“Phải tập trung thanh tra những bức xúc về đất đai”
Phó thủ tướng chỉ đạo công tác thanh tra 6 tháng cuối năm 2017 và định hướng 2018 của Thanh tra Chính phủ
“Qua giải quyết các vụ việc bức xúc kéo dài, thấy nổi lên các nguyên nhân chính là việc thu hồi đất thực hiện dự án của nhà đầu tư sau đó chuyển mục đích sử dụng đất, làm giá trị tăng lên, sau đó bị thu hồi thì đền bù không thoả đáng cho dân”.
Nhìn nhận trên được Phó thủ tướng Trương Hoà Bình đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng 2017 của Thanh tra Chính phủ, chiều 10/7.
Tại hội nghị, Phó thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình quản lý nhà nước nói chung vẫn còn nhiều tồn tại, tình hình khiếu nại tố cáo của công dân vẫn còn phức tạp, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi, vi phạm pháp luật còn diễn ra trên nhiều lĩnh vực.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, hoạt động của ngành thanh tra vẫn còn những mặt chưa thực sự đáp ứng mong muốn của Chính phủ, kỳ vọng của người dân. Ngành thanh tra vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần lưu ý khắc phục như tiến độ thực hiện một số cuộc thanh tra còn chậm, chất lượng một số kết luận thanh tra còn có mặt hạn chế, số vụ việc chuyển cơ quan điều tra còn ít, hiệu quả công tác tiếp dân chưa cao, giải quyết khiếu nại tố cáo còn chậm, tỉ lệ thấp, có vụ việc còn thiếu khách quan, chính xác, công dân không đồng tình dẫn đến khiếu nại bức xúc, kéo dài.
Phó thủ tướng yêu cầu trong nửa cuối năm, Thanh tra Chính phủ phải tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2017 gắn với thanh tra đột xuất, thanh tra hành chính phải bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, chú ý các lĩnh vực có nhiều tiêu cực, tham nhũng.
Thanh tra chuyên ngành cần quan tâm đến các vấn đề mà dư luận xã hội bức xúc, quá trình thanh tra phải thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền và quy định của pháp luật; chú ý hạn chế chồng chéo trong hoạt động của thanh tra, giữa thanh tra với kiểm toán.
Lưu ý về giải quyết các khiếu kiện bức xúc, đông người hiện nay, Phó thủ tướng nhấn mạnh, công tác này đã được Thủ tướng Chính phủ, thanh tra các cấp vào cuộc quyết liệt, kéo giảm các vụ việc.
Tuy nhiên, việc giải quyết khiếu nại tố cáo đông người đòi hỏi các cấp phải hết sức công tâm, đánh giá đúng bản chất vụ việc để có giải pháp toàn diện trong xử lý và kiến nghị xử lý, bảo đảm quyền lợi Nhà nước, người dân, nhà đầu tư trong giải quyết các vụ việc.
Đặc biệt, Phó thủ tướng chỉ rõ, qua giải quyết các vụ việc bức xúc kéo dài, thấy nổi lên các nguyên nhân chính là việc thu hồi đất thực hiện dự án của nhà đầu tư sau đó chuyển mục đích sử dụng đất, làm giá trị tăng lên, một số vụ việc thực tế thu hồi đất tăng lên, giải quyết lại không thấu tình đạt lý, quyền sử dụng đất ổn định của người dân trước tháng 10/1993 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, sau đó bị thu hồi thì đền bù không thoả đáng cho dân. Đây là nguyên nhân lớn trong các vụ khiếu kiện bức xúc kéo dài.
“Chúng ta tôn trọng quyền lợi nhà đầu tư, Nhà nước cần thúc đẩy sự phát triển, cuộc sống người dân gắn chặt quyền lợi với đất. Do đó, quá trình giải quyết phải hài hoà lợi ích của các bên, các giá trị gia tăng cũng phải giải quyết cho dân, nhưng cũng không để nhà đầu tư thiệt thòi”, Phó thủ tướng lưu ý.
Đồng thời, các quy hoạch phải hết sức công khai, trưng cầu ý kiến dân, phải thấu tình đạt lý, làm tốt công tác bồi thường, tái định cư, dạy nghề… để người dân có cuộc sống tốt hơn. Thanh tra phải tham mưu tốt về hoàn thiện thể chế, công bằng xã hội, công tâm, không chỉ là xử lý vi phạm…
Do đó, Phó thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới mà trước mắt là công tác thanh tra năm 2018, cần tập trung vào các vấn đề bức xúc để chấn chỉnh, nội dung cần tập trung vào công tác quản lý sử dụng đất đai, nhà ở, khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đầu tư, xây dựng, tài chính ngân hàng, xử lý nợ xấu, quản lý thị trường và phòng, chống buôn lậu, hàng giả, đấu thầu thuốc và thiết bị y tế, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, thanh tra chuyên đề diện rộng về chống thất thu thuế, quản lý Nhà nước về nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp…
Báo cáo tại hội nghị của Thanh tra Chính phủ cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, toàn ngành đã triển khai 3.847 cuộc thanh tra hành chính và 136.096 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 29.510 tỷ đồng, 4.978 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 19.521 tỷ đồng và 4.676 ha đất (đã thu hồi 5.536 tỷ đồng); xử phạt vi phạm hành chính 2.469 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 9.988 tỷ đồng, 302 ha đất.
