Phó thủ tướng yêu cầu phải có tỷ lệ nhà cho thuê phù hợp
Phó thủ tướng yêu cầu trong năm 2012 phải ban hành cho được Nghị định về nhà ở cho thuê
Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản không đạt yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh tại cuộc tổng kết hoạt động năm 2011 và triển khai phương hướng – kế hoạch năm 2012 Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản ngày 14/2.
Khổ vì thiếu vốn
Thông tin từ cuộc họp cho biết, chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167/2008 của Thủ tướng Chính phủ tính đến hết năm 2011 đã hoàn thành 95% với 470.000 hộ được hỗ trợ, riêng năm 2011 là 160.000 hộ.
Tuy nhiên, nhìn chung, tiến độ thực hiện của các địa phương còn chậm. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do việc bố trí vốn ngân sách trung ương cho ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay làm nhà ở theo quy định chưa đầy đủ, dẫn đến ngân hàng thiếu vốn cho vay nên các địa phương không đảm bảo sự đồng bộ các nguồn vốn huy động.
Với Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn 2, đã xây dựng xong 4.442/36.327 căn nhà, bố trí 23.038/57.252 hộ dân vào ở trong cụm, tuyến và bờ bao khu dân cư, đạt 40%.
Như vậy, việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư giai đoạn này chậm so với yêu cầu. Trong đó cũng có nguyên nhân do bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương cho các địa phương chưa đầy đủ và kịp thời nên nhiều nơi không có tiền để thực hiện.
Về chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên, hiện đã có 153 khối nhà được hoàn thành đưa vào sử dụng, đáp ứng 130.00 chỗ ở, dự kiến đến cuối năm 2012 sẽ có thêm 98 khối nhà được hoàn thành cung cấp chỗ ở cho 200.000 sinh viên.
Chương trình nhà ở công nhân mới có 27 dự án khởi công xây dựng, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 139.800 lao động với tổng mức đầu tư 3.015 tỷ đồng. Trong đó chỉ 1 dự án được ký hợp đồng vay vốn ưu đãi từ ngân hàng phát triển với vốn vay 89,5 tỷ đồng.
Việc triển khai thực hiện chương trình này còn có nhiều khó khăn do các chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở công nhân hầu như mới dừng ở việc miễn tiền sử dụng đất, việc miễn giảm thuế chỉ được thực hiện đến hết năm 2009. Khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam, Quỹ phát triển nhà và các ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở cho công nhân lao động còn hạn chế.
Việc triển khai các dự án nhà ở thu nhập thấp cũng gặp những khó khăn tương tự, nhiều dự án có giá bán còn cao so với khả năng chi trả của người mua.
Vai trò quản lý còn mờ nhạt
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng bên cạnh những mặt tích cực thì lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản cũng còn yếu kém và phát triển thiếu lành mạnh. Vai trò quản lý Nhà nước về nhà ở, thị trường bất động sản còn mờ nhạt, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này chưa đầy đủ, còn thiếu văn bản chỉ đạo.
Công tác điều hành của các cơ quan chức năng còn lúng túng, tham mưu rất hạn chế, việc phát hiện ra sự dư thừa phân khúc nhà ở cao cấp còn chậm. Việc điều hành liên quan tới hệ thống cung cấp tín dụng cũng như cải cách thủ tục hành chính cũng lúng túng, công tác tư vấn, phân tích và định hướng thị trường còn yếu.
Năm 2011, số diện tích nhà ở được xây dựng mới trên cả nước đạt trên 80 triệu m2 sàn, thấp hơn giai đoạn trước và thấp hơn nhiều so với mục tiêu (100 triệu m2). Hiện vẫn còn trên 11.000 hộ chưa có nhà ở và 1,6 triệu hộ còn ở trong các ngôi nhà đơn sơ, tạm bợ.
Theo Phó thủ tướng, trong năm 2012, phải tiếp tục xây dựng và đưa ra tỷ lệ nhà ở cho thuê phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phải ban hành cho được Nghị định về nhà ở cho thuê, thậm chí phát triển các loại hình doanh nghiệp chuyên môn về nhà ở cho thuê và cung cấp các dịch vụ cho thuê.
Để thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở, giai đoạn 5 năm tới cần nỗ lực tìm ra những mô hình, những kênh huy động vốn mới. Bên cạnh đó, phải tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản nhằm có những tín hiệu đúng và chính xác để ra những quyết định quản lý phù hợp.
