ mãi, hay là mình ngu thật?. "Bí quá, không cách thoát thì phải tìm cách chiến đấu". Anh về lục tung số điện thoại, hỏi 108 xin tất cả số điện thoại của... các hãng taxi và... xin tiền vợ in một lúc cả trăm hộp card. Mỗi đêm 1 triệu đồng, cứ làm hết việc là anh bắt đầu gọi taxi. Lên xe, bất kỳ xe nào anh cũng chỉ có một "bài": "Anh lái xe lâu chưa? Biết Khách sạn Thuý Quỳnh không? Trời ạ, lái xe taxi mà không biết KS Thuý Quỳnh"...
Sau đó là dúi hàng đống card cho bác tài. Đi hết tiền thì về, có khi đến nửa đêm thậm chí đến 2, 3 giờ sáng hôm sau anh mới mò về đến nhà. Cứ taxi nào chở khách tới Khách sạn Thuý Quỳnh là được hưởng hoa hồng... Vậy mà rồi nhiều người cũng biết đến khách sạn của anh thật, dù nó nằm ở mãi trong mấy cái "xuyệc" mà cho đến bây giờ nói tới còn thấy như... đánh đố.
Đến lúc đó, thấy khách sạn cũng bắt đầu có khách, anh mới chấm dứt hành trình đi tiếp thị và chuyển tổ hợp của mình thành công ty.
Lợi nhuận không là tất cả...
"Thời thanh niên thích một chút oai phong và phấn đấu kiểu sĩ diện, tôi và mấy anh em đi tàu cũng đã dành dụm mua một miếng ruộng gần cả 1.000m2, dự định sẽ có một ngày nào đó sẽ quay về xây... biệt thự để ở", anh nói.
Cũng ở Hải Phòng, ngày trước tổ hợp có một văn phòng đại diện 24m 2 thuê của Công ty Vật tư đường thuỷ. Khi công ty lấy lại mặt bằng để bán cho cán bộ công nhân viên, anh cũng chạy vạy mua lại được hai gian 40m 2 . Nhiều người nhận đất nhưng không ở, anh thuê hết sau đó thì lần lượt mua lại. Miếng đất 200m 2 đó được anh xem như là cái duyên tình cờ đưa mình bước vào con đường kinh doanh bất động sản!
Bon chen ở Hà Nội mấy năm anh lại muốn quay về Hải Phòng bán đất mua cái nhà để ở nhưng rồi ai cũng cản nên... thôi. Thuyết phục được vợ, anh cho thế chấp hết tài sản, quyết tâm xây một khách sạn 4 sao cho mình. Bỏ tiền đi học hỏi nhiều nơi, phớt lờ hết những cái nhìn tò mò thậm chí khó chịu...
Biết tên tuổi nhiều kiến trúc sư trong nước, anh liên lạc với Kiến trúc sư Võ Thành Lân ở Tp.HCM và mời ra tận Hải Phòng. Dứt khoát phải xây một khách sạn đạt chuẩn 4 sao không thua người nước ngoài làm và phải đẹp nhất Hải Phòng. Lấy được giấy phép kinh doanh khách sạn quay về thì lại không được xây cao...
Vốn liếng nằm chết dí, mở đường máu để thoát, anh lại vác đơn lên đến tận Văn phòng Chính phủ cầu cứu. Bầm dập mấy năm trời đến năm 1998 Khách sạn Tray mới được xây xong và trở thành niềm tự hào của Hải Phòng.
Thấm mệt, nghĩ thế chắc đã đủ. Nhưng một lần tình cờ đang ngồi ăn sáng, nghe mấy tay bàn bên đang ngồi cười cợt chính cái thằng nông dân đi làm khách sạn là mình. Tự ái, anh về phát thông báo thuê ngay một giám đốc người nước ngoài quản lý và quyết tâm tính tiếp chuyện làm ăn.
Những năm 2000, đang thời điểm nhiều địa phương mở cửa thúc đẩy phát triển kinh tế, anh nghĩ làm được khách sạn 4 sao thì nhất định phải làm được khách sạn 5 sao. Muốn xây khách sạn thì phải có đất "đẹp", không có đất thì chỉ còn cách đón đầu chủ trương "đổi đất lấy cơ sở hạ tầng". Chỗ đầu tiên anh nghĩ tới là mảnh đất nơi mình sinh ra lớn lên, nhưng ở tỉnh bàn tính mãi vẫn chưa quyết định được, nản quá anh đành rút.
