Phát triển trong áp lực cạnh tranh
SJC đã trở nên quen thuộc, như một tiêu chuẩn “bất thành văn” trong các giao dịch, hoạt động đầu tư trên thị trường vàng
Vị trí số 1 trên thị trường vàng của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là tuyệt đối. Nhưng trước một thị trường có tốc độ phát triển nhanh, áp lực cạnh tranh ngày một lớn, định hướng SJC đặt ra là tập trung phát huy các thế mạnh, năng động và hiệu quả để củng cố vị thế của mình.
Trong khoảng ba năm gần đây, thị trường vàng Việt Nam bắt đầu đón những dòng chảy mới: những thương hiệu mới ra đời; nhiều thành viên đi trước không ngừng mở rộng quy mô và ảnh hưởng; bên cạnh nhu cầu tiêu dùng và tích trữ, hoạt động đầu tư ngày một sôi động ở giao dịch vàng vật chất và qua tài khoản. Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng này là áp lực cạnh tranh gia tăng, ngay cả với SJC – đơn vị chiếm thị phần áp đảo trên thị trường.
Về áp lực đó, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc SJC cho rằng: “Rõ ràng là người tiêu dùng, nhà đầu tư ngày càng có nhiều lựa chọn hơn. Vàng được xem là một loại tiền tệ nên cạnh tranh về giá trị quy đổi giữa các đầu mối cung cấp không có nhiều khác biệt. Nhưng vàng là một sản phẩm của niềm tin. Tạo được niềm tin đã khó, củng cố và phát huy giá trị niềm tin đó càng khó hơn. Mặt khác, với một thị trường phát triển nhanh, tính chuyên nghiệp và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng đòi hỏi cao hơn. Đó là những yếu tố thường trực trong chiến lược hoạt động của chúng tôi. SJC luôn nỗ lực phát huy các thế mạnh để khẳng định vị thế của mình”.
Hơn hai mươi năm hoạt động, thương hiệu SJC đã trở nên quen thuộc, như một tiêu chuẩn “bất thành văn” trong các giao dịch, hoạt động đầu tư trên thị trường vàng Việt Nam. Thế mạnh thương hiệu của SJC là một giá trị nổi bật. Giá trị này tích lũy từ truyền thống, từ nỗ lực không ngừng nghỉ qua các thời kỳ trong áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cung ứng và cả ở khả năng tạo lập thị trường.
Nhiều đánh giá chuyên môn cũng cho thấy SJC đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường vàng Việt Nam, cả ở hoạt động sản xuất và kinh doanh. Và không phải ngẫu nhiên mà năm 2009 và đầu năm 2010, thị trường biến động mạnh và nảy sinh những bất cập, SJC là đầu mối được cơ quan quản lý định hướng ở vai trò điều tiết, thông qua năng lực nhập khẩu và sản xuất.
Tất nhiên, vị thế của SJC chỉ thực sự khẳng định khi có được quy mô hoạt động lớn, mạnh và hiệu quả. Cho đến thời điểm này, đây vẫn là doanh nghiệp liên tiếp lập mới những kỷ lục của thị trường và cũng là của chính mình; đây là thành viên của Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á; là địa chỉ tổ chức và quy tụ cho hoạt động nổi bật nhất của ngành hàng năm với các kỳ Hội chợ Quốc tế Trang sức…
Năm 2009, con số hơn 3,3 tỷ USD doanh thu mà SJC đạt được tiếp tục cho thấy quy mô hoạt động của doanh nghiệp này. Sản lượng vàng miếng trong năm 2009 cũng đạt gần 1,6 triệu lượng, một con số dẫn đầu tuyệt đối các doanh nghiệp sản xuất vàng Việt Nam. Đáng chú ý là quy mô đó được đặt trong năm đặc biệt khó khăn, khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh từ khủng hoảng thế giới, mãi lực thị trường vàng giảm rất mạnh.
Theo Tổng giám đốc Nguyễn Thành Long, sản xuất và kinh doanh vàng miếng tiếp tục là chiến lược trọng tâm trong kế hoạch phát triển của SJC. Năm 2010, một sản phẩm đột phá của công ty này là thỏi vàng SJC 10 lượng ra đời và lần đầu tiên có mặt trên thị trường, tạo thêm lựa chọn cũng như định hướng mới trong giao dịch. “Đây cũng là sản phẩm tiêu biểu cho tính chủ động của SJC trên thị trường, chủ động trong cạnh tranh, và chúng tôi tin sản phẩm này sẽ nhanh chóng thành công”, ông Long nói.
Cũng theo Tổng giám đốc SJC, bên cạnh thế mạnh về sản xuất vàng miếng, SJC đang tập trung để đẩy mạnh hoạt động sản xuất nữ trang và xuất khẩu. Đây cũng là hai hoạt động nổi bật của đầu tàu SJC, đang có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây. Như trong năm 2009, sản lượng nữ trang của Công ty đã tăng 55% so với năm trước.
Ngay ở thị trường nữ trang, SJC cũng đang thể hiện năng lực cạnh tranh cao cũng như linh hoạt trong những giải pháp ứng xử với thị trường. Chỉ riêng năm 2009, đầu mối này đã đưa ra thị trường hơn 1.500 mẫu nữ trang mới, tung ra loại sản phẩm 10K với ưu thế về giá để cạnh tranh với hàng ngoại nhập và nhanh chóng được thị trường đón nhận…
Có vị thế dẫn đầu, thương hiệu mạnh và sự hiệu quả, linh hoạt đó trong hoạt động, SJC tự tin để đón nhận những áp lực của cạnh tranh. Chính những áp lực này cũng là động cơ để Công ty có những bước tiến mạnh hơn, nhanh hơn trên thị trường vàng Việt Nam.
