Philippines tính mua vũ khí Nga, Trung Quốc để đánh phiến quân
Ông Duterte nói sẽ không chấp nhận việc mua vũ khí đã qua sử dụng từ Mỹ nữa
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ mua vũ khí mới “đập hộp” cho cuộc chiến chống lại các tổ chức nổi loạn ở nước này, trong đó có các nhóm phiến quân Hồi giáo. Ông Duterte nói sẽ không chấp nhận việc mua vũ khí đã qua sử dụng từ Mỹ nữa.
Trong vòng 2 tuần qua, khoảng 3.000 binh sỹ thuộc lực lượng chính phủ Philippines đã chiến đấu với 400 phần tử phiến quân Maute - một nhóm thân tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) - khi nhóm này chiếm thành phố Marawi thuộc đảo Mindanao, miền Nam Philippines. Đến ngày 5/6, quân đội Philippines vẫn chưa thể giải phóng thành phố Marawi khỏi nhóm Maute.
Trong chiến dịch này, quân đội Philippines sử dụng máy bay, xe bọc thép, và súng trường đều là vũ khí đã qua sử dụng của Mỹ được tân trang lại.
“Tôi sẽ không tiếp tục chấp nhận thiết bị quân sự đã qua sử dụng nữa”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Duterte phát biểu trước các binh sỹ tại một căn cứ ở Mindanao vào hôm thứ Sáu. “Tôi không muốn những thứ vũ khí mà người Mỹ đưa cho nữa. Dưới thời của tôi, sẽ không có tàu chiến đã qua sử dụng. Vũ khí sẽ phải là vũ khí hoàn toàn mới”.
Ông Duterte nói ông sẽ mua các hệ thống vũ khí mới tinh và hiện đại “cho dù tôi có phải trả gấp đôi tiền”, và sẽ tìm mua những thiết bị như máy bay, tàu, máy bay không người lái và súng từ Trung Quốc và Nga - hai đối thủ truyền thống của Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Philippines.
Từ năm 2000, Mỹ đã hỗ trợ quân sự trị giá khoảng 800 triệu USD cho Philippines, bao gồm máy bay không người lái, trực thăng, súng trường tấn công và các trang thiết bị chiến đấu như radio, kính nhìn đêm…
Ngân sách quân sự Philippines đã dành hơn 100 tỷ Peso, tương đương 2 tỷ USD, để hiện đại hóa thiết bị quân sự theo một kế hoạch 5 năm. Theo đó, trong năm nay, nước này sẽ chi khoảng 25 tỷ Peso để mua vũ khí từ Hàn Quốc và Israel.
Philippines đã đặt mua hai tàu vận tải quân sự cỡ lớn từ Indonesia và 12 máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 từ Hàn Quốc.
“Đến khi tôi hết nhiệm kỳ, chúng ta sẽ có khoảng 24 chiến đấu cơ. Tôi sẽ mua thêm 12 cái nữa”, ông Duterte nói.
Trong vòng 2 tuần qua, khoảng 3.000 binh sỹ thuộc lực lượng chính phủ Philippines đã chiến đấu với 400 phần tử phiến quân Maute - một nhóm thân tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) - khi nhóm này chiếm thành phố Marawi thuộc đảo Mindanao, miền Nam Philippines. Đến ngày 5/6, quân đội Philippines vẫn chưa thể giải phóng thành phố Marawi khỏi nhóm Maute.
Trong chiến dịch này, quân đội Philippines sử dụng máy bay, xe bọc thép, và súng trường đều là vũ khí đã qua sử dụng của Mỹ được tân trang lại.
“Tôi sẽ không tiếp tục chấp nhận thiết bị quân sự đã qua sử dụng nữa”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Duterte phát biểu trước các binh sỹ tại một căn cứ ở Mindanao vào hôm thứ Sáu. “Tôi không muốn những thứ vũ khí mà người Mỹ đưa cho nữa. Dưới thời của tôi, sẽ không có tàu chiến đã qua sử dụng. Vũ khí sẽ phải là vũ khí hoàn toàn mới”.
Ông Duterte nói ông sẽ mua các hệ thống vũ khí mới tinh và hiện đại “cho dù tôi có phải trả gấp đôi tiền”, và sẽ tìm mua những thiết bị như máy bay, tàu, máy bay không người lái và súng từ Trung Quốc và Nga - hai đối thủ truyền thống của Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Philippines.
Từ năm 2000, Mỹ đã hỗ trợ quân sự trị giá khoảng 800 triệu USD cho Philippines, bao gồm máy bay không người lái, trực thăng, súng trường tấn công và các trang thiết bị chiến đấu như radio, kính nhìn đêm…
Ngân sách quân sự Philippines đã dành hơn 100 tỷ Peso, tương đương 2 tỷ USD, để hiện đại hóa thiết bị quân sự theo một kế hoạch 5 năm. Theo đó, trong năm nay, nước này sẽ chi khoảng 25 tỷ Peso để mua vũ khí từ Hàn Quốc và Israel.
Philippines đã đặt mua hai tàu vận tải quân sự cỡ lớn từ Indonesia và 12 máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 từ Hàn Quốc.
“Đến khi tôi hết nhiệm kỳ, chúng ta sẽ có khoảng 24 chiến đấu cơ. Tôi sẽ mua thêm 12 cái nữa”, ông Duterte nói.