“Phao” mới cho ngành tài chính Mỹ
Nhằm hồi sinh thị trường địa ốc Mỹ, Chính phủ nước này đã đưa ra một chương trình mới mang tên “trái phiếu bảo đảm”
Nhằm hồi sinh thị trường địa ốc Mỹ, Chính phủ nước này đã đưa ra một chương trình mới mang tên “trái phiếu bảo đảm”.
Ngay trong ngày đầu tuần này (28/7), Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đã công bố hướng dẫn cho các ngân hàng muốn phát hành trái phiếu bảo đảm để có tiền đầu tư vào lĩnh vực cho vay mua nhà. Bốn ngân hàng cho vay lớn của Mỹ là Citi, Bank of America, JPMorgan Chase và Wells Fargo cho biết họ ủng hộ chương trình này.
Tuy nhiên, chưa có ngân hàng nào trong số này cho biết có kế hoạch phát hành loại trái phiếu này vào thời điểm hiện nay.
Ý tưởng mới
Về bản chất, phát hành trái phiếu bảo đảm là việc một ngân hàng mượn tiền từ các nhà đầu tư bằng cách sử dụng các tài sản trong bảng cân đối kế toán của họ như các khoản vay cầm cố làm tài sản thế chấp. Nhà đầu tư có quyền giành lấy tài sản thế chấp này trong trường hợp ngân hàng phát hành trái phiếu sụp đổ, thay vì phải chịu chung số phận với các chủ nợ khác.
Các ngân hàng ở châu Âu đã sử dụng trái phiếu bảo đảm như một nguồn tài chính cho vay cầm cố hàng đầu trong nhiều năm qua. Hiện thị trường trái phiếu bảo đảm ở đây đã có trị giá hơn 3.000 tỷ USD. Tuy nhiên, trái phiếu bảo đảm chưa từng được phát hành ở Mỹ.
Từ trước tới nay, các tổ chức cho vay ở Mỹ vẫn thiên về việc bán các khoản vay cầm cố của họ cho các nhà đầu tư với tư cách như các loại chứng khoán và quy trình này được gọi là nghiệp vụ chứng khoán hóa. Tuy nhiên, khi các khoản vay dành cho các đối tượng đi vay có tiêu chuẩn tín dụng thấp bắt đầu xấu đi với tốc độ nhanh bất thường kể từ mùa hè năm ngoái, các nhà đầu tư đã rời bỏ thị trường và xu hướng này đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tín dụng làm đóng băng hoạt động cho vay địa ốc và đối với nhiều hoạt động khác trong nền kinh tế.
Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã liên tục cắt giảm lãi suất nhằm đối phó với sự đi xuống của thị trường địa ốc, lãi suất cho vay mua nhà ở Mỹ vẫn liên tục tăng và đang ở mức cao nhất trong vòng gần một thập kỷ trở lại đây.
Trong bối cảnh sự tụt dốc của thị trường địa ốc đe dọa đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái - như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới cảnh báo rằng “trước mắt, thị trường nhà đất Mỹ còn chưa thấy đáy” - các nhà hoạch định chính sách Mỹ và các định chế tài chính trong trạng thái “tơi tả” ở nước này đã tìm đến những ý tưởng mới với hy vọng có thêm những khoản vay mới, đồng thời phá vỡ vòng tròn luẩn quẩn của giá nhà giảm và số vụ tịch biên nhà gia tăng. Trái phiếu bảo đảm là một trong số những ý tưởng như vậy.
“Trái phiếu đảm bảo có khả năng gia tăng nguồn tài chính cho lĩnh vực vay cầm cố, cải thiện các tiêu chuẩn bảo lãnh và tăng cường sức mạnh của các định chế tài chính Mỹ bằng cách cung cấp một nguồn vốn mới giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ”, ông Paulson nói. Ông cũng bày tỏ hy vọng, nỗ lực của các ngân hàng lớn trong lĩnh vực này sẽ khởi động sự phát triển của thị trường.