Trong khoảng ba năm gần đây, thị trường vàng Việt Nam bắt đầu đón những dòng chảy mới: những thương hiệu mới ra đời; nhiều thành viên đi trước không ngừng mở rộng quy mô và ảnh hưởng; bên cạnh nhu cầu tiêu dùng và tích trữ, hoạt động đầu tư ngày một sôi động ở giao dịch vàng vật chất và qua tài khoản. Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng này là áp lực cạnh tranh gia tăng, ngay cả với SJC – đơn vị chiếm thị phần áp đảo trên thị trường.
Về áp lực đó, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc SJC cho rằng: “Rõ ràng là người tiêu dùng, nhà đầu tư ngày càng có nhiều lựa chọn hơn. Vàng được xem là một loại tiền tệ nên cạnh tranh về giá trị quy đổi giữa các đầu mối cung cấp không có nhiều khác biệt. Nhưng vàng là một sản phẩm của niềm tin. Tạo được niềm tin đã khó, củng cố và phát huy giá trị niềm tin đó càng khó hơn. Mặt khác, với một thị trường phát triển nhanh, tính chuyên nghiệp và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng đòi hỏi cao hơn. Đó là những yếu tố thường trực trong chiến lược hoạt động của chúng tôi. SJC luôn nỗ lực phát huy các thế mạnh để khẳng định vị thế của mình”.
Hơn hai mươi năm hoạt động, thương hiệu SJC đã trở nên quen thuộc, như một tiêu chuẩn “bất thành văn” trong các giao dịch, hoạt động đầu tư trên thị trường vàng Việt Nam. Thế mạnh thương hiệu của SJC là một giá trị nổi bật. Giá trị này tích lũy từ truyền thống, từ nỗ lực không ngừng nghỉ qua các thời kỳ trong áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cung ứng và cả ở khả năng tạo lập thị trường.
Nhiều đánh giá chuyên môn cũng cho thấy SJC đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường vàng Việt Nam, cả ở hoạt động sản xuất và kinh doanh. Và không phải ngẫu nhiên mà năm 2009 và đầu năm 2010, thị trường biến động mạnh và nảy sinh những bất cập, SJC là đầu mối được cơ quan quản lý định hướng ở vai trò điều tiết, thông qua năng lực nhập khẩu và sản xuất.
Tất nhiên, vị thế của SJC chỉ thực sự khẳng định khi có được quy mô hoạt động lớn, mạnh và hiệu quả. Cho đến thời điểm này, đây vẫn là doanh nghiệp liên tiếp lập mới những kỷ lục của thị trường và cũng là của chính mình; đây là thành viên của Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á; là địa chỉ tổ chức và quy tụ cho hoạt động nổi bật nhất của ngành hàng năm với các kỳ Hội chợ Quốc tế Trang sức…
Năm 2009, con số hơn 3,3 tỷ USD doanh thu mà SJC đạt được tiếp tục cho thấy quy mô hoạt động của doanh nghiệp này. Sản lượng vàng miếng trong năm 2009 cũng đạt gần 1,6 triệu lượng, một con số dẫn đầu tuyệt đối các doanh nghiệp sản xuất vàng Việt Nam. Đáng chú ý là quy mô đó được đặt trong năm đặc biệt khó khăn, khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh từ khủng hoảng thế giới, mãi lực thị trường vàng giảm rất mạnh.
Theo Tổng giám đốc Nguyễn Thành Long, sản xuất và kinh doanh vàng miếng tiếp tục là chiến lược trọng tâm trong kế hoạch phát triển của SJC. Năm 2010, một sản phẩm đột phá của công ty này là thỏi vàng SJC 10 lượng ra đời và lần đầu tiên có mặt trên thị trường, tạo thêm lựa chọn cũng như định hướng mới trong giao dịch. “Đây cũng là sản phẩm tiêu biểu cho tính chủ động của SJC trên thị trường, chủ động trong cạnh tranh, và chúng tôi tin sản phẩm này sẽ nhanh chóng thành công”, ông Long nói.
Cũng theo Tổng giám đốc SJC, bên cạnh thế mạnh về sản xuất vàng miếng, SJC đang tập trung để đẩy mạnh hoạt động sản xuất nữ trang và xuất khẩu. Đây cũng là hai hoạt động nổi bật của đầu tàu SJC, đang có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây. Như trong năm 2009, sản lượng nữ trang của Công ty đã tăng 55% so với năm trước.
Ngay ở thị trường nữ trang, SJC cũng đang thể hiện năng lực cạnh tranh cao cũng như linh hoạt trong những giải pháp ứng xử với thị trường. Chỉ riêng năm 2009, đầu mối này đã đưa ra thị trường hơn 1.500 mẫu nữ trang mới, tung ra loại sản phẩm 10K với ưu thế về giá để cạnh tranh với hàng ngoại nhập và nhanh chóng được thị trường đón nhận…
Có vị thế dẫn đầu, thương hiệu mạnh và sự hiệu quả, linh hoạt đó trong hoạt động, SJC tự tin để đón nhận những áp lực của cạnh tranh. Chính những áp lực này cũng là động cơ để Công ty có những bước tiến mạnh hơn, nhanh hơn trên thị trường vàng Việt Nam.