Phân bổ 70 nghìn tấn đường nhập theo hạn ngạch
50 nghìn tấn được giao cho doanh nghiệp, thương nhân trực tiếp sử dụng, 20 nghìn tấn cho thương nhân để tinh luyện
Ngày 6/8, lãnh đạo Bộ Công Thương đã ký Thông tư số 22 quy định nhập khẩu các mặt hàng đường, muối, trứng gia cầm theo hạn ngạch năm 2012.
Bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin tại cuộc Họp báo về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 7/2012 và 7 tháng đầu năm 2012, diễn ra tại Hà Nội vào ngày 6/8.
Theo nội dung Thông tư 22, trong tổng số 70 nghìn tấn đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 sẽ được phân bổ cho doanh nghiệp chứ không thực hiện phương thức đấu thầu như đề xuất của Hiệp hội Mía đường Việt Nam trước đó.
Cụ thể, 50 nghìn tấn đường tinh luyện và đường thô sẽ được giao cho các doanh nghiệp, thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất, số còn lại 20 nghìn tấn đường thô cho thương nhân để tinh luyện cung cấp phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Số lượng doanh nghiệp chi tiết được phân bổ theo hạn ngạch không được bà Hà công bố tại cuộc họp.
Lý giải về việc thực hiện phân bổ hạn ngạch thay vì thực hiện đấu thầu để đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp, theo lời bà Hà, việc điều hành hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2012 của Bộ Công Thương theo hướng thận trọng.
“Vụ Xuất Nhập khẩu Bộ Công Thương đã lắng nghe kiến nghị của Hiệp hội Mía đường, cũng như trao đổi với Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương), bộ phận đầu mối phụ trách cam kết. Sau khi nghiên cứu các quy tắc, quy định cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì phương thức quản lý nhập khẩu đường theo hạn ngạch thuế quan là theo phương thức A, tức phân bổ hạn ngạch cho người sử dụng đường cuối cùng phục vụ cho sản xuất”, bà Hà cho biết.
Theo lời bà Hà, trong trường hợp chúng ta điều chỉnh thay đổi phương thức từ phân bổ sang đấu thầu hạn ngạch thì nhất thiết phải đàm phán lại với các nước thành viên WTO. Chính vì thế, Vụ Xuất Nhập khẩu sẽ cùng với Vụ Chính sách Thương mại đa biên tiếp tục nghiên cứu, trao đổi về vấn đề này.
Mới đây, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đồng ý về việc nhập 70 nghìn tấn đường theo lượng hạn ngạch thuế quan. Đồng thời, Bộ Công Thương đã có kiến nghị với Chính phủ về công bố và phân giao ngay hạn ngạch cho các doanh nghiệp.
Bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin tại cuộc Họp báo về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 7/2012 và 7 tháng đầu năm 2012, diễn ra tại Hà Nội vào ngày 6/8.
Theo nội dung Thông tư 22, trong tổng số 70 nghìn tấn đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 sẽ được phân bổ cho doanh nghiệp chứ không thực hiện phương thức đấu thầu như đề xuất của Hiệp hội Mía đường Việt Nam trước đó.
Cụ thể, 50 nghìn tấn đường tinh luyện và đường thô sẽ được giao cho các doanh nghiệp, thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất, số còn lại 20 nghìn tấn đường thô cho thương nhân để tinh luyện cung cấp phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Số lượng doanh nghiệp chi tiết được phân bổ theo hạn ngạch không được bà Hà công bố tại cuộc họp.
Lý giải về việc thực hiện phân bổ hạn ngạch thay vì thực hiện đấu thầu để đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp, theo lời bà Hà, việc điều hành hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2012 của Bộ Công Thương theo hướng thận trọng.
“Vụ Xuất Nhập khẩu Bộ Công Thương đã lắng nghe kiến nghị của Hiệp hội Mía đường, cũng như trao đổi với Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương), bộ phận đầu mối phụ trách cam kết. Sau khi nghiên cứu các quy tắc, quy định cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì phương thức quản lý nhập khẩu đường theo hạn ngạch thuế quan là theo phương thức A, tức phân bổ hạn ngạch cho người sử dụng đường cuối cùng phục vụ cho sản xuất”, bà Hà cho biết.
Theo lời bà Hà, trong trường hợp chúng ta điều chỉnh thay đổi phương thức từ phân bổ sang đấu thầu hạn ngạch thì nhất thiết phải đàm phán lại với các nước thành viên WTO. Chính vì thế, Vụ Xuất Nhập khẩu sẽ cùng với Vụ Chính sách Thương mại đa biên tiếp tục nghiên cứu, trao đổi về vấn đề này.
Mới đây, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đồng ý về việc nhập 70 nghìn tấn đường theo lượng hạn ngạch thuế quan. Đồng thời, Bộ Công Thương đã có kiến nghị với Chính phủ về công bố và phân giao ngay hạn ngạch cho các doanh nghiệp.