Động thái này của Chính phủ Mỹ được đưa ngay sau khi Thượng viện nước này phê chuẩn một đạo luật cho phép Bộ Tài chính được mua lại cổ phần trong hai tập đoàn đầu tư cho vay địa ốc khổng lồ của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac. Fannie và Freddie là hai tổ chức cung cấp tài chính cho vay cầm cố lớn nhất ở Mỹ thông qua việc đảm bảo các loại chứng khoán được phát hành dựa trên các khoản vay cầm cố và việc mua lại các khoản vay cầm cố cho danh mục đầu tư của họ.
Hai doanh nghiệp này nắm tổng số 5.000 tỷ USD tiền cho vay cầm cố và trái phiếu phát hành dựa trên các khoản vay này. Trong vòng 1 năm trở lại đây, giá nhà ở Mỹ đã giảm với tốc độ hai con số, khiến cả Phố Wall mỗi lúc thêm lo ngại rằng Fannie và Freddie sẽ đối mặt với những khoản thua lỗ khổng lồ, vượt quá cả nguồn vốn hiện đã mỏng manh của họ.
Mặt lợi và mặt hại
Đối với các nhà đầu tư, một khía cạnh có thể được coi là hấp dẫn của trái phiếu bảo đảm nằm trong chính cấu trúc của loại trái phiếu này. Do trái phiếu bảo đảm được hậu thuẫn bởi một danh mục cụ thể các khoản vay cầm cố hoặc các khoản vay khác, trong trường hợp ngân hàng phát hành gặp sự cố, các nhà đầu tư mua trái phiếu bảo đảm của ngân hàng này sẽ không chịu chung số phận với các chủ nợ nói chung khác.
Đối với các ngân hàng, trái phiếu bảo đảm đem tới một phương thức mới để huy động vốn cho hoạt động cho vay cầm cố giữa lúc mô hình chứng khoán hóa đang ở trong giai đoạn đen tối nhất.
Tuy nhiên, trái phiếu bảo đảm cũng có những hạn chế của nó. Một lý do khiến các ngân hàng ưa thích mô hình chứng khoán hóa là vì việc bán các khoản vay của họ cho một bên thứ ba đem tới cho họ những khoản phí hấp dẫn và loại bỏ được sự cần thiết phải giữ vốn để bảo đảm cho những khoản vay đó.Trong khi đó, trái phiếu bảo đảm - vẫn nằm trên bảng cân đối kế toán - sẽ tạo ra những yếu cầu vốn mới.
Và mặc dù thị trường trái phiếu bảo đảm của châu Âu là rất lớn, thị trường này cũng đã từng phải đương đầu với những mối lo ngại đã từng làm các thị trường nợ khác phải chao đảo. Trên thực tế, cuối năm ngoái, thị trường trái phiếu bảo đảm của Anh đã sụt giảm mạnh mẽ.
Lợi suất trái phiếu bảo đảm do hai ngân hàng Mỹ là Washington Mutual và Bank of America bán tại thị trường châu Âu cũng đã tăng mạnh kể từ khi được phát hành vào năm 2006. Lợi suất trái phiếu tính bằng tổng trái tức năm chia cho giá trái phiếu, do đó giá trái phiếu càng giảm thì lợi suất càng cao.
Ngoài ra, những động thái của Bộ Tài chính Mỹ vẫn không thể làm thay đổi được những yếu tố căn bản của thị trường địa ốc Mỹ. Nếu dựa trên thu nhập và giá thuê nhà, giá nhà ở Mỹ hiện vẫn còn ở mức cao, đồng thời các ngân hàng Mỹ hiện đã trở nên chặt chẽ hơn rất nhiều trong việc xét tiêu chuẩn cho vay.