Đặc biệt, phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản, bảo đảm cho việc quản lý thị trường này hiệu quả. “Chúng ta không thể quản lý một thị trường rất năng động, mang tính cạnh tranh cao bằng những mệnh lệnh hành chính mà rõ ràng phải ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật một cách hoàn thiện để quản lý nó”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Khổ vì thiếu vốn
Thông tin từ cuộc họp cho biết, chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167/2008 của Thủ tướng Chính phủ tính đến hết năm 2011 đã hoàn thành 95% với 470.000 hộ được hỗ trợ, riêng năm 2011 là 160.000 hộ.
Tuy nhiên, nhìn chung, tiến độ thực hiện của các địa phương còn chậm. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do việc bố trí vốn ngân sách trung ương cho ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay làm nhà ở theo quy định chưa đầy đủ, dẫn đến ngân hàng thiếu vốn cho vay nên các địa phương không đảm bảo sự đồng bộ các nguồn vốn huy động.
Với Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn 2, đã xây dựng xong 4.442/36.327 căn nhà, bố trí 23.038/57.252 hộ dân vào ở trong cụm, tuyến và bờ bao khu dân cư, đạt 40%.
Như vậy, việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư giai đoạn này chậm so với yêu cầu. Trong đó cũng có nguyên nhân do bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương cho các địa phương chưa đầy đủ và kịp thời nên nhiều nơi không có tiền để thực hiện.
Về chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên, hiện đã có 153 khối nhà được hoàn thành đưa vào sử dụng, đáp ứng 130.00 chỗ ở, dự kiến đến cuối năm 2012 sẽ có thêm 98 khối nhà được hoàn thành cung cấp chỗ ở cho 200.000 sinh viên.
Chương trình nhà ở công nhân mới có 27 dự án khởi công xây dựng, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 139.800 lao động với tổng mức đầu tư 3.015 tỷ đồng. Trong đó chỉ 1 dự án được ký hợp đồng vay vốn ưu đãi từ ngân hàng phát triển với vốn vay 89,5 tỷ đồng.
Việc triển khai thực hiện chương trình này còn có nhiều khó khăn do các chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở công nhân hầu như mới dừng ở việc miễn tiền sử dụng đất, việc miễn giảm thuế chỉ được thực hiện đến hết năm 2009. Khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam, Quỹ phát triển nhà và các ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở cho công nhân lao động còn hạn chế.
Việc triển khai các dự án nhà ở thu nhập thấp cũng gặp những khó khăn tương tự, nhiều dự án có giá bán còn cao so với khả năng chi trả của người mua.
Vai trò quản lý còn mờ nhạt
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng bên cạnh những mặt tích cực thì lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản cũng còn yếu kém và phát triển thiếu lành mạnh. Vai trò quản lý Nhà nước về nhà ở, thị trường bất động sản còn mờ nhạt, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này chưa đầy đủ, còn thiếu văn bản chỉ đạo.
Công tác điều hành của các cơ quan chức năng còn lúng túng, tham mưu rất hạn chế, việc phát hiện ra sự dư thừa phân khúc nhà ở cao cấp còn chậm. Việc điều hành liên quan tới hệ thống cung cấp tín dụng cũng như cải cách thủ tục hành chính cũng lúng túng, công tác tư vấn, phân tích và định hướng thị trường còn yếu.
Năm 2011, số diện tích nhà ở được xây dựng mới trên cả nước đạt trên 80 triệu m2 sàn, thấp hơn giai đoạn trước và thấp hơn nhiều so với mục tiêu (100 triệu m2). Hiện vẫn còn trên 11.000 hộ chưa có nhà ở và 1,6 triệu hộ còn ở trong các ngôi nhà đơn sơ, tạm bợ.
Theo Phó thủ tướng, trong năm 2012, phải tiếp tục xây dựng và đưa ra tỷ lệ nhà ở cho thuê phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phải ban hành cho được Nghị định về nhà ở cho thuê, thậm chí phát triển các loại hình doanh nghiệp chuyên môn về nhà ở cho thuê và cung cấp các dịch vụ cho thuê.
Để thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở, giai đoạn 5 năm tới cần nỗ lực tìm ra những mô hình, những kênh huy động vốn mới. Bên cạnh đó, phải tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản nhằm có những tín hiệu đúng và chính xác để ra những quyết định quản lý phù hợp.
Đặc biệt, phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản, bảo đảm cho việc quản lý thị trường này hiệu quả. “Chúng ta không thể quản lý một thị trường rất năng động, mang tính cạnh tranh cao bằng những mệnh lệnh hành chính mà rõ ràng phải ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật một cách hoàn thiện để quản lý nó”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.