Qua thanh tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 724 tập thể, 22 cá nhân; ban hành 82.074 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 49 vụ, 113 đối tượng; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực.
Nhìn nhận trên được Phó thủ tướng Trương Hoà Bình đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng 2017 của Thanh tra Chính phủ, chiều 10/7.
Tại hội nghị, Phó thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình quản lý nhà nước nói chung vẫn còn nhiều tồn tại, tình hình khiếu nại tố cáo của công dân vẫn còn phức tạp, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi, vi phạm pháp luật còn diễn ra trên nhiều lĩnh vực.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, hoạt động của ngành thanh tra vẫn còn những mặt chưa thực sự đáp ứng mong muốn của Chính phủ, kỳ vọng của người dân. Ngành thanh tra vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần lưu ý khắc phục như tiến độ thực hiện một số cuộc thanh tra còn chậm, chất lượng một số kết luận thanh tra còn có mặt hạn chế, số vụ việc chuyển cơ quan điều tra còn ít, hiệu quả công tác tiếp dân chưa cao, giải quyết khiếu nại tố cáo còn chậm, tỉ lệ thấp, có vụ việc còn thiếu khách quan, chính xác, công dân không đồng tình dẫn đến khiếu nại bức xúc, kéo dài.
Phó thủ tướng yêu cầu trong nửa cuối năm, Thanh tra Chính phủ phải tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2017 gắn với thanh tra đột xuất, thanh tra hành chính phải bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, chú ý các lĩnh vực có nhiều tiêu cực, tham nhũng.
Thanh tra chuyên ngành cần quan tâm đến các vấn đề mà dư luận xã hội bức xúc, quá trình thanh tra phải thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền và quy định của pháp luật; chú ý hạn chế chồng chéo trong hoạt động của thanh tra, giữa thanh tra với kiểm toán.
Lưu ý về giải quyết các khiếu kiện bức xúc, đông người hiện nay, Phó thủ tướng nhấn mạnh, công tác này đã được Thủ tướng Chính phủ, thanh tra các cấp vào cuộc quyết liệt, kéo giảm các vụ việc.
Tuy nhiên, việc giải quyết khiếu nại tố cáo đông người đòi hỏi các cấp phải hết sức công tâm, đánh giá đúng bản chất vụ việc để có giải pháp toàn diện trong xử lý và kiến nghị xử lý, bảo đảm quyền lợi Nhà nước, người dân, nhà đầu tư trong giải quyết các vụ việc.
Đặc biệt, Phó thủ tướng chỉ rõ, qua giải quyết các vụ việc bức xúc kéo dài, thấy nổi lên các nguyên nhân chính là việc thu hồi đất thực hiện dự án của nhà đầu tư sau đó chuyển mục đích sử dụng đất, làm giá trị tăng lên, một số vụ việc thực tế thu hồi đất tăng lên, giải quyết lại không thấu tình đạt lý, quyền sử dụng đất ổn định của người dân trước tháng 10/1993 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, sau đó bị thu hồi thì đền bù không thoả đáng cho dân. Đây là nguyên nhân lớn trong các vụ khiếu kiện bức xúc kéo dài.
“Chúng ta tôn trọng quyền lợi nhà đầu tư, Nhà nước cần thúc đẩy sự phát triển, cuộc sống người dân gắn chặt quyền lợi với đất. Do đó, quá trình giải quyết phải hài hoà lợi ích của các bên, các giá trị gia tăng cũng phải giải quyết cho dân, nhưng cũng không để nhà đầu tư thiệt thòi”, Phó thủ tướng lưu ý.
Đồng thời, các quy hoạch phải hết sức công khai, trưng cầu ý kiến dân, phải thấu tình đạt lý, làm tốt công tác bồi thường, tái định cư, dạy nghề… để người dân có cuộc sống tốt hơn. Thanh tra phải tham mưu tốt về hoàn thiện thể chế, công bằng xã hội, công tâm, không chỉ là xử lý vi phạm…
Do đó, Phó thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới mà trước mắt là công tác thanh tra năm 2018, cần tập trung vào các vấn đề bức xúc để chấn chỉnh, nội dung cần tập trung vào công tác quản lý sử dụng đất đai, nhà ở, khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đầu tư, xây dựng, tài chính ngân hàng, xử lý nợ xấu, quản lý thị trường và phòng, chống buôn lậu, hàng giả, đấu thầu thuốc và thiết bị y tế, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, thanh tra chuyên đề diện rộng về chống thất thu thuế, quản lý Nhà nước về nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp…
Báo cáo tại hội nghị của Thanh tra Chính phủ cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, toàn ngành đã triển khai 3.847 cuộc thanh tra hành chính và 136.096 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 29.510 tỷ đồng, 4.978 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 19.521 tỷ đồng và 4.676 ha đất (đã thu hồi 5.536 tỷ đồng); xử phạt vi phạm hành chính 2.469 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 9.988 tỷ đồng, 302 ha đất.
Qua thanh tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 724 tập thể, 22 cá nhân; ban hành 82.074 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 49 vụ, 113 đối tượng; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực.