Phát triển điện hạt nhân: Cần lường trước thách thức lớn
Việc lập kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở một số địa phương tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của dư luận
Việc lập kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở một số địa phương tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Xung quanh vấn đề này, hiện vẫn còn có nhiều ý kiến khác biệt. Để độc giả có thêm thông tin tham khảo, VnEconomy đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với TS. Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện Năng lượng (Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Sạch hơn, rẻ hơn, ổn định hơn?
Thưa ông, điện hạt nhân là một trong những phương án đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng được chú ý, nhưng hiện vẫn còn những ý kiến trái ngược nhau…
Nếu được đánh giá đúng vai trò, điện hạt nhân sẽ có triển vọng phát triển rất tốt ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có những thách thức lớn cần phải lường trước.
Công nghiệp điện hạt nhân trên thế giới đã có lịch sử phát triển hơn 50 năm. Những năm cuối thập kỷ 70, điện hạt nhân đã phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, sự cố Three Mile Island (Mỹ ) năm 1979 và thảm hoạ Chernobyl (Liên Xô cũ ) năm 1986 đã làm chậm lại tốc độ của ngành năng lượng mới này.
Nhưng đầu thế kỷ 21, công nghiệp điện hạt nhân đã có bước phát triển mới. Hiện trên thế giới có khoảng 440 lò đang hoạt động, 31 lò đang được xây dựng tính đến năm 2007, cùng nhiều lò đang có kế hoạch xây dựng.
Trong khi đó, theo dự báo trong hai thập kỷ tới, Việt Nam phải phát triển gấp 7-8 lần khả năng cung cấp điện hiện tại mới đảm bảo nhu cầu của nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải xây dựng mới các nhà máy để cung cấp thêm hơn 80.000 MW điện.
Như vậy, việc tìm kiếm một nguồn cung cấp đảm bảo với giá thành rẻ và ổn định đang là vấn đề sống còn đối với nền kinh tế.
Nhưng điện hạt nhân thực sự có là nguồn năng lượng sạch và rẻ?
Các nghiên cứu về giá thành sản xuất điện của Pháp, Phần Lan, Mỹ, Nhật Bản đều đi đến kết luận rằng điện hạt nhân có giá thành rẻ hơn so với các nhà máy phát điện sử dụng than, dầu hoặc khí từ 10-20%, tùy thuộc vào các điều kiện xây dựng và vận hành. Đặc biệt, trong điều kiện giá nhiên liệu ngày càng tăng nhanh thì giá thành sản xuất điện hạt nhân lại càng trở nên cạnh tranh hơn.
Giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường cũng làm tăng ưu thế của điện hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân không phát thải khí CO2.
Vậy thì với một nhà máy có công suất 1.000 MW, chi phí đầu tư ban đầu sẽ như thế nào?
Mặc dù đã được cải tiến và tiêu chuẩn hoá các thiết kế để giảm chi phí, nhưng việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân vẫn đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn và thời gian xây dựng dài, với các công nghệ phức tạp.
Nguồn vốn đầu tư cho một tổ máy phát điện 1.000 MW có thể lên tới hơn 2 tỷ USD.
Ngoài ra, nguồn nhiên liệu cung cấp cho hoạt động của các nhà máy này có ổn định và tin cậy?
Nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn nhưng chi phí vận hành rẻ. Khi xây đưa vào vận hành, nguyên liệu chủ yếu là các bó thanh nhiên liệu (thông thường là uranium). Nhiên liệu sẽ trải qua quãng thời gian vài năm trong lò phản ứng.
Theo các số liệu đã khảo sát, nguồn nhiên liệu uranium được phân bố khá dồi dào tại Úc, Canada, Nam Phi, Kazakhstan, Brazil, Mỹ, Nga… đủ đảm bảo cung ứng cho ngành công nghiệp hạt nhân trong thời gian dài.
