Philippines “dịu giọng” với Mỹ trước cuộc đàm phán biển Đông
Philippines dường như đang “dịu giọng” với Mỹ trước khi tiến hành đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biển Đông
Philippines dường như đang “dịu giọng” với Mỹ trước khi tiến hành đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, hãng tin Bloomberg cho hay.
Năm ngoái, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte liên tục có những phát ngôn chỉ trích gay gắt Mỹ và Tổng thống nước này khi đó là ông Barack Obama. Ông Duterte từng nói ông Obama “nên xuống địa ngục” sau khi nhà lãnh đạo Mỹ phản đối chiến dịch chống ma túy đẫm máu do ông khởi xướng. Trong một chuyến thăm Trung Quốc, ông Duterte thậm chí còn tuyên bố Philippines “ly thân với Mỹ”. Bên cạnh đó, ông Duterte cũng tuyên bố sẽ mua thêm vũ khí từ Nga.
Tuy nhiên, giờ đây Chính phủ của ông Duterte lại muốn Mỹ tích cực thúc đẩy an ninh và hợp tác ở biển Đông - theo lời quyền Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo. Ông Manalo cũng phủ nhận có mâu thuẫn giữa hai quốc gia vốn là đồng minh quân sự lâu năm.
“Mối quan hệ của chúng tôi với Mỹ là mạnh mẽ và sống động”, ông Manalo, người được bổ nhiệm vào tháng trước, nói với Bloomberg trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại văn phòng ở Manila. “Chìa khóa ở đây là không để những vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến cốt lõi của mối quan hệ”.
Thái độ thân thiện với Mỹ được Philippines thể hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh gia tăng sau khi một quan chức Trung Quốc nói nước này sẽ thiết lập các trạm quan sát ở bãi cạn tranh chấp Scarborough cách 250 km từ bờ biển Philippines. Dù Philippines đã chấp nhận đề xuất của Trung Quốc về đàm phán song phương về tranh chấp trên biển Đông vào tháng tới, những thông điệp trái chiều vẫn được tiếp tục phát đi từ Manila.
“Trung Quốc đã và đang gây ra một số vấn đề trên biển Đông, thậm chí là trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Điều này đi ngược lại những điều mà Tổng thống Duterte có thể mong muốn”, chuyên gia cấp cao Malcolm Cook thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận xét. “Và ông Manalo, một nhà ngoại giao lâu năm, có thể phản ánh quan điểm của Chính phủ Philippines rằng Mỹ là đối tác kinh tế và đối tác an ninh quan trọng nhất của Philippines”.
Tuần trước, ông Duterte nói Philippines nên chiếm đóng tất cả các thực thể tranh chấp chưa bị chiếm trên biển Đông để khẳng định yêu sách chủ quyền. Tuy đã được phát ngôn viên Tổng thống Philippines là ông Ernesto Abella rút lại sau đó, những tuyên bố này của ông Duterte cho thấy sự trái ngược hoàn toàn với những gì mà chính ông đã nói trong chuyến thăm Trung Quốc vào năm ngoái, chuyến thăm mà Philippines ký kết với Trung Quốc các thỏa thuận đầu tư trị giá 24 tỷ USD.
“Chúng ta phải xây nhà ở đó và chuẩn bị cho việc cư trú ở đó”, ông Duterte nói với các nhà báo. Thậm chí, ông còn tuyên bố sẽ thăm đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Manalo cũng cho biết Mỹ và Philippines đang bàn về kế hoạch cho một cuộc gặp giữa ông Duterte và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong năm nay. Về phần mình, ông Manalo dự kiến sẽ có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vào tháng tới.
“Chúng tôi có một mối quan hệ lâu năm với Mỹ và chúng tôi muốn phát triển quan hệ đó”, ông Manalo nói. “Với Trung Quốc, chúng tôi đang xây dựng những cầu nối để cải thiện quan hệ”.
Theo ông Manalo, hiện Philippines và Trung Quốc chưa chốt ngày cụ thể cho cuộc đàm phán song phương dự kiến diễn ra vào tháng 5 về vấn đề biển Đông. Ông Manalo cho biết cuộc đàm phán này không phải là diễn đàn duy nhất cho các cuộc thảo luận giữa các quan chức Philippines và Trung Quốc. Gần đây, đã diễn ra các cuộc gặp giữa các nhà hoạch định chính sách kinh tế và lãnh đạo lực lượng bảo vệ bờ biển hai nước.
Ông Manalo khẳng định phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế và năm ngoái phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông sẽ giữ vai trò hậu thuẫn Philippines trong cuộc đàm phán với Trung Quốc. “Theo như chúng tôi được biết, phán quyết đó đã trở thành một phần trong luật”, ông Manalo nói.
Tuy nhiên, chính quyền Duterte vẫn muốn cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc - một trong những đối tác thương mại lớn nhất, và Mỹ - đồng minh thân cận nhất kể khi Philippines giành độc lập vào năm 1946.
“Chúng tôi muốn chứng kiến Mỹ và Trung Quốc cùng giữ vai trò thúc đẩy ổn định và hợp tác trong khu vực”, ông Manalo nói. “Đó là vai trò tích cực không chỉ chúng tôi mà tất cả các quốc gia trong khu vực cùng muốn chứng kiến”.