Làm việc nhiều với kiến trúc sư, lúc đó anh cũng nhìn thấy trước vị thế của Hải Dương - một giao điểm của hệ thống giao thông liên vùng, trọng điểm của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, một đô thị vệ tinh tương lai cho Hà Nội. Được vài người ủng hộ, nhưng để thuyết phục được cả Thường vụ tỉnh, anh về nhà thức mấy đêm liền để viết một bản tường trình 10 trang giấy thuyết minh cho những dự án của mình.
Lao vào đầu tư ở Hải Dương, đối mặt với nhiều khó khăn và dư luận nhưng cuối cùng Nam Cường cũng được Chính phủ giao đầu tư hai khu đô thị Đông và Tây thành phố, với tổng đầu tư dự án lúc đó lên đến 3.200 tỉ đồng.
Dự án bắt đầu khởi động tốt đẹp thì tỉnh Nam Định lại gọi anh quay về để "gật đầu" cho dự án khu đô thị mới Hoà Vượng, Thống Nhất. Hai dự án mới nhất mà Nam Cường đang tiến hành làm là Cổ Nhuế, Phùng Quang (Hà Nội), theo đó là hàng loạt các cao ốc khách sạn có quy mô lớn như khách sạn 4 sao Nam Định, Hải Dương, 5 sao Đồ Sơn (Hải Phòng)...
... Chỗ làm việc của ông hiện tại là một căn phòng trong cái nhà xây cho Tây thuê từ hồi ấy. Khắp nơi, trên bàn, trên tường những thứ dễ thấy nhất vẫn là những bản vẽ, những đồ án quy hoạch các khu đô thị mới... Ông đi lại như con thoi, từ Hà Nội về Nam Định rồi Hải Dương, Hải Phòng... tranh thủ ngủ từng chút một trong mỗi chuyến đi, cứ lên xe là ngủ...
Những bữa cơm nhà bình dị vì vậy từ lâu lại trở thành quý giá và ông thường vẫn nhắc tới người bạn đời sau này của mình với những gì trìu mến nhất: "Nếu cô ấy không chia sẻ và lo toan mọi thứ ở nhà, tôi không làm được đến giờ"...
Sáu đứa con của ông, trong đó có cả bốn người con với người vợ trước, hiện đã có ba cậu đang học ở Úc, một cô sửa soạn đi, tất cả đều do một tay bà xã ông lo.
Bằng cấp duy nhất trong cuộc đời ông có được là cái chứng chỉ thuyền trưởng tàu vận tải nhẹ được cấp năm 1976, còn lại tất tần tật đều học ở trường đời
Cường bắt đầu cuộc sống trên tàu lúc tròn 15 tuổi. Chương trình lớp 7 mới học được bốn tháng thì mẹ bảo phải nghỉ học, 9 anh em, các anh lớn lúc ấy đã đi bộ đội, mẹ lại đang mang thêm đứa em út. Mỗi chuyến tàu chở gạo từ Nam Định đi Nghệ An, Thanh Hoá thường phải mất đến hai tháng. Lênh đênh từ Kim Sơn qua Ninh Cơ, sông Đáy... cứ đêm đi, ngày thì giấu thuyền vào các cửa lạch, chặt lá phủ lên nguỵ trang.
"Đó là những năm 1972, ở nhà cứ xác định đi là chết, mọi người đều được làm lễ truy điệu trước". Nhiều lần máy bay địch thả bom như trấu, mấy tuần liền không qua nổi cầu Hàm Rồng, Cường mất gần... nửa ký thịt đùi cũng trong một trận bom năm ấy.
Anh kể, có một lần tiếp xúc với ông chủ của một tập đoàn Hàn Quốc. Đó là một tỉ phú dù chỉ hơn anh hai tuổi. Ông ta hỏi anh về điểm xuất phát, ngớ người, anh chỉ biết kể về chuyến đi buôn đầu đời của mình: "Những năm đó, mặt hàng nào cũng là hàng quốc cấm. Thường cứ chở gạo xong quay trở về tới Kim Sơn chờ lấy phiếu chở đá là tàu hết gạo. Đây là trạm trung chuyến hàng đi các nơi nên nhiều thuyền cũng hay lấy trộm một ít phân bón đem bán"...