Cho tới tận khi nào nhu cầu mua nhà ở Mỹ ngừng sụt giảm, những thay đổi trong việc huy động vốn cho vay cầm cố có lẽ mới có tác động nhiều đến bức tranh lớn của thị trường này.
(Theo Fortune)
Ngay trong ngày đầu tuần này (28/7), Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đã công bố hướng dẫn cho các ngân hàng muốn phát hành trái phiếu bảo đảm để có tiền đầu tư vào lĩnh vực cho vay mua nhà. Bốn ngân hàng cho vay lớn của Mỹ là Citi, Bank of America, JPMorgan Chase và Wells Fargo cho biết họ ủng hộ chương trình này.
Tuy nhiên, chưa có ngân hàng nào trong số này cho biết có kế hoạch phát hành loại trái phiếu này vào thời điểm hiện nay.
Ý tưởng mới
Về bản chất, phát hành trái phiếu bảo đảm là việc một ngân hàng mượn tiền từ các nhà đầu tư bằng cách sử dụng các tài sản trong bảng cân đối kế toán của họ như các khoản vay cầm cố làm tài sản thế chấp. Nhà đầu tư có quyền giành lấy tài sản thế chấp này trong trường hợp ngân hàng phát hành trái phiếu sụp đổ, thay vì phải chịu chung số phận với các chủ nợ khác.
Các ngân hàng ở châu Âu đã sử dụng trái phiếu bảo đảm như một nguồn tài chính cho vay cầm cố hàng đầu trong nhiều năm qua. Hiện thị trường trái phiếu bảo đảm ở đây đã có trị giá hơn 3.000 tỷ USD. Tuy nhiên, trái phiếu bảo đảm chưa từng được phát hành ở Mỹ.
Từ trước tới nay, các tổ chức cho vay ở Mỹ vẫn thiên về việc bán các khoản vay cầm cố của họ cho các nhà đầu tư với tư cách như các loại chứng khoán và quy trình này được gọi là nghiệp vụ chứng khoán hóa. Tuy nhiên, khi các khoản vay dành cho các đối tượng đi vay có tiêu chuẩn tín dụng thấp bắt đầu xấu đi với tốc độ nhanh bất thường kể từ mùa hè năm ngoái, các nhà đầu tư đã rời bỏ thị trường và xu hướng này đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tín dụng làm đóng băng hoạt động cho vay địa ốc và đối với nhiều hoạt động khác trong nền kinh tế.
Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã liên tục cắt giảm lãi suất nhằm đối phó với sự đi xuống của thị trường địa ốc, lãi suất cho vay mua nhà ở Mỹ vẫn liên tục tăng và đang ở mức cao nhất trong vòng gần một thập kỷ trở lại đây.
Trong bối cảnh sự tụt dốc của thị trường địa ốc đe dọa đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái - như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới cảnh báo rằng “trước mắt, thị trường nhà đất Mỹ còn chưa thấy đáy” - các nhà hoạch định chính sách Mỹ và các định chế tài chính trong trạng thái “tơi tả” ở nước này đã tìm đến những ý tưởng mới với hy vọng có thêm những khoản vay mới, đồng thời phá vỡ vòng tròn luẩn quẩn của giá nhà giảm và số vụ tịch biên nhà gia tăng. Trái phiếu bảo đảm là một trong số những ý tưởng như vậy.
“Trái phiếu đảm bảo có khả năng gia tăng nguồn tài chính cho lĩnh vực vay cầm cố, cải thiện các tiêu chuẩn bảo lãnh và tăng cường sức mạnh của các định chế tài chính Mỹ bằng cách cung cấp một nguồn vốn mới giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ”, ông Paulson nói. Ông cũng bày tỏ hy vọng, nỗ lực của các ngân hàng lớn trong lĩnh vực này sẽ khởi động sự phát triển của thị trường.