Năm ngoái, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte liên tục có những phát ngôn chỉ trích gay gắt Mỹ và Tổng thống nước này khi đó là ông Barack Obama. Ông Duterte từng nói ông Obama “nên xuống địa ngục” sau khi nhà lãnh đạo Mỹ phản đối chiến dịch chống ma túy đẫm máu do ông khởi xướng. Trong một chuyến thăm Trung Quốc, ông Duterte thậm chí còn tuyên bố Philippines “ly thân với Mỹ”. Bên cạnh đó, ông Duterte cũng tuyên bố sẽ mua thêm vũ khí từ Nga.
Tuy nhiên, giờ đây Chính phủ của ông Duterte lại muốn Mỹ tích cực thúc đẩy an ninh và hợp tác ở biển Đông - theo lời quyền Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo. Ông Manalo cũng phủ nhận có mâu thuẫn giữa hai quốc gia vốn là đồng minh quân sự lâu năm.
“Mối quan hệ của chúng tôi với Mỹ là mạnh mẽ và sống động”, ông Manalo, người được bổ nhiệm vào tháng trước, nói với Bloomberg trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại văn phòng ở Manila. “Chìa khóa ở đây là không để những vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến cốt lõi của mối quan hệ”.
Thái độ thân thiện với Mỹ được Philippines thể hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh gia tăng sau khi một quan chức Trung Quốc nói nước này sẽ thiết lập các trạm quan sát ở bãi cạn tranh chấp Scarborough cách 250 km từ bờ biển Philippines. Dù Philippines đã chấp nhận đề xuất của Trung Quốc về đàm phán song phương về tranh chấp trên biển Đông vào tháng tới, những thông điệp trái chiều vẫn được tiếp tục phát đi từ Manila.
“Trung Quốc đã và đang gây ra một số vấn đề trên biển Đông, thậm chí là trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Điều này đi ngược lại những điều mà Tổng thống Duterte có thể mong muốn”, chuyên gia cấp cao Malcolm Cook thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận xét. “Và ông Manalo, một nhà ngoại giao lâu năm, có thể phản ánh quan điểm của Chính phủ Philippines rằng Mỹ là đối tác kinh tế và đối tác an ninh quan trọng nhất của Philippines”.
Tuần trước, ông Duterte nói Philippines nên chiếm đóng tất cả các thực thể tranh chấp chưa bị chiếm trên biển Đông để khẳng định yêu sách chủ quyền. Tuy đã được phát ngôn viên Tổng thống Philippines là ông Ernesto Abella rút lại sau đó, những tuyên bố này của ông Duterte cho thấy sự trái ngược hoàn toàn với những gì mà chính ông đã nói trong chuyến thăm Trung Quốc vào năm ngoái, chuyến thăm mà Philippines ký kết với Trung Quốc các thỏa thuận đầu tư trị giá 24 tỷ USD.
“Chúng ta phải xây nhà ở đó và chuẩn bị cho việc cư trú ở đó”, ông Duterte nói với các nhà báo. Thậm chí, ông còn tuyên bố sẽ thăm đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Manalo cũng cho biết Mỹ và Philippines đang bàn về kế hoạch cho một cuộc gặp giữa ông Duterte và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong năm nay. Về phần mình, ông Manalo dự kiến sẽ có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vào tháng tới.
“Chúng tôi có một mối quan hệ lâu năm với Mỹ và chúng tôi muốn phát triển quan hệ đó”, ông Manalo nói. “Với Trung Quốc, chúng tôi đang xây dựng những cầu nối để cải thiện quan hệ”.
Theo ông Manalo, hiện Philippines và Trung Quốc chưa chốt ngày cụ thể cho cuộc đàm phán song phương dự kiến diễn ra vào tháng 5 về vấn đề biển Đông. Ông Manalo cho biết cuộc đàm phán này không phải là diễn đàn duy nhất cho các cuộc thảo luận giữa các quan chức Philippines và Trung Quốc. Gần đây, đã diễn ra các cuộc gặp giữa các nhà hoạch định chính sách kinh tế và lãnh đạo lực lượng bảo vệ bờ biển hai nước.
Ông Manalo khẳng định phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế và năm ngoái phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông sẽ giữ vai trò hậu thuẫn Philippines trong cuộc đàm phán với Trung Quốc. “Theo như chúng tôi được biết, phán quyết đó đã trở thành một phần trong luật”, ông Manalo nói.
Tuy nhiên, chính quyền Duterte vẫn muốn cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc - một trong những đối tác thương mại lớn nhất, và Mỹ - đồng minh thân cận nhất kể khi Philippines giành độc lập vào năm 1946.
“Chúng tôi muốn chứng kiến Mỹ và Trung Quốc cùng giữ vai trò thúc đẩy ổn định và hợp tác trong khu vực”, ông Manalo nói. “Đó là vai trò tích cực không chỉ chúng tôi mà tất cả các quốc gia trong khu vực cùng muốn chứng kiến”.