Ông Nguyễn Văn Đọc tái cử chức Bí thư Quảng Ninh
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã bầu ông Nguyễn Văn Đọc tái cử chức Bí thư tỉnh ủy khóa XIV
Sau hai ngày tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2015 - 2020, chiều 14/10/2015, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức phiên họp đầu tiên và bầu ra 15 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã bầu ông Nguyễn Văn Đọc - nguyên Bí thư tỉnh khóa XIII, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh - tái cử chức Bí thư tỉnh ủy khóa XIV.
Bên cạnh đó, bà Đỗ Thị Hoàng, ông Nguyễn Đức Long và ông Vũ Hồng Thanh được bầu làm Phó bí thư tỉnh Quảng Ninh.
Theo thông tin về kết quả từ Đại hội, phương hướng và nhiệm vụ của nhiệm kỳ này là phấn đấu đến năm 2020, xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp, trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, là một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc với hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng đồng bộ…
Ông Nguyễn Văn Đọc - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, cho biết, trong nhiệm kỳ vừa qua, thực hiện 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả nổi bật và quan trọng như phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, xây dựng cơ chế, chính sách để tập trung và thu hút mọi nguồn lực, trong đó tập trung vào nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư các tuyến giao thông huyết mạch, các tuyến đường ra cửa khẩu và các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Trong 5 năm vừa qua, kinh tế - xã hội Quảng Ninh tiếp tục phát triển tương đối toàn diện, kết hợp hài hòa giữa tập trung thực hiện các đột phá chiến lược và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng bình quân 9,2%/năm (cả nước là 5,82%).
Quy mô và tiềm lực kinh tế tiếp tục tăng, tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành năm 2015 đạt khoảng 100.300 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2010.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 3.900 USD, gấp 1,77 lần so với bình quân cả nước (2.200 USD).
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn luôn đứng trong nhóm đầu các tỉnh, thành phố có số thu cao nhất cả nước; giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 159.342 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa tăng bình quân 14%/năm.
Quảng Ninh cũng là địa phương tiên phong trong việc đầu tư ngân sách, ứng vốn cho Trung ương để cải tạo, nâng cấp quốc lộ, xây dựng đường cao tốc và thực hiện các dự án lớn theo hình thức đối tác công - tư (PPP), như hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp các tuyến đường: quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long, quốc lộ 18C đoạn Tiên Yên - Hoành Mô, đường tỉnh 340 huyện Hải Hà, đường tỉnh 329 Mông Dương - Ba Chẽ, đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long...
Tỉnh cũng đã thu hút tốt được các nguồn lực đầu tư để triển khai các dự án lớn trong nhiều lĩnh vực như: Cảng hàng không Quảng Ninh, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Công viên Đại Dương, đảo Rều...
Bên cạnh đó Quảng Ninh cũng là tỉnh đi đầu trong công tác cải cách hành chính, trong trú trọng phát triển nguồn nhân lực...Xây dựng và thực hiện các quy hoạch chiến lược quan trọng, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Trước đó, trong ngày khai mạc Đại hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao những thành tựu mà Quảng Ninh đã đạt được trong thời gian qua, bên cạnh đó lưu ý, muốn trở thành tỉnh dịch vụ công nghiệp.
Quảng Ninh cần tiếp tục chủ trương phát triển nhanh, tập trung vào công nghiệp khai khoáng, kinh tế biển, phân tích cơ hội, thách thức để đưa ra giải pháp đồng bộ, đột phá, chuẩn bị nguồn lực cho hội nhập kinh tế quốc tế, tăng trưởng nhanh nhưng gắn với bảo vệ môi trường, thu hút công nghiệp sạch, công nghệ cao, phát triển nông thôn mới gắn liền với đô thị văn minh hiện đại, đưa công nghiệp hóa, hiện đại vào nông nghiệp, nông thôn, vào du lịch, dịch vụ, hướng tới tăng cao thu nhập cho người dân.