Nghe lời mẹ, anh cuốc bộ về quê cách đó hơn 45 cây số hỏi vay mấy bà bác làm nghề khâu nón một món tiền. Nổi tiếng biết cách làm người khác tin tưởng, đi từ 4 giờ sáng đến 7 giờ tối cậu bé cũng đem về được số tiền đủ mua 3 tạ đạm để đem về bán lại cho người dân ở dưới quê.
Sau này, kinh nghiệm hơn, cứ trước mỗi chuyến đi anh đều vay tiền từ trước và thường lén mẹ mua thêm 10-15 cân rồi đến 1-2 tạ bán để dành riêng. Đến năm 1975, khi bị mẹ phát hiện ra thì Cường đã có đủ tiền để mua 7 tạ đạm, anh bảo mẹ chừng đó đủ để làm vốn và từ đó không còn phải đi vay nợ nữa...
Năm 1976, sau khi được HTX cho đi học thuyền trưởng, anh được giao một chiếc thuyền 6 tấn chở cát đá cho đội lao động XHCN nhưng một thời gian cũng hết việc làm. Trong một lần mò cua bắt ốc, tình cờ phát hiện ra một chiếc tàu xi măng lưới sắt cũ gãy đôi bị đắm gần bãi, như bắt được vàng, anh tìm cách tận dụng ngay cái của trời cho ấy.
Đập bể bê tông, anh mua sắt thuê thợ về hàn, kê cân, vá lại tàu. Hì hụi mãi cuối cùng chiếc tàu cũng nổi lên được trên mặt nước: "Tôi sướng như điên. Đó là con tàu trọng tải 40 tấn mà cuối cùng tôi cũng được đứng trên đó với tư cách là một thuyền trưởng".
Đi tàu hai năm, dành dụm được ít tiền đủ mua được... 1/3 chiếc sà lan 50 tấn, một người bán sà lan ở Hải Phòng quen biết đã "bị" anh dụ bán trả góp. Sau này anh còn vay tiền mua thêm được chiếc sà lan 100 tấn... Đang thuận buồm xuôi gió thì đùng một cái anh gặp hoạ. Đó là một đêm tối mịt mùng trên sông. Anh cầm lái con tàu chở 70 tấn mì từ cảng Hải Phòng về Nam Định, đang bươn đi giữa luồng nước xiết thì dây lái đứt phựt.
Lạnh toát hết người, anh chỉ kịp nhào tới đầu mũi bảo mẹ khi ấy đang cho lợn ăn bám chặt vào cái chuồng lợn thì chiếc tàu đã chìm ngay xuống xoáy nước. Chiếc chuồng lợn cứu được mẹ anh nhưng người bố đang ngủ trong khoang thì phải đến 8 ngày sau mới vớt được xác. Nhưng đó vẫn chưa phải là những mất mát đau đớn nhất trong cuộc đời chìm nổi trên sông nước.
Hơn một năm sau, cũng trong một chuyến chở hàng, do máy hư phải quay lên bờ tìm phụ tùng sửa chữa, người em kế của anh bị xe tải tông chết. "Tôi thấy như tan nát hết, và tất cả phải làm lại từ đầu"...
Cân nhắc suốt, cuối năm 1984, anh quyết định thành lập tổ hợp vận tải mang tên Xuân Thuỷ. Cho cậu em rể đứng ra làm tổ trưởng, anh làm tổ phó và chỉ giải thích gọn lỏn: "Để lỡ có gì chú bị bắt tôi còn cứu ra được, chứ tôi mà bị gì thì... chết hết!". Tổ hợp đứng ra hợp đồng chở hàng với HTX.
Những con tàu Xuân Thuỷ đang tiến về phía trước thì lại một lần nữa anh gặp nạn. Thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán 2.000 tấn phân bón, chủ nhiệm HTX vận tải hành khách Kiến Xương (Thái Bình) thời đó đã lập kế hoạch lừa đảo, không chỉ mất tiền anh còn bị phát lệnh truy nã. Lúc đó, nhiều cán bộ ở Nam Định hiểu và khuyên, nếu anh "chịu" để công an Xuân Thuỷ... nhốt thì công an Thái Bình sẽ không bắt được.
Suy tính mãi, thấy "không thể mang nỗi xấu hổ ấy suốt cuộc đời", anh quyết tâm tự minh oan cho mình. Gần ba năm trời đem đơn kêu oan khắp mọi nơi, kêu ở tỉnh không kết quả, anh vác đơn lên Hà Nội gõ tận cửa Bộ Nội vụ.
