Pháp ngập ngừng trừng phạt Nga
Ông Hollande nói, Tổng thống Nga Vladimir Putin “không muốn sáp nhập miền Đông Ukraine - ông ấy đã nói với tôi như thế”
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói, ông muốn phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga, nếu cuộc đàm phán sắp diễn ra trong tháng này về cuộc khủng hoảng ở Ukraine đạt kết quả tích cực.
Theo tin từ BBC, tuy vậy, ông Hollande không nói rõ lệnh trừng phạt nào có thể được xóa bỏ. Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014.
Ông Hollande nói, Tổng thống Nga Vladimir Putin “không muốn sáp nhập miền Đông Ukraine - ông ấy đã nói với tôi như thế”.
Trước đó, Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cũng đã lên tiếng cho rằng không nên tăng cường trừng phạt Nga.
Ông Gabriel, một chính trị gia trung tả như ông Hollande, nói rằng, các lệnh trừng phạt nhằm mục đích buộc Nga phải đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tuy nhiên, theo ông Gabriel, một số lực lượng ở Mỹ và châu Âu muốn dùng lệnh trừng phạt để bóp nghẹt Nga, và điều này đặt ra “rủi ro dẫn tới xung đột lớn”.
“Chúng tôi muốn giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng không muốn đẩy nước Nga vào cảnh suy sụp”, ông Gabriel nói với tờ báo Bild am Sonntag.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết, các cuộc pháo kích thi thoảng vẫn xảy ra giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai ở miền Đông nước này bất chấp thỏa thuận ngừng bắn. Vào cuối tháng 12 vừa qua, hai bên đã trao đổi hàng trăm tù binh.
Một số chính trị gia EU đã kêu gọi nới lỏng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Các lệnh trừng phạt mà phương Tây tung ra đã nhằm vào ngành ngân hàng, năng lượng, vũ khí của Nga, cũng như các nhân vật thân cận với Tổng thống Putin. Các chính trị gia Italy, Hungary và Slovakia nằm trong số những người muốn Nga được nới trừng phạt.
Nhiều quốc gia EU phụ thuộc vào nguồn khí đốt nhập khẩu từ Nga, nên lệnh trừng phạt đã làm dấy lên những quan ngại mới về an ninh năng lượng trong khu vực.
Ngoài ra, việc Nga trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu một loạt mặt hàng nông sản và đồ uống của phương Tây cũng khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu khốn đốn. Chưa kể, khó khăn kinh tế khiến số lượng người Nga đi du lịch ở châu Âu suy giảm.
“Lệnh trừng phạt cần phải được dỡ bỏ nếu tình hình có tiến triển. Nếu không có tiến triển nào, lệnh trừng phạt sẽ được giữ nguyên”, ông Hollande nói trên kênh phát thanh France Inter.
Tổng thống Pháp xác nhận, một hộ nghị thượng đỉnh Pháp-Đức-Nga-Ukraine sẽ được tổ chức ở Astana, Kazakhstan vào ngày 15/1 tới đây, với nội dung chủ yếu là tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy vậy, Hollande nói, ông sẽ chỉ tới Astana nếu cuộc đàm phán thực sự có khả năng đem lại kết quả khả quan.
Phương Tây cáo buộc Nga đưa vũ khí hạng nặng và quân tiếp viện cho lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Nga thừa nhận rằng “các tình nguyện viên” người Nga đã đến đó, nhưng phủ nhận việc cung cấp lính chuyên nghiệp và vũ khí hiện đại cho quân ly khai Ukraine.
Theo tin từ BBC, tuy vậy, ông Hollande không nói rõ lệnh trừng phạt nào có thể được xóa bỏ. Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014.
Ông Hollande nói, Tổng thống Nga Vladimir Putin “không muốn sáp nhập miền Đông Ukraine - ông ấy đã nói với tôi như thế”.
Trước đó, Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cũng đã lên tiếng cho rằng không nên tăng cường trừng phạt Nga.
Ông Gabriel, một chính trị gia trung tả như ông Hollande, nói rằng, các lệnh trừng phạt nhằm mục đích buộc Nga phải đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tuy nhiên, theo ông Gabriel, một số lực lượng ở Mỹ và châu Âu muốn dùng lệnh trừng phạt để bóp nghẹt Nga, và điều này đặt ra “rủi ro dẫn tới xung đột lớn”.
“Chúng tôi muốn giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng không muốn đẩy nước Nga vào cảnh suy sụp”, ông Gabriel nói với tờ báo Bild am Sonntag.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết, các cuộc pháo kích thi thoảng vẫn xảy ra giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai ở miền Đông nước này bất chấp thỏa thuận ngừng bắn. Vào cuối tháng 12 vừa qua, hai bên đã trao đổi hàng trăm tù binh.
Một số chính trị gia EU đã kêu gọi nới lỏng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Các lệnh trừng phạt mà phương Tây tung ra đã nhằm vào ngành ngân hàng, năng lượng, vũ khí của Nga, cũng như các nhân vật thân cận với Tổng thống Putin. Các chính trị gia Italy, Hungary và Slovakia nằm trong số những người muốn Nga được nới trừng phạt.
Nhiều quốc gia EU phụ thuộc vào nguồn khí đốt nhập khẩu từ Nga, nên lệnh trừng phạt đã làm dấy lên những quan ngại mới về an ninh năng lượng trong khu vực.
Ngoài ra, việc Nga trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu một loạt mặt hàng nông sản và đồ uống của phương Tây cũng khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu khốn đốn. Chưa kể, khó khăn kinh tế khiến số lượng người Nga đi du lịch ở châu Âu suy giảm.
“Lệnh trừng phạt cần phải được dỡ bỏ nếu tình hình có tiến triển. Nếu không có tiến triển nào, lệnh trừng phạt sẽ được giữ nguyên”, ông Hollande nói trên kênh phát thanh France Inter.
Tổng thống Pháp xác nhận, một hộ nghị thượng đỉnh Pháp-Đức-Nga-Ukraine sẽ được tổ chức ở Astana, Kazakhstan vào ngày 15/1 tới đây, với nội dung chủ yếu là tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy vậy, Hollande nói, ông sẽ chỉ tới Astana nếu cuộc đàm phán thực sự có khả năng đem lại kết quả khả quan.
Phương Tây cáo buộc Nga đưa vũ khí hạng nặng và quân tiếp viện cho lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Nga thừa nhận rằng “các tình nguyện viên” người Nga đã đến đó, nhưng phủ nhận việc cung cấp lính chuyên nghiệp và vũ khí hiện đại cho quân ly khai Ukraine.