Petro Vietnam được nhà nước rót thêm vốn
Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lập hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lập hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn.
Theo Văn phòng Chính phủ, việc bổ sung vống cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Trên cơ sở mức vốn điều lệ xác định lại và vốn còn thiếu cần bổ sung để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo điều lệ tổ chức, hoạt động của Petro Vietnam được Thủ tướng phê duyệt, tập đoàn này là tổ hợp doanh nghiệp, hoạt động đa ngành, trong đó có 6 ngành nghề kinh doanh chính, 7 ngành nghề liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.
Vốn điều lệ tại thời điểm chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên của Petro Vietnam là 177.628 nghìn tỷ đồng, nhà nước là chủ sở hữu của Petro Vietnam.
Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng 2016 của Petro Vietnam cho thấy, cả doanh thu và lợi nhuận của Petro Vietnam đều sụt giảm mạnh. Theo đó, doanh thu thuần của tập đoàn đạt 106.279 tỷ đồng, giảm 32,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 11.268 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với mức 24.124 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Tính đến 30/6/2016, Petro Vietnam có tổng tài sản lên tới 768.296 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 328.298 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp là công ty con, công ty thành viên của Petro Vietnam, hầu hết đều là những tổng công công ty lớn với giá trị tài sản lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, doanh thu lớn nhưng một số doanh nghiệp đang ghi nhận kết quả kinh doanh tụt dốc, báo lỗ ròng, trong đó điển hình là Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC), Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD), Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC)…
Theo Văn phòng Chính phủ, việc bổ sung vống cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Trên cơ sở mức vốn điều lệ xác định lại và vốn còn thiếu cần bổ sung để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo điều lệ tổ chức, hoạt động của Petro Vietnam được Thủ tướng phê duyệt, tập đoàn này là tổ hợp doanh nghiệp, hoạt động đa ngành, trong đó có 6 ngành nghề kinh doanh chính, 7 ngành nghề liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.
Vốn điều lệ tại thời điểm chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên của Petro Vietnam là 177.628 nghìn tỷ đồng, nhà nước là chủ sở hữu của Petro Vietnam.
Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng 2016 của Petro Vietnam cho thấy, cả doanh thu và lợi nhuận của Petro Vietnam đều sụt giảm mạnh. Theo đó, doanh thu thuần của tập đoàn đạt 106.279 tỷ đồng, giảm 32,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 11.268 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với mức 24.124 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Tính đến 30/6/2016, Petro Vietnam có tổng tài sản lên tới 768.296 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 328.298 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp là công ty con, công ty thành viên của Petro Vietnam, hầu hết đều là những tổng công công ty lớn với giá trị tài sản lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, doanh thu lớn nhưng một số doanh nghiệp đang ghi nhận kết quả kinh doanh tụt dốc, báo lỗ ròng, trong đó điển hình là Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC), Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD), Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC)…