Tỉnh cũng cần lấy phát triển kinh tế biển, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên cho công tác y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực… tuy nhiên phải gắn phát triển kinh tế xã hội với an ninh quốc phòng, gắn với bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã bầu ông Nguyễn Văn Đọc - nguyên Bí thư tỉnh khóa XIII, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh - tái cử chức Bí thư tỉnh ủy khóa XIV.
Bên cạnh đó, bà Đỗ Thị Hoàng, ông Nguyễn Đức Long và ông Vũ Hồng Thanh được bầu làm Phó bí thư tỉnh Quảng Ninh.
Theo thông tin về kết quả từ Đại hội, phương hướng và nhiệm vụ của nhiệm kỳ này là phấn đấu đến năm 2020, xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp, trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, là một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc với hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng đồng bộ…
Ông Nguyễn Văn Đọc - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, cho biết, trong nhiệm kỳ vừa qua, thực hiện 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả nổi bật và quan trọng như phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, xây dựng cơ chế, chính sách để tập trung và thu hút mọi nguồn lực, trong đó tập trung vào nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư các tuyến giao thông huyết mạch, các tuyến đường ra cửa khẩu và các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Trong 5 năm vừa qua, kinh tế - xã hội Quảng Ninh tiếp tục phát triển tương đối toàn diện, kết hợp hài hòa giữa tập trung thực hiện các đột phá chiến lược và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng bình quân 9,2%/năm (cả nước là 5,82%).
Quy mô và tiềm lực kinh tế tiếp tục tăng, tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành năm 2015 đạt khoảng 100.300 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2010.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 3.900 USD, gấp 1,77 lần so với bình quân cả nước (2.200 USD).
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn luôn đứng trong nhóm đầu các tỉnh, thành phố có số thu cao nhất cả nước; giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 159.342 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa tăng bình quân 14%/năm.
Quảng Ninh cũng là địa phương tiên phong trong việc đầu tư ngân sách, ứng vốn cho Trung ương để cải tạo, nâng cấp quốc lộ, xây dựng đường cao tốc và thực hiện các dự án lớn theo hình thức đối tác công - tư (PPP), như hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp các tuyến đường: quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long, quốc lộ 18C đoạn Tiên Yên - Hoành Mô, đường tỉnh 340 huyện Hải Hà, đường tỉnh 329 Mông Dương - Ba Chẽ, đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long...
Tỉnh cũng đã thu hút tốt được các nguồn lực đầu tư để triển khai các dự án lớn trong nhiều lĩnh vực như: Cảng hàng không Quảng Ninh, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Công viên Đại Dương, đảo Rều...
Bên cạnh đó Quảng Ninh cũng là tỉnh đi đầu trong công tác cải cách hành chính, trong trú trọng phát triển nguồn nhân lực...Xây dựng và thực hiện các quy hoạch chiến lược quan trọng, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Trước đó, trong ngày khai mạc Đại hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao những thành tựu mà Quảng Ninh đã đạt được trong thời gian qua, bên cạnh đó lưu ý, muốn trở thành tỉnh dịch vụ công nghiệp.
Quảng Ninh cần tiếp tục chủ trương phát triển nhanh, tập trung vào công nghiệp khai khoáng, kinh tế biển, phân tích cơ hội, thách thức để đưa ra giải pháp đồng bộ, đột phá, chuẩn bị nguồn lực cho hội nhập kinh tế quốc tế, tăng trưởng nhanh nhưng gắn với bảo vệ môi trường, thu hút công nghiệp sạch, công nghệ cao, phát triển nông thôn mới gắn liền với đô thị văn minh hiện đại, đưa công nghiệp hóa, hiện đại vào nông nghiệp, nông thôn, vào du lịch, dịch vụ, hướng tới tăng cao thu nhập cho người dân.
Tỉnh cũng cần lấy phát triển kinh tế biển, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên cho công tác y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực… tuy nhiên phải gắn phát triển kinh tế xã hội với an ninh quốc phòng, gắn với bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.