Đó là chưa tính tới việc sử dụng nhiên liệu hỗn hợp và sự phát triển công nghệ lò tái sinh sẽ đem lại cơ hội sử dụng nhiên liệu là thorium lên tới hàng nghìn năm.
“Một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn”
Khi phát triển các nhà máy điện hạt nhân, chúng ta sẽ phải phụ thuộc vào công nghệ của nuớc ngoài. Tính an toàn của những công trình này sẽ được bảo đảm như thế nào?
Xu hướng gần đây cho thấy lò nước nhẹ công suất lớn (bao gồm cả lò nước sôi và lò nước áp lực) đang chiếm ưu thế trong các dự án đang được xây dựng, cũng như các dự án có kế hoạch xây dựng.
Trên thế giới hiện hình thành 3 liên minh cung cấp thiết bị lớn là Westinghouse - Toshiba, Areva - Mitshubishi, General Electric - Hitachi. Ngoài ra, Atomstroi của Nga cũng là nhà thầu có nhiều dự án đang xây dựng ở nước ngoài.
Lựa chọn công nghệ phù hợp với các đặc thù của Việt Nam cũng sẽ là một thách thức lớn cho những người có trách nhiệm đặt nền móng cho ngành công nghiệp nguyên tử.
Tuy nhiên vận hành và bảo dưỡng nhà máy an toàn trong một thời gian dài từ 40 – 60 năm mới là nỗi quan tâm lo lắng nhất. Một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả và thiệt hại to lớn.
Không giống như các nhà máy điện khác, vấn đề an toàn ở đây bao gồm cả vấn đề bảo vệ nhà máy chống lại mối đe doạ phá hoại từ bên ngoài (đe doạ gây thảm hoạ phóng xạ), và bảo vệ nguyên liệu hạt nhân.
Sự hậu thuẫn và ủng hộ của các cường quốc, cũng như các nước trong khu vực là một yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh của các công trình này. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ trong nước cũng phải được đào tạo để tiếp nhận công nghệ mới trong thời gian sớm nhất. Tất cả những vấn đề này trong kế hoạch cũng đang được cân nhắc .
Chất thải hạt nhân cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Bài toán này sẽ được giải quyết như thế nào?
Chất thải phóng xạ hiện là một vấn đề chưa có được hướng giải quyết triệt để.
Sau ba năm sử dụng, các thanh nhiên liệu đã cháy được coi là chất thải hoạt độ cao. Tại nhiều nước các chất bó thanh nhiên liệu này được lưu giữ tại nhà máy (thời hạn có thể đến 50 năm) rồi được vận chuyển đến địa điểm lưu trữ lâu dài.
Tuy nhiên, chưa nước nào có được một địa điểm ổn định lưu giữ chất phóng xạ cao này trong thời gian dài (1.000 - 100.000 năm), mà mới chỉ ở mức độ mô phỏng trên mô hình (Pháp). Nhưng các nghiên cứu về xử lý và quản lý chất thải hoạt độ cao đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm đầu tư nghiên cứu.
Hy vọng, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, sẽ sớm có giải pháp tối ưu cho vấn đề này trong thời gian tới.
Khi lập kế hoạch xây dựng các nhà mày điện hạt nhân, các ông có tổ chức thăm dò ý kiến nhân dân?
Các cuộc triển lãm và thăm dò dư luận tại Hà Nội, Tp.HCM, Ninh Thuận, Phú Yên do Viện Năng lượng và Viện Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ) tiến hành trong ba năm, cho thấy tỷ lệ ủng hộ của dân chúng rất cao.
Cụ thể, 90% thấy sự cần thiết của điện hạt nhân, 47,7% coi điện hạt nhân có ích và an toàn, chỉ có 4,6% coi là nguy hiểm.
