Pháp muốn EU tuần tra biển Đông
Tín hiệu mới nhất cho thấy sự phản đối của cộng đồng quốc tế đối với việc Trung Quốc bành trướng quân sự trên biển Đông
Pháp sẽ hối thúc các nước trong Liên minh châu Âu (EU) phối hợp thực hiện các cuộc tuần tra hàng hải trên biển Đông nhằm đảm bảo sự hiện diện “thường xuyên và rõ rệt” ở vùng biển này.
Theo hãng tin Bloomberg, đây được xem là tín hiệu mới nhất cho thấy sự phản đối của cộng đồng quốc tế đối với việc Trung Quốc bành trướng quân sự trên biển Đông.
Chính phủ Pháp xem việc bảo vệ tự do hàng hải là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trên phương diện kinh tế, và Paris lo ngại rằng việc để mất tự do hàng hải trên biển Đông có thể dẫn tới tình trạng tương tự ở Bắc Băng Dương và Địa Trung Hải - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu ngày 5/6 tại diễn đàn an ninh Shangri-La ở Singapore.
Phát biểu này được ông Le Drian đưa ra trước các quan chức quốc phòng cao cấp đến từ nhiều quốc gia, trong đó có các quan chức Trung Quốc.
“Nếu chúng ta muốn kiềm chế nguy cơ xung đột, chúng ta phải bảo vệ quyền tự do hàng hải, và tự mình bảo vệ quyền này”, ông Le Drian nói.
Ông Le Drian cũng nói rằng từ đầu năm đến nay, hải quân Pháp đã ba lần triển khai tuần tra ở một số khu vực của biển Đông. “Mỗi năm vài lần, tàu hải quân Pháp đi qua khu vực này, và chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành công việc đó”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp phát biểu.
Đến nay, các nước châu Âu vẫn hối thúc các bên tuyên bố chủ quyền trên biển Đông giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, đồng thời kêu gọi duy trì tự do hàng hải tại một trong những tuyến đường biển đông đúc nhất thế giới này. Tuy nhiên, châu Âu vẫn chưa có tăng cường mạnh mẽ sự hiện diện quân sự trên biển Đông.
“Đây là một thông điệp: Pháp sẽ tiếp tục có mặt tại các diễn đàn quốc tế. Pháp sẽ tiếp tục hành động bằng cách đưa tàu và máy bay của mình tới bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, ông Le Drian phát biểu.
Ông Le Drian cũng nói rằng ông cảm thấy tiếc khi Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc chưa đạt được bước tiến lớn tới một bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).
Phát biểu tại diễn đàn Shangri-La hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói Trung Quốc đang có nguy cơ dựng lên một “vạn lý trường thành tự cô lập mình” ở châu Á vì những hành động của nước này trên biển Đông. Ông Carter cũng nói việc Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông là “chưa từng có tiền lệ”.
Một quan chức cấp cao Pháp tiết lộ rằng nước này sẽ đàm phán với các đối tác EU trong tuần tới về vấn đề biển Đông, và trọng tâm là đảm bảo rằng hải quân các nước EU sẽ thường xuyên đi qua vùng biển này.
Một số nước như Anh và Hà Lan đã thường xuyên cử tàu hải quân đi qua biển Đông, nên Pháp hiện đang quan tâm tới việc phối hợp tuần tra để đảm bảo không có khoảng trống lớn nào trong sự hiện diện của EU trên vùng biển - vị quan chức đề nghị giấu tên nói.
Vị này cũng nói, một khả năng khác là những nước có hải quân nhỏ hơn trong EU hoặc những nước ít liên quan đến biển Đông có thể cử tàu đi cùng với lực lượng làm nhiệm vụ của Pháp để giảm thiểu những khó khăn về tiếp tế.
Theo hãng tin Bloomberg, đây được xem là tín hiệu mới nhất cho thấy sự phản đối của cộng đồng quốc tế đối với việc Trung Quốc bành trướng quân sự trên biển Đông.
Chính phủ Pháp xem việc bảo vệ tự do hàng hải là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trên phương diện kinh tế, và Paris lo ngại rằng việc để mất tự do hàng hải trên biển Đông có thể dẫn tới tình trạng tương tự ở Bắc Băng Dương và Địa Trung Hải - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu ngày 5/6 tại diễn đàn an ninh Shangri-La ở Singapore.
Phát biểu này được ông Le Drian đưa ra trước các quan chức quốc phòng cao cấp đến từ nhiều quốc gia, trong đó có các quan chức Trung Quốc.
“Nếu chúng ta muốn kiềm chế nguy cơ xung đột, chúng ta phải bảo vệ quyền tự do hàng hải, và tự mình bảo vệ quyền này”, ông Le Drian nói.
Ông Le Drian cũng nói rằng từ đầu năm đến nay, hải quân Pháp đã ba lần triển khai tuần tra ở một số khu vực của biển Đông. “Mỗi năm vài lần, tàu hải quân Pháp đi qua khu vực này, và chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành công việc đó”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp phát biểu.
Đến nay, các nước châu Âu vẫn hối thúc các bên tuyên bố chủ quyền trên biển Đông giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, đồng thời kêu gọi duy trì tự do hàng hải tại một trong những tuyến đường biển đông đúc nhất thế giới này. Tuy nhiên, châu Âu vẫn chưa có tăng cường mạnh mẽ sự hiện diện quân sự trên biển Đông.
“Đây là một thông điệp: Pháp sẽ tiếp tục có mặt tại các diễn đàn quốc tế. Pháp sẽ tiếp tục hành động bằng cách đưa tàu và máy bay của mình tới bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, ông Le Drian phát biểu.
Ông Le Drian cũng nói rằng ông cảm thấy tiếc khi Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc chưa đạt được bước tiến lớn tới một bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).
Phát biểu tại diễn đàn Shangri-La hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói Trung Quốc đang có nguy cơ dựng lên một “vạn lý trường thành tự cô lập mình” ở châu Á vì những hành động của nước này trên biển Đông. Ông Carter cũng nói việc Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông là “chưa từng có tiền lệ”.
Một quan chức cấp cao Pháp tiết lộ rằng nước này sẽ đàm phán với các đối tác EU trong tuần tới về vấn đề biển Đông, và trọng tâm là đảm bảo rằng hải quân các nước EU sẽ thường xuyên đi qua vùng biển này.
Một số nước như Anh và Hà Lan đã thường xuyên cử tàu hải quân đi qua biển Đông, nên Pháp hiện đang quan tâm tới việc phối hợp tuần tra để đảm bảo không có khoảng trống lớn nào trong sự hiện diện của EU trên vùng biển - vị quan chức đề nghị giấu tên nói.
Vị này cũng nói, một khả năng khác là những nước có hải quân nhỏ hơn trong EU hoặc những nước ít liên quan đến biển Đông có thể cử tàu đi cùng với lực lượng làm nhiệm vụ của Pháp để giảm thiểu những khó khăn về tiếp tế.