Petro Vietnam phải chuyển dự án “tòa nhà cao nhất” cho PVC
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Petro Vietnam chuyển giao dự án tòa tháp Dầu khí cho Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC)
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) chuyển giao dự án tòa tháp Dầu khí (PVN Tower) cho Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC).
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam không tiếp tục làm chủ đầu tư, thực hiện dự án tổ hợp tòa tháp dầu khí khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, công viên giải trí mà chuyển cho PVC làm chủ đầu tư.
Toàn bộ phần vốn và nhân lực, vật lực dự kiến đầu tư cho dự án của Petro Vietnam sẽ dùng để tập trung cho hoạt động ngành nghề kinh doanh chính theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Sau khi tiếp nhận dự án từ Petro Vietnam, PVC thay vì được triển khai trên toàn bộ diện tích khu đất 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (Hà Nội), doanh nghiệp này chỉ được tiếp tục thực hiện dự án với 21,2 ha đất.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu đối với Petro Vietnam, sau khi bàn giao dự án cho PVC, tập đoàn này chỉ tham gia góp vốn làm văn phòng của tập đoàn với mức tối thiểu và không lấy tên của tập đoàn trong dự án này, đổi tên tháp dầu khí sang tên khác.
Theo đăng ký ban đầu của chủ đầu tư, PVN Tower sẽ được xây dựng với quy mô 102 tầng, mang tính biểu trưng của Petro Vietnam với không gian quảng trường, cây xanh và mặt nước. Việc đơn vị này chọn chiều cao 102 tầng với ý nghĩa là tòa nhà “có một không hai” tại Việt Nam.
Công trình này được bố trí không gian ngầm với tầng hầm 1 là dịch vụ công cộng, thương mại; tầng hầm 2 - 5 bố trí đỗ xe, dịch vụ kỹ thuật. Khu tổ hợp khách sạn dầu khí được bố cục thành 3 khối cao từ 24 - 30 tầng tại phía Tây Nam khu đất nghiên cứu quy hoạch, góc ngã ba đường quy hoạch Đại lộ Thăng Long và đường Bảo tàng Dân tộc học - Yên Hòa - Phú Đô. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho toàn dự án khoảng 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, sau đó, do khó khăn về mặt kinh tế, Petro Vietnam đã xin “cắt ngọn” tòa nhà này xuống còn 79 tầng. Đến đầu tháng 1/2012, Petro Vietnam đột ngột tuyên nố rút khỏi dự án này theo chỉ đạo của Chính phủ và xúc tiến tìm đối tác để chuyển giao dự án.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam không tiếp tục làm chủ đầu tư, thực hiện dự án tổ hợp tòa tháp dầu khí khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, công viên giải trí mà chuyển cho PVC làm chủ đầu tư.
Toàn bộ phần vốn và nhân lực, vật lực dự kiến đầu tư cho dự án của Petro Vietnam sẽ dùng để tập trung cho hoạt động ngành nghề kinh doanh chính theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Sau khi tiếp nhận dự án từ Petro Vietnam, PVC thay vì được triển khai trên toàn bộ diện tích khu đất 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (Hà Nội), doanh nghiệp này chỉ được tiếp tục thực hiện dự án với 21,2 ha đất.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu đối với Petro Vietnam, sau khi bàn giao dự án cho PVC, tập đoàn này chỉ tham gia góp vốn làm văn phòng của tập đoàn với mức tối thiểu và không lấy tên của tập đoàn trong dự án này, đổi tên tháp dầu khí sang tên khác.
Theo đăng ký ban đầu của chủ đầu tư, PVN Tower sẽ được xây dựng với quy mô 102 tầng, mang tính biểu trưng của Petro Vietnam với không gian quảng trường, cây xanh và mặt nước. Việc đơn vị này chọn chiều cao 102 tầng với ý nghĩa là tòa nhà “có một không hai” tại Việt Nam.
Công trình này được bố trí không gian ngầm với tầng hầm 1 là dịch vụ công cộng, thương mại; tầng hầm 2 - 5 bố trí đỗ xe, dịch vụ kỹ thuật. Khu tổ hợp khách sạn dầu khí được bố cục thành 3 khối cao từ 24 - 30 tầng tại phía Tây Nam khu đất nghiên cứu quy hoạch, góc ngã ba đường quy hoạch Đại lộ Thăng Long và đường Bảo tàng Dân tộc học - Yên Hòa - Phú Đô. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho toàn dự án khoảng 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, sau đó, do khó khăn về mặt kinh tế, Petro Vietnam đã xin “cắt ngọn” tòa nhà này xuống còn 79 tầng. Đến đầu tháng 1/2012, Petro Vietnam đột ngột tuyên nố rút khỏi dự án này theo chỉ đạo của Chính phủ và xúc tiến tìm đối tác để chuyển giao dự án.