OPEC “thề” giữ sản lượng, giá dầu lại giảm
Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Kuwait Ali al-Omair nói rằng, OPEC phải duy trì sản lượng đều đặn để giữ thị phần
Giá dầu thô thế giới giảm trở lại trong phiên giao dịch hôm qua (19/3) do đồng USD mạnh lên và tuyên bố của một quan chức Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) nói không có lựa chọn nào khác ngoài duy trì sản lượng bất chấp tình trạng dư thừa dầu trên thị trường.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 18/3, giá dầu phục hồi mạnh nhờ đồng USD mất giá sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Lúc đóng cửa tại thị trường London phiên hôm qua, giá dầu thô Brent biển Bắc giảm gần 3%. Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giảm khoảng 2%.
Hôm 18/3, giá dầu thô Brent tăng 5% và giá dầu ngọt nhẹ tăng khoảng 3% khi đồng USD có ngày mất giá mạnh nhất trong 18 tháng. Tỷ giá USD so với các đồng tiền chủ chốt khác lao dốc sau khi FED tiếp tục tỏ ra mềm mỏng trong vấn đề lãi suất.
Tuy vậy, phiên giao dịch hôm qua, tỷ giá đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt đã bật tăng trở lại, gây sức ép giảm giá cho các loại hàng hóa cơ bản trong đó có dầu thô.
“Đồng USD đang tác động mạnh tới thị trường. Việc thị trường thừa dầu đã là chuyện hiển nhiên, nên biến số thực sự lúc này là diễn biến tỷ giá”, nhà phân tích Phil Lynn thuộc Price Futures Group phát biểu.
Phiên này, giá dầu Brent hạ 1,48 USD/thùng, còn 54,43 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ giảm 0,7 USD/thùng, còn 43,96 USD/thùng. Trong phiên giao dịch, có lúc giá cả hai loại dầu này cùng giảm khoảng 2 USD/thùng.
Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Kuwait Ali al-Omair nói rằng, OPEC phải duy trì sản lượng đều đặn bất chấp giá dầu đã giảm 50% từ mùa hè năm ngoái.
“Chúng tôi không muốn để mất thị phần”, ông al-Omair nói. Tuyên bố này củng cố thêm những tuyên bố trước đó của Saudi Arabia - nước có ảnh hưởng lớn nhất trong OPEC - nói rằng khối sẽ quyết tâm bảo vệ thị phần trước sự cạnh tranh của các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ và các nước sản xuất dầu ngoài khối khác.
Đến nay, các công ty dầu lửa Mỹ đã cắt giảm đầu tư và giảm số giàn khoan hoạt động xuống mức thấp nhất 4 năm. Tuy vậy, sản lượng dầu đã phiến của Mỹ hầu như chưa giảm tốc. Dự trữ dầu thô của nước này đang ở mức trên 458 triệu thùng, cao nhất trong 80 năm.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 18/3, giá dầu phục hồi mạnh nhờ đồng USD mất giá sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Lúc đóng cửa tại thị trường London phiên hôm qua, giá dầu thô Brent biển Bắc giảm gần 3%. Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giảm khoảng 2%.
Hôm 18/3, giá dầu thô Brent tăng 5% và giá dầu ngọt nhẹ tăng khoảng 3% khi đồng USD có ngày mất giá mạnh nhất trong 18 tháng. Tỷ giá USD so với các đồng tiền chủ chốt khác lao dốc sau khi FED tiếp tục tỏ ra mềm mỏng trong vấn đề lãi suất.
Tuy vậy, phiên giao dịch hôm qua, tỷ giá đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt đã bật tăng trở lại, gây sức ép giảm giá cho các loại hàng hóa cơ bản trong đó có dầu thô.
“Đồng USD đang tác động mạnh tới thị trường. Việc thị trường thừa dầu đã là chuyện hiển nhiên, nên biến số thực sự lúc này là diễn biến tỷ giá”, nhà phân tích Phil Lynn thuộc Price Futures Group phát biểu.
Phiên này, giá dầu Brent hạ 1,48 USD/thùng, còn 54,43 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ giảm 0,7 USD/thùng, còn 43,96 USD/thùng. Trong phiên giao dịch, có lúc giá cả hai loại dầu này cùng giảm khoảng 2 USD/thùng.
Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Kuwait Ali al-Omair nói rằng, OPEC phải duy trì sản lượng đều đặn bất chấp giá dầu đã giảm 50% từ mùa hè năm ngoái.
“Chúng tôi không muốn để mất thị phần”, ông al-Omair nói. Tuyên bố này củng cố thêm những tuyên bố trước đó của Saudi Arabia - nước có ảnh hưởng lớn nhất trong OPEC - nói rằng khối sẽ quyết tâm bảo vệ thị phần trước sự cạnh tranh của các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ và các nước sản xuất dầu ngoài khối khác.
Đến nay, các công ty dầu lửa Mỹ đã cắt giảm đầu tư và giảm số giàn khoan hoạt động xuống mức thấp nhất 4 năm. Tuy vậy, sản lượng dầu đã phiến của Mỹ hầu như chưa giảm tốc. Dự trữ dầu thô của nước này đang ở mức trên 458 triệu thùng, cao nhất trong 80 năm.