Phe ủng hộ giá dầu cao trong OPEC thắng thế
Đây là lần đầu tiên trong ít nhất 20 năm qua, cuộc họp của OPEC kết thúc mà không có được sự đồng thuận về sản lượng
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã bất ngờ không đạt được thỏa thuận về hạn ngạch sản lượng khai thác trong cuộc họp vừa kết thúc.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, đây là lần đầu tiên trong ít nhất 20 năm qua, cuộc họp của OPEC kết thúc mà không có được sự đồng thuận về sản lượng.
Saudi Arabia, “anh cả” của OPEC, đồng thời là thành viên có chủ trương tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu, đã không đạt được mục tiêu này trong cuộc họp hôm qua của khối. Sáu quốc gia khác, dẫn đầu là Iran và Venezuela, đã kiên quyết chống lại đề xuất này.
“Đây là một trong những cuộc họp tồi tệ nhất mà chúng tôi từng có. Chúng tôi đã không thể đạt được thỏa thuận nào”, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia Ali al-Naimi phát biểu sau cuộc họp kéo dài 5 giờ đồng hồ diễn ra ngày 8/6 tại Vienna, Áo.
Phản ứng trước bất đồng trong nội bộ OPEC - tổ chức chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô toàn cầu - giá dầu thô tại thị trường New York đã tăng 2,7% ngay trong 20 phút sau khi cuộc họp kết thúc.
Trong cuộc họp này, Saudi Arabia cùng với các nước đồng minh vùng Vịnh là Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cộng thêm Iraq và Nigeria đề xuất tăng hạn ngạch khai thác của khối thêm 1,5 triệu thùng/ngày. Nhưng các thành viên khác, gồm Iran, Ecuador, Venezuela, Algeria, Angola và Lybia cương quyết phản đối, với lý do giá dầu thế giới có thể lao dốc mạnh nếu hạn ngạch sản lượng của khối được nâng lên.
Rốt cục, phe phản đối thắng thế vì Iran hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của OPEC.
“Kết quả cuộc họp này có phần gây bất ngờ, vì từ trước tới nay, Saudi Arabia vẫn thường đạt được kỳ vọng của họ trong các cuộc họp OPEC”, ông Mike Wittner, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu lửa của ngân hàng Societe Generale tại New York, phát biểu trên Bloomberg.
Chốt phiên giao dịch ngày 8/6, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7 tại New York tăng 1,65 USD/thùng (1,7%), lên 100,74 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tại thị trường London cũng tăng thêm 1%, lên 117,94 USD/thùng lúc đóng cửa.
“Giá dầu thô đang được hỗ trợ bởi không có sự nhất trí trong OPEC. Thị trường vẫn đang trong tình trạng thiếu nguồn cung”, ông Andrey Kryuchenkov, một nhà phân tích thuộc Công ty VTB Capital tại London, nhận định.
Theo dự báo của ngân hàng Goldman Sachs, nhu cầu dầu của thế giới gia tăng sẽ khiến sản lượng dự trữ của OPEC thu hẹp trong năm tới. Goldman Sachs cho rằng, giá dầu Brent sẽ đạt mức 120 USD/thùng trong 6 tháng tới và 130 USD/thùng trong 1 năm tới.
Giới phân tích nhận định, thất bại của Saudi Arabia trong cuộc họp lần này có thể phản ánh sức mạnh đi xuống của nước này do ảnh hưởng của tình hình bất ổn chính trị thời gian qua ở khu vực Trung Đông. Thậm chí, đã có một số ý kiến cho rằng, Iran - nước sản xuất nhiều dầu thứ hai trong OPEC - đã thay thế Saudi Arabia ở cương vị “anh cả” của khối này.
Với việc OPEC không nhất trí tăng hạn ngạch khai thác, nhiệm vụ hạ nhiệt giá dầu sẽ đổ lên vai Saudi Arabia. Nước này có thể rơi vào trạng thái “quá sức” nếu phải sản xuất thêm 1,9 triệu thùng dầu mỗi ngày để đáp ứng mức nhu cầu 30,87 triệu thùng/ngày đối với dầu của OPEC theo dự báo mà tổ chức này đưa ra cho quý 3 năm nay.
Từ đầu năm tới nay, giá dầu lửa đã tăng 10%, làm gia tăng nguồn thu cho các nước xuất khẩu dầu, nhưng đồng thời cũng đe dọa sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và có nguy cơ châm ngòi cho sự bùng nổ của lạm phát.
Mức hạn ngạch chính thức của OPEC hiện nay là 24,8 triệu thùng ngày cho các thành viên trừ Iraq - nước được miễn trừ khỏi hệ thống hạn ngạch - áp dụng kể từ tháng 12/2008. Trong tháng 4 vừa qua, 11 nước chịu áp hạn ngạch của OPEC sản xuất 26,2 triệu thùng, cộng thêm cả sản lượng của Iraq là 28,8 triệu thùng/ngày.