Tuy nhiên, sự ủng hộ này đang bị giảm sút do thiếu sự tuyên truyền và những thông tin phổ cập. Khi ngành công nghiệp điện hạt nhân chứng minh được giá trị kinh tế, tính an toàn, bảo vệ môi trường, chắc chắn nó sẽ nhận được sự đồng thuận cao hơn.
Sẽ trình Quốc hội dự án điện hạt nhân
Hiện tại, để chuẩn bị cho những nhà máy đầu tiên có thể khởi công, Viện Năng lượng đã và đang làm những gì?
Việc chuẩn bị cho phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đã được dự kiến từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên mới chỉ dừng ở nghiên cứu tổng quan.
Công việc chuẩn bị đã được triển khai từ 2002, khi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo đầu tư) xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Báo cáo này đã được Viện Năng lượng phối hợp cùng một số cơ quan liên quan khác trình Thủ tướng vào tháng 8/2005.
Cuối tháng tư vừa qua, Viện Năng lượng đã được Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam tiếp tục giao nhiệm vụ lập báo cáo đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại địa điểm Phước Dinh 1 và Phước Dinh 2 (Ninh Thuận).
Theo kế hoạch thì báo cáo đầu tư xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân này sẽ trình Hội đồng Thẩm định Nhà nước, sau đó vào tháng 5/2009 sẽ trình Quốc hội. Mỗi địa điểm dự kiến xây dựng hai tổ máy. Mỗi tổ máy có công suất 1.000 MW. Dự kiến, tổ máy đầu tiên sẽ đi vào vận hành năm 2020.
Viện Năng lượng đồng thời đang tiến hành lập hai báo cáo quy hoạch địa điểm chi tiết tại Phước Dinh và Vĩnh Hải để có thể sớm trình Bộ Công Thương phê duyệt địa điểm, nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng nhà máy.
Ngoài ra, để đáp ứng việc phát triển nhiều tổ máy điện hạt nhân trong tương lai, việc tiến hành tìm kiếm thêm các địa điểm khác là hết sức cần thiết. Công việc qui hoạch các địa điểm tiềm năng này đang được Viện nghiên cứu và sẽ sớm có báo cáo cụ thể.
Xung quanh vấn đề này, hiện vẫn còn có nhiều ý kiến khác biệt. Để độc giả có thêm thông tin tham khảo, VnEconomy đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với TS. Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện Năng lượng (Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Sạch hơn, rẻ hơn, ổn định hơn?
Thưa ông, điện hạt nhân là một trong những phương án đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng được chú ý, nhưng hiện vẫn còn những ý kiến trái ngược nhau…
Nếu được đánh giá đúng vai trò, điện hạt nhân sẽ có triển vọng phát triển rất tốt ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có những thách thức lớn cần phải lường trước.
Công nghiệp điện hạt nhân trên thế giới đã có lịch sử phát triển hơn 50 năm. Những năm cuối thập kỷ 70, điện hạt nhân đã phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, sự cố Three Mile Island (Mỹ ) năm 1979 và thảm hoạ Chernobyl (Liên Xô cũ ) năm 1986 đã làm chậm lại tốc độ của ngành năng lượng mới này.
Nhưng đầu thế kỷ 21, công nghiệp điện hạt nhân đã có bước phát triển mới. Hiện trên thế giới có khoảng 440 lò đang hoạt động, 31 lò đang được xây dựng tính đến năm 2007, cùng nhiều lò đang có kế hoạch xây dựng.
Trong khi đó, theo dự báo trong hai thập kỷ tới, Việt Nam phải phát triển gấp 7-8 lần khả năng cung cấp điện hiện tại mới đảm bảo nhu cầu của nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải xây dựng mới các nhà máy để cung cấp thêm hơn 80.000 MW điện.
Như vậy, việc tìm kiếm một nguồn cung cấp đảm bảo với giá thành rẻ và ổn định đang là vấn đề sống còn đối với nền kinh tế.
Nhưng điện hạt nhân thực sự có là nguồn năng lượng sạch và rẻ?