Cuộc điều tra được mở lại, anh không bị khởi tố nhưng tiền của suốt mấy năm trời bị phong toả gần như mất trắng: "Muốn buông xuôi tất cả nhưng rồi lại nghĩ đến danh dự, uy tín của mình nên tôi lại phải đứng dậy"...
"Cơ hội của tôi"...
Lên Hà Nội, anh gom tiền mua được hai miếng đất vốn là một ao muống ở phường Cống Vị, quận Ba Đình (nay là đường Linh Lang) lúc ấy còn rẻ như bèo.
Anh kể, những tháng ngày xoay như con thoi, có lần quá mệt nghĩ rằng phải ngủ một tí mới tiếp tục đi được, vào hỏi thuê khách sạn (KS)... 2 tiếng để ngủ. Mới nghe, cô tiếp tân đã mắng như tát nước. Tức quá anh đòi gặp ông chủ. Ông ta lạnh lùng bảo: "KS ông xây chỉ cần bước vào bước ra thì cũng trả một ngày, không thì cút"!. "Lúc đó tôi trả 15.000 đồng cho hai giờ nhưng không ngủ được chỉ thấy ức... cứ nghĩ thế nào cũng sẽ xây... khách sạn và khi làm được nhất định sẽ xoá bỏ cái "quy luật" cứng nhắc đó".
Cho lấp hai miếng đất, một bên xây hai cái nhà cho Tây thuê, một bên xây một cái KS 20 phòng. Xây xong, anh lên Sở Du lịch "đặt hàng", xin đăng ký tour. Bà phụ trách hỏi khách sạn của anh ở đâu, bao nhiêu sao, có bao nhiêu phòng xong rồi... cười ngất.
Lần này không ức, nhưng anh cứ suy nghĩ mãi, hay là mình ngu thật?. "Bí quá, không cách thoát thì phải tìm cách chiến đấu". Anh về lục tung số điện thoại, hỏi 108 xin tất cả số điện thoại của... các hãng taxi và... xin tiền vợ in một lúc cả trăm hộp card. Mỗi đêm 1 triệu đồng, cứ làm hết việc là anh bắt đầu gọi taxi. Lên xe, bất kỳ xe nào anh cũng chỉ có một "bài": "Anh lái xe lâu chưa? Biết Khách sạn Thuý Quỳnh không? Trời ạ, lái xe taxi mà không biết KS Thuý Quỳnh"...
Sau đó là dúi hàng đống card cho bác tài. Đi hết tiền thì về, có khi đến nửa đêm thậm chí đến 2, 3 giờ sáng hôm sau anh mới mò về đến nhà. Cứ taxi nào chở khách tới Khách sạn Thuý Quỳnh là được hưởng hoa hồng... Vậy mà rồi nhiều người cũng biết đến khách sạn của anh thật, dù nó nằm ở mãi trong mấy cái "xuyệc" mà cho đến bây giờ nói tới còn thấy như... đánh đố.
Đến lúc đó, thấy khách sạn cũng bắt đầu có khách, anh mới chấm dứt hành trình đi tiếp thị và chuyển tổ hợp của mình thành công ty.
Lợi nhuận không là tất cả...
"Thời thanh niên thích một chút oai phong và phấn đấu kiểu sĩ diện, tôi và mấy anh em đi tàu cũng đã dành dụm mua một miếng ruộng gần cả 1.000m2, dự định sẽ có một ngày nào đó sẽ quay về xây... biệt thự để ở", anh nói.
Cũng ở Hải Phòng, ngày trước tổ hợp có một văn phòng đại diện 24m 2 thuê của Công ty Vật tư đường thuỷ. Khi công ty lấy lại mặt bằng để bán cho cán bộ công nhân viên, anh cũng chạy vạy mua lại được hai gian 40m 2 . Nhiều người nhận đất nhưng không ở, anh thuê hết sau đó thì lần lượt mua lại. Miếng đất 200m 2 đó được anh xem như là cái duyên tình cờ đưa mình bước vào con đường kinh doanh bất động sản!
