Phát sai bản tin dự báo thiên tai bị phạt đến 50 triệu đồng
Chính phủ quyết định tăng mức phạt đối với hành vi truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai
Cơ quan được giao nhiệm vụ nhưng truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn sẽ bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định 84/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 173/2013/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành.
Ngoài mức phạt trên, nghị định cũng quy định việc truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm so với thời gian quy định cũng bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Nghị định cũng quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn gồm: vi phạm các quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về cung cấp, khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về tác động vào thời tiết và các hành vi vi phạm khác về khí tượng thủy văn quy định tại nghị định này.
Nghị định 173/2013 quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính theo quy định, trong đó có hình thức tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 - 12 tháng. Nghị định 84/2017 đã tăng thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lên từ 3 - 24 tháng.
Nghị định 84/2017 cũng quy định tăng mức phạt đối với hành vi hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có giấy phép lên từ 25 - 30 triệu đồng. Mức phạt cũ chỉ từ 10 - 15 triệu đồng.
Nghị định 84/2017 quy định nếu hoạt động không đúng với nội dung ghi trong giấy phép; sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép; hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khi giấy phép đã hết hạn bị phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng; phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với hành vi giao cho cá nhân, tổ chức sử dụng giấy phép hoặc sử dụng giấy phép của cá nhân, tổ chức trái quy định.
Nghị định 84/2017 cũng quy định rõ, tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 - 6 tháng đối với hành vi không tổ chức hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ khi được cấp giấy phép mà không thông báo lý do cho cơ quan cấp giấy phép.
Tước quyền sử dụng giấy phép từ 6 -12 tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Gian lận trong việc kê khai nội dung đề nghị cấp giấy phép; tiếp tục hoạt động khi đã có quyết định đình chỉ hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 12 - 24 tháng đối với hành vi lợi dụng giấy phép thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Nghị định 84/2017 cũng bổ sung mức phạt đối với hành vi vi phạm về hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Cụ thể, phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn 3 lần liên tiếp trong 1 tháng không đủ độ tin cậy; phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Mức phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; không tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy trình đánh giá chất lượng trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định 84/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 173/2013/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành.
Ngoài mức phạt trên, nghị định cũng quy định việc truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm so với thời gian quy định cũng bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Nghị định cũng quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn gồm: vi phạm các quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về cung cấp, khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về tác động vào thời tiết và các hành vi vi phạm khác về khí tượng thủy văn quy định tại nghị định này.
Nghị định 173/2013 quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính theo quy định, trong đó có hình thức tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 - 12 tháng. Nghị định 84/2017 đã tăng thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lên từ 3 - 24 tháng.
Nghị định 84/2017 cũng quy định tăng mức phạt đối với hành vi hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có giấy phép lên từ 25 - 30 triệu đồng. Mức phạt cũ chỉ từ 10 - 15 triệu đồng.
Nghị định 84/2017 quy định nếu hoạt động không đúng với nội dung ghi trong giấy phép; sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép; hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khi giấy phép đã hết hạn bị phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng; phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với hành vi giao cho cá nhân, tổ chức sử dụng giấy phép hoặc sử dụng giấy phép của cá nhân, tổ chức trái quy định.
Nghị định 84/2017 cũng quy định rõ, tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 - 6 tháng đối với hành vi không tổ chức hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ khi được cấp giấy phép mà không thông báo lý do cho cơ quan cấp giấy phép.
Tước quyền sử dụng giấy phép từ 6 -12 tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Gian lận trong việc kê khai nội dung đề nghị cấp giấy phép; tiếp tục hoạt động khi đã có quyết định đình chỉ hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 12 - 24 tháng đối với hành vi lợi dụng giấy phép thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Nghị định 84/2017 cũng bổ sung mức phạt đối với hành vi vi phạm về hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Cụ thể, phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn 3 lần liên tiếp trong 1 tháng không đủ độ tin cậy; phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Mức phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; không tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy trình đánh giá chất lượng trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.