Các nghiên cứu về giá thành sản xuất điện của Pháp, Phần Lan, Mỹ, Nhật Bản đều đi đến kết luận rằng điện hạt nhân có giá thành rẻ hơn so với các nhà máy phát điện sử dụng than, dầu hoặc khí từ 10-20%, tùy thuộc vào các điều kiện xây dựng và vận hành. Đặc biệt, trong điều kiện giá nhiên liệu ngày càng tăng nhanh thì giá thành sản xuất điện hạt nhân lại càng trở nên cạnh tranh hơn.
Giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường cũng làm tăng ưu thế của điện hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân không phát thải khí CO2.
Vậy thì với một nhà máy có công suất 1.000 MW, chi phí đầu tư ban đầu sẽ như thế nào?
Mặc dù đã được cải tiến và tiêu chuẩn hoá các thiết kế để giảm chi phí, nhưng việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân vẫn đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn và thời gian xây dựng dài, với các công nghệ phức tạp.
Nguồn vốn đầu tư cho một tổ máy phát điện 1.000 MW có thể lên tới hơn 2 tỷ USD.
Ngoài ra, nguồn nhiên liệu cung cấp cho hoạt động của các nhà máy này có ổn định và tin cậy?
Nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn nhưng chi phí vận hành rẻ. Khi xây đưa vào vận hành, nguyên liệu chủ yếu là các bó thanh nhiên liệu (thông thường là uranium). Nhiên liệu sẽ trải qua quãng thời gian vài năm trong lò phản ứng.
Theo các số liệu đã khảo sát, nguồn nhiên liệu uranium được phân bố khá dồi dào tại Úc, Canada, Nam Phi, Kazakhstan, Brazil, Mỹ, Nga… đủ đảm bảo cung ứng cho ngành công nghiệp hạt nhân trong thời gian dài.
Đó là chưa tính tới việc sử dụng nhiên liệu hỗn hợp và sự phát triển công nghệ lò tái sinh sẽ đem lại cơ hội sử dụng nhiên liệu là thorium lên tới hàng nghìn năm.
“Một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn”
Khi phát triển các nhà máy điện hạt nhân, chúng ta sẽ phải phụ thuộc vào công nghệ của nuớc ngoài. Tính an toàn của những công trình này sẽ được bảo đảm như thế nào?
Xu hướng gần đây cho thấy lò nước nhẹ công suất lớn (bao gồm cả lò nước sôi và lò nước áp lực) đang chiếm ưu thế trong các dự án đang được xây dựng, cũng như các dự án có kế hoạch xây dựng.
Trên thế giới hiện hình thành 3 liên minh cung cấp thiết bị lớn là Westinghouse - Toshiba, Areva - Mitshubishi, General Electric - Hitachi. Ngoài ra, Atomstroi của Nga cũng là nhà thầu có nhiều dự án đang xây dựng ở nước ngoài.
Lựa chọn công nghệ phù hợp với các đặc thù của Việt Nam cũng sẽ là một thách thức lớn cho những người có trách nhiệm đặt nền móng cho ngành công nghiệp nguyên tử.
Tuy nhiên vận hành và bảo dưỡng nhà máy an toàn trong một thời gian dài từ 40 – 60 năm mới là nỗi quan tâm lo lắng nhất. Một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả và thiệt hại to lớn.
Không giống như các nhà máy điện khác, vấn đề an toàn ở đây bao gồm cả vấn đề bảo vệ nhà máy chống lại mối đe doạ phá hoại từ bên ngoài (đe doạ gây thảm hoạ phóng xạ), và bảo vệ nguyên liệu hạt nhân.
Sự hậu thuẫn và ủng hộ của các cường quốc, cũng như các nước trong khu vực là một yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh của các công trình này. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ trong nước cũng phải được đào tạo để tiếp nhận công nghệ mới trong thời gian sớm nhất. Tất cả những vấn đề này trong kế hoạch cũng đang được cân nhắc .
