Ông Phạm Nhật Vượng trở thành Chủ tịch Vingroup
Đại hội cổ đông bất thường của Công ty Cổ phần Vincom (VIC) thông qua phương án sáp nhập Vinpearl (VPL) vào VIC
Ngày 15/11, đại hội cổ đông bất thường của Công ty Cổ phần Vincom (mã VIC - HSX) đã thông qua phương án sáp nhập Công ty Cổ phần Vinpearl (mã VPL - HSX) vào VIC bằng phương thức hoán đổi cổ phần, theo tỷ lệ 1:0,77.
Cũng tại đại hội, ông Phạm Nhật Vượng đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIC, thay ông Lê Khắc Hiệp.
Đại hội cổ đông cũng thống nhất sẽ tiến hành đổi tên Vincom thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (Vingroup). VIC sẽ là mã cổ phiếu thống nhất của Vingroup sau này. Theo kế hoạch dự kiến, đến giữa tháng 2/2012, cổ phiếu Vincom phát hành thêm cho mục đích sáp nhập sẽ được chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX).
Dự kiến, Vingroup sau sáp nhập sẽ phát triển dựa trên 4 nhóm thương hiệu chiến lược: Vincom (bất động sản thương mại và đô thị), Vinpearl (bất động sản du lịch - giải trí), Vincharm (chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (dịch vụ y tế chất lượng cao).
Theo phương án sáp nhập, VIC sẽ phát hành thêm cổ phần cho các cổ đông Vinpearl để hoán đổi lấy 100% cổ phần VPL đang lưu hành. Cứ 1 cổ phiếu VPL đổi được 0,77 cổ phiếu VIC. Tổng khối lượng phát hành thêm sẽ là 158.233.837 cổ phần, số cổ phần được hoán đổi 205.498.489 cổ phần.
Trong trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, Công ty Cổ phần Vinpearl sẽ chấm dứt tồn tại. Việc thực hiện chuyển đổi sẽ được ủy quyền cho Hội đồng Quản trị Vincom thực hiện. Công ty chuyển đổi sẽ được hưởng mọi quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác kế thừa từ VPL.
Đợt hoán đổi sẽ được thực hiện ngay sau khi VIC nhận được sự chấp thuận cho phát hành thêm cổ phần từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Người lao động tại Vinpearl vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại công ty sau khi hoán đổi.
Đại hội cổ đông cũng thông qua hủy niêm yết tại HSX và hủy lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán đối với cổ phiếu VPL.
Theo Vincom, với việc sáp nhập hai thương hiệu bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam, Vingroup sẽ có quỹ đất gấp hơn 5 lần quỹ đất hiện có của Vincom, tận dụng được thế mạnh vốn có của hai công ty, tạo sức mạnh tổng hợp, tăng cường năng lực tài chính và linh hoạt dòng tiền từ hệ thống các dự án đang triển khai của Vincom và các dự án biệt thự nghỉ dưỡng cao của Vinpearl. Vốn điều lệ dự kiến sau sáp nhập là gần 5.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 265 triệu Đô la Mỹ) và mức vốn hóa khoảng 50.000 tỷ (tương đương khoảng 2,4 tỷ Đô la Mỹ).
Tuy nhiên, từ giữa tháng 9 đến nay, VIC đã giảm giá khá mạnh khi có thông tin sẽ phát hành thêm cổ phiếu để sáp nhập VPL. Tính từ thời điểm 9/9/2011 đến nay, VIC đã giảm 33,2% và nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn ròng tới gần 3,49 triệu cổ phiếu. VPL so với thời điểm đỉnh tương tự VIC cũng đã giảm 25,5%.
Trong phiên ngày 15/11, VIC là một trong những cổ phiếu bị khối ngoại bán ra mạnh nhất với giá trị ròng lên tới xấp xỉ 6,2 tỷ đồng.
Cũng tại đại hội, ông Phạm Nhật Vượng đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIC, thay ông Lê Khắc Hiệp.
Đại hội cổ đông cũng thống nhất sẽ tiến hành đổi tên Vincom thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (Vingroup). VIC sẽ là mã cổ phiếu thống nhất của Vingroup sau này. Theo kế hoạch dự kiến, đến giữa tháng 2/2012, cổ phiếu Vincom phát hành thêm cho mục đích sáp nhập sẽ được chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX).
Dự kiến, Vingroup sau sáp nhập sẽ phát triển dựa trên 4 nhóm thương hiệu chiến lược: Vincom (bất động sản thương mại và đô thị), Vinpearl (bất động sản du lịch - giải trí), Vincharm (chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (dịch vụ y tế chất lượng cao).
Theo phương án sáp nhập, VIC sẽ phát hành thêm cổ phần cho các cổ đông Vinpearl để hoán đổi lấy 100% cổ phần VPL đang lưu hành. Cứ 1 cổ phiếu VPL đổi được 0,77 cổ phiếu VIC. Tổng khối lượng phát hành thêm sẽ là 158.233.837 cổ phần, số cổ phần được hoán đổi 205.498.489 cổ phần.
Trong trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, Công ty Cổ phần Vinpearl sẽ chấm dứt tồn tại. Việc thực hiện chuyển đổi sẽ được ủy quyền cho Hội đồng Quản trị Vincom thực hiện. Công ty chuyển đổi sẽ được hưởng mọi quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác kế thừa từ VPL.
Đợt hoán đổi sẽ được thực hiện ngay sau khi VIC nhận được sự chấp thuận cho phát hành thêm cổ phần từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Người lao động tại Vinpearl vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại công ty sau khi hoán đổi.
Đại hội cổ đông cũng thông qua hủy niêm yết tại HSX và hủy lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán đối với cổ phiếu VPL.
Theo Vincom, với việc sáp nhập hai thương hiệu bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam, Vingroup sẽ có quỹ đất gấp hơn 5 lần quỹ đất hiện có của Vincom, tận dụng được thế mạnh vốn có của hai công ty, tạo sức mạnh tổng hợp, tăng cường năng lực tài chính và linh hoạt dòng tiền từ hệ thống các dự án đang triển khai của Vincom và các dự án biệt thự nghỉ dưỡng cao của Vinpearl. Vốn điều lệ dự kiến sau sáp nhập là gần 5.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 265 triệu Đô la Mỹ) và mức vốn hóa khoảng 50.000 tỷ (tương đương khoảng 2,4 tỷ Đô la Mỹ).
Tuy nhiên, từ giữa tháng 9 đến nay, VIC đã giảm giá khá mạnh khi có thông tin sẽ phát hành thêm cổ phiếu để sáp nhập VPL. Tính từ thời điểm 9/9/2011 đến nay, VIC đã giảm 33,2% và nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn ròng tới gần 3,49 triệu cổ phiếu. VPL so với thời điểm đỉnh tương tự VIC cũng đã giảm 25,5%.
Trong phiên ngày 15/11, VIC là một trong những cổ phiếu bị khối ngoại bán ra mạnh nhất với giá trị ròng lên tới xấp xỉ 6,2 tỷ đồng.