Động thái này của Chính phủ Mỹ được đưa ngay sau khi Thượng viện nước này phê chuẩn một đạo luật cho phép Bộ Tài chính được mua lại cổ phần trong hai tập đoàn đầu tư cho vay địa ốc khổng lồ của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac. Fannie và Freddie là hai tổ chức cung cấp tài chính cho vay cầm cố lớn nhất ở Mỹ thông qua việc đảm bảo các loại chứng khoán được phát hành dựa trên các khoản vay cầm cố và việc mua lại các khoản vay cầm cố cho danh mục đầu tư của họ.
Hai doanh nghiệp này nắm tổng số 5.000 tỷ USD tiền cho vay cầm cố và trái phiếu phát hành dựa trên các khoản vay này. Trong vòng 1 năm trở lại đây, giá nhà ở Mỹ đã giảm với tốc độ hai con số, khiến cả Phố Wall mỗi lúc thêm lo ngại rằng Fannie và Freddie sẽ đối mặt với những khoản thua lỗ khổng lồ, vượt quá cả nguồn vốn hiện đã mỏng manh của họ.
Mặt lợi và mặt hại
Đối với các nhà đầu tư, một khía cạnh có thể được coi là hấp dẫn của trái phiếu bảo đảm nằm trong chính cấu trúc của loại trái phiếu này. Do trái phiếu bảo đảm được hậu thuẫn bởi một danh mục cụ thể các khoản vay cầm cố hoặc các khoản vay khác, trong trường hợp ngân hàng phát hành gặp sự cố, các nhà đầu tư mua trái phiếu bảo đảm của ngân hàng này sẽ không chịu chung số phận với các chủ nợ nói chung khác.
Đối với các ngân hàng, trái phiếu bảo đảm đem tới một phương thức mới để huy động vốn cho hoạt động cho vay cầm cố giữa lúc mô hình chứng khoán hóa đang ở trong giai đoạn đen tối nhất.
Tuy nhiên, trái phiếu bảo đảm cũng có những hạn chế của nó. Một lý do khiến các ngân hàng ưa thích mô hình chứng khoán hóa là vì việc bán các khoản vay của họ cho một bên thứ ba đem tới cho họ những khoản phí hấp dẫn và loại bỏ được sự cần thiết phải giữ vốn để bảo đảm cho những khoản vay đó.Trong khi đó, trái phiếu bảo đảm - vẫn nằm trên bảng cân đối kế toán - sẽ tạo ra những yếu cầu vốn mới.
Và mặc dù thị trường trái phiếu bảo đảm của châu Âu là rất lớn, thị trường này cũng đã từng phải đương đầu với những mối lo ngại đã từng làm các thị trường nợ khác phải chao đảo. Trên thực tế, cuối năm ngoái, thị trường trái phiếu bảo đảm của Anh đã sụt giảm mạnh mẽ.
Lợi suất trái phiếu bảo đảm do hai ngân hàng Mỹ là Washington Mutual và Bank of America bán tại thị trường châu Âu cũng đã tăng mạnh kể từ khi được phát hành vào năm 2006. Lợi suất trái phiếu tính bằng tổng trái tức năm chia cho giá trái phiếu, do đó giá trái phiếu càng giảm thì lợi suất càng cao.
Ngoài ra, những động thái của Bộ Tài chính Mỹ vẫn không thể làm thay đổi được những yếu tố căn bản của thị trường địa ốc Mỹ. Nếu dựa trên thu nhập và giá thuê nhà, giá nhà ở Mỹ hiện vẫn còn ở mức cao, đồng thời các ngân hàng Mỹ hiện đã trở nên chặt chẽ hơn rất nhiều trong việc xét tiêu chuẩn cho vay.
Cho tới tận khi nào nhu cầu mua nhà ở Mỹ ngừng sụt giảm, những thay đổi trong việc huy động vốn cho vay cầm cố có lẽ mới có tác động nhiều đến bức tranh lớn của thị trường này.
(Theo Fortune)