Chất thải hạt nhân cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Bài toán này sẽ được giải quyết như thế nào?
Chất thải phóng xạ hiện là một vấn đề chưa có được hướng giải quyết triệt để.
Sau ba năm sử dụng, các thanh nhiên liệu đã cháy được coi là chất thải hoạt độ cao. Tại nhiều nước các chất bó thanh nhiên liệu này được lưu giữ tại nhà máy (thời hạn có thể đến 50 năm) rồi được vận chuyển đến địa điểm lưu trữ lâu dài.
Tuy nhiên, chưa nước nào có được một địa điểm ổn định lưu giữ chất phóng xạ cao này trong thời gian dài (1.000 - 100.000 năm), mà mới chỉ ở mức độ mô phỏng trên mô hình (Pháp). Nhưng các nghiên cứu về xử lý và quản lý chất thải hoạt độ cao đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm đầu tư nghiên cứu.
Hy vọng, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, sẽ sớm có giải pháp tối ưu cho vấn đề này trong thời gian tới.
Khi lập kế hoạch xây dựng các nhà mày điện hạt nhân, các ông có tổ chức thăm dò ý kiến nhân dân?
Các cuộc triển lãm và thăm dò dư luận tại Hà Nội, Tp.HCM, Ninh Thuận, Phú Yên do Viện Năng lượng và Viện Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ) tiến hành trong ba năm, cho thấy tỷ lệ ủng hộ của dân chúng rất cao.
Cụ thể, 90% thấy sự cần thiết của điện hạt nhân, 47,7% coi điện hạt nhân có ích và an toàn, chỉ có 4,6% coi là nguy hiểm.
Tuy nhiên, sự ủng hộ này đang bị giảm sút do thiếu sự tuyên truyền và những thông tin phổ cập. Khi ngành công nghiệp điện hạt nhân chứng minh được giá trị kinh tế, tính an toàn, bảo vệ môi trường, chắc chắn nó sẽ nhận được sự đồng thuận cao hơn.
Sẽ trình Quốc hội dự án điện hạt nhân
Hiện tại, để chuẩn bị cho những nhà máy đầu tiên có thể khởi công, Viện Năng lượng đã và đang làm những gì?
Việc chuẩn bị cho phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đã được dự kiến từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên mới chỉ dừng ở nghiên cứu tổng quan.
Công việc chuẩn bị đã được triển khai từ 2002, khi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo đầu tư) xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Báo cáo này đã được Viện Năng lượng phối hợp cùng một số cơ quan liên quan khác trình Thủ tướng vào tháng 8/2005.
Cuối tháng tư vừa qua, Viện Năng lượng đã được Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam tiếp tục giao nhiệm vụ lập báo cáo đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại địa điểm Phước Dinh 1 và Phước Dinh 2 (Ninh Thuận).
Theo kế hoạch thì báo cáo đầu tư xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân này sẽ trình Hội đồng Thẩm định Nhà nước, sau đó vào tháng 5/2009 sẽ trình Quốc hội. Mỗi địa điểm dự kiến xây dựng hai tổ máy. Mỗi tổ máy có công suất 1.000 MW. Dự kiến, tổ máy đầu tiên sẽ đi vào vận hành năm 2020.
Viện Năng lượng đồng thời đang tiến hành lập hai báo cáo quy hoạch địa điểm chi tiết tại Phước Dinh và Vĩnh Hải để có thể sớm trình Bộ Công Thương phê duyệt địa điểm, nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng nhà máy.
Ngoài ra, để đáp ứng việc phát triển nhiều tổ máy điện hạt nhân trong tương lai, việc tiến hành tìm kiếm thêm các địa điểm khác là hết sức cần thiết. Công việc qui hoạch các địa điểm tiềm năng này đang được Viện nghiên cứu và sẽ sớm có báo cáo cụ thể.