Bon chen ở Hà Nội mấy năm anh lại muốn quay về Hải Phòng bán đất mua cái nhà để ở nhưng rồi ai cũng cản nên... thôi. Thuyết phục được vợ, anh cho thế chấp hết tài sản, quyết tâm xây một khách sạn 4 sao cho mình. Bỏ tiền đi học hỏi nhiều nơi, phớt lờ hết những cái nhìn tò mò thậm chí khó chịu...
Biết tên tuổi nhiều kiến trúc sư trong nước, anh liên lạc với Kiến trúc sư Võ Thành Lân ở Tp.HCM và mời ra tận Hải Phòng. Dứt khoát phải xây một khách sạn đạt chuẩn 4 sao không thua người nước ngoài làm và phải đẹp nhất Hải Phòng. Lấy được giấy phép kinh doanh khách sạn quay về thì lại không được xây cao...
Vốn liếng nằm chết dí, mở đường máu để thoát, anh lại vác đơn lên đến tận Văn phòng Chính phủ cầu cứu. Bầm dập mấy năm trời đến năm 1998 Khách sạn Tray mới được xây xong và trở thành niềm tự hào của Hải Phòng.
Thấm mệt, nghĩ thế chắc đã đủ. Nhưng một lần tình cờ đang ngồi ăn sáng, nghe mấy tay bàn bên đang ngồi cười cợt chính cái thằng nông dân đi làm khách sạn là mình. Tự ái, anh về phát thông báo thuê ngay một giám đốc người nước ngoài quản lý và quyết tâm tính tiếp chuyện làm ăn.
Những năm 2000, đang thời điểm nhiều địa phương mở cửa thúc đẩy phát triển kinh tế, anh nghĩ làm được khách sạn 4 sao thì nhất định phải làm được khách sạn 5 sao. Muốn xây khách sạn thì phải có đất "đẹp", không có đất thì chỉ còn cách đón đầu chủ trương "đổi đất lấy cơ sở hạ tầng". Chỗ đầu tiên anh nghĩ tới là mảnh đất nơi mình sinh ra lớn lên, nhưng ở tỉnh bàn tính mãi vẫn chưa quyết định được, nản quá anh đành rút.
Làm việc nhiều với kiến trúc sư, lúc đó anh cũng nhìn thấy trước vị thế của Hải Dương - một giao điểm của hệ thống giao thông liên vùng, trọng điểm của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, một đô thị vệ tinh tương lai cho Hà Nội. Được vài người ủng hộ, nhưng để thuyết phục được cả Thường vụ tỉnh, anh về nhà thức mấy đêm liền để viết một bản tường trình 10 trang giấy thuyết minh cho những dự án của mình.
Lao vào đầu tư ở Hải Dương, đối mặt với nhiều khó khăn và dư luận nhưng cuối cùng Nam Cường cũng được Chính phủ giao đầu tư hai khu đô thị Đông và Tây thành phố, với tổng đầu tư dự án lúc đó lên đến 3.200 tỉ đồng.
Dự án bắt đầu khởi động tốt đẹp thì tỉnh Nam Định lại gọi anh quay về để "gật đầu" cho dự án khu đô thị mới Hoà Vượng, Thống Nhất. Hai dự án mới nhất mà Nam Cường đang tiến hành làm là Cổ Nhuế, Phùng Quang (Hà Nội), theo đó là hàng loạt các cao ốc khách sạn có quy mô lớn như khách sạn 4 sao Nam Định, Hải Dương, 5 sao Đồ Sơn (Hải Phòng)...
... Chỗ làm việc của ông hiện tại là một căn phòng trong cái nhà xây cho Tây thuê từ hồi ấy. Khắp nơi, trên bàn, trên tường những thứ dễ thấy nhất vẫn là những bản vẽ, những đồ án quy hoạch các khu đô thị mới... Ông đi lại như con thoi, từ Hà Nội về Nam Định rồi Hải Dương, Hải Phòng... tranh thủ ngủ từng chút một trong mỗi chuyến đi, cứ lên xe là ngủ...
Những bữa cơm nhà bình dị vì vậy từ lâu lại trở thành quý giá và ông thường vẫn nhắc tới người bạn đời sau này của mình với những gì trìu mến nhất: "Nếu cô ấy không chia sẻ và lo toan mọi thứ ở nhà, tôi không làm được đến giờ"...
Sáu đứa con của ông, trong đó có cả bốn người con với người vợ trước, hiện đã có ba cậu đang học ở Úc, một cô sửa soạn đi, tất cả đều do một tay bà xã ông lo.