Mức sản lượng dự trữ của OPEC hiện là 4,5 triệu thùng/ngày, chủ yếu tập trung tại Saudi Arabia.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, đây là lần đầu tiên trong ít nhất 20 năm qua, cuộc họp của OPEC kết thúc mà không có được sự đồng thuận về sản lượng.
Saudi Arabia, “anh cả” của OPEC, đồng thời là thành viên có chủ trương tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu, đã không đạt được mục tiêu này trong cuộc họp hôm qua của khối. Sáu quốc gia khác, dẫn đầu là Iran và Venezuela, đã kiên quyết chống lại đề xuất này.
“Đây là một trong những cuộc họp tồi tệ nhất mà chúng tôi từng có. Chúng tôi đã không thể đạt được thỏa thuận nào”, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia Ali al-Naimi phát biểu sau cuộc họp kéo dài 5 giờ đồng hồ diễn ra ngày 8/6 tại Vienna, Áo.
Phản ứng trước bất đồng trong nội bộ OPEC - tổ chức chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô toàn cầu - giá dầu thô tại thị trường New York đã tăng 2,7% ngay trong 20 phút sau khi cuộc họp kết thúc.
Trong cuộc họp này, Saudi Arabia cùng với các nước đồng minh vùng Vịnh là Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cộng thêm Iraq và Nigeria đề xuất tăng hạn ngạch khai thác của khối thêm 1,5 triệu thùng/ngày. Nhưng các thành viên khác, gồm Iran, Ecuador, Venezuela, Algeria, Angola và Lybia cương quyết phản đối, với lý do giá dầu thế giới có thể lao dốc mạnh nếu hạn ngạch sản lượng của khối được nâng lên.
Rốt cục, phe phản đối thắng thế vì Iran hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của OPEC.
“Kết quả cuộc họp này có phần gây bất ngờ, vì từ trước tới nay, Saudi Arabia vẫn thường đạt được kỳ vọng của họ trong các cuộc họp OPEC”, ông Mike Wittner, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu lửa của ngân hàng Societe Generale tại New York, phát biểu trên Bloomberg.
Chốt phiên giao dịch ngày 8/6, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7 tại New York tăng 1,65 USD/thùng (1,7%), lên 100,74 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tại thị trường London cũng tăng thêm 1%, lên 117,94 USD/thùng lúc đóng cửa.
“Giá dầu thô đang được hỗ trợ bởi không có sự nhất trí trong OPEC. Thị trường vẫn đang trong tình trạng thiếu nguồn cung”, ông Andrey Kryuchenkov, một nhà phân tích thuộc Công ty VTB Capital tại London, nhận định.
Theo dự báo của ngân hàng Goldman Sachs, nhu cầu dầu của thế giới gia tăng sẽ khiến sản lượng dự trữ của OPEC thu hẹp trong năm tới. Goldman Sachs cho rằng, giá dầu Brent sẽ đạt mức 120 USD/thùng trong 6 tháng tới và 130 USD/thùng trong 1 năm tới.
Giới phân tích nhận định, thất bại của Saudi Arabia trong cuộc họp lần này có thể phản ánh sức mạnh đi xuống của nước này do ảnh hưởng của tình hình bất ổn chính trị thời gian qua ở khu vực Trung Đông. Thậm chí, đã có một số ý kiến cho rằng, Iran - nước sản xuất nhiều dầu thứ hai trong OPEC - đã thay thế Saudi Arabia ở cương vị “anh cả” của khối này.
Với việc OPEC không nhất trí tăng hạn ngạch khai thác, nhiệm vụ hạ nhiệt giá dầu sẽ đổ lên vai Saudi Arabia. Nước này có thể rơi vào trạng thái “quá sức” nếu phải sản xuất thêm 1,9 triệu thùng dầu mỗi ngày để đáp ứng mức nhu cầu 30,87 triệu thùng/ngày đối với dầu của OPEC theo dự báo mà tổ chức này đưa ra cho quý 3 năm nay.
Từ đầu năm tới nay, giá dầu lửa đã tăng 10%, làm gia tăng nguồn thu cho các nước xuất khẩu dầu, nhưng đồng thời cũng đe dọa sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và có nguy cơ châm ngòi cho sự bùng nổ của lạm phát.
Mức hạn ngạch chính thức của OPEC hiện nay là 24,8 triệu thùng ngày cho các thành viên trừ Iraq - nước được miễn trừ khỏi hệ thống hạn ngạch - áp dụng kể từ tháng 12/2008. Trong tháng 4 vừa qua, 11 nước chịu áp hạn ngạch của OPEC sản xuất 26,2 triệu thùng, cộng thêm cả sản lượng của Iraq là 28,8 triệu thùng/ngày.
Mức sản lượng dự trữ của OPEC hiện là 4,5 triệu thùng/ngày, chủ yếu tập trung tại Saudi Arabia.