Phố Wall chao đảo, nhà đầu tư đua nhau bán tháo
Việc một quan chức cấp cao của ECB từ chức đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh hơn 2% trong phiên cuối tuần
Phiên giao dịch cuối tuần (9/9), các chỉ số chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh hơn 2%, sau khi một quan chức hàng đầu của Đức tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bất ngờ tuyên bố từ chức để phản đối chương trình mua trái phiếu của định chế tài chính này.
Quyết định từ chức của ông Juergen Stark khỏi ECB đã làm tăng những mối nghi ngờ về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần của giới hoạch định chính sách, vấn đề có thể nhấn chìm nền kinh tế toàn cầu vốn đang chếnh choáng bên bờ vực một cuộc suy thoái mới.
Sự hoảng loạn của nhà đầu tư tăng mạnh khi chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của thị trường tăng vọt 12%. Hiện chỉ số này đang gần chạm mốc 40, mức cao nhất trong năm nay. Đây cũng là lần tăng mạnh nhất của VIX trong vòng 3 tuần qua.
"Quyết định ra đi của quan chức Stark cho thấy rằng hiện có rất nhiều áp lực lên giới lãnh đạo cao cấp trong ECB", James Dailey, một nhà quản lý của Quỹ chiến lược tài sản TEAM ở Harrisburg, Pennsylvania, nói.
Thêm vào đó, những nghi ngờ về đề xuất kích thích việc làm trị giá 447 tỷ USD của Tổng thống Barack Obama cũng khiến bầu không khí nghi ngại trở nên ngột ngạt hơn. Giới đầu cơ không tin rằng chính quyền của ông Obama có được công cụ để xoay chuyển tình hình kinh tế Mỹ vốn đang suy yếu.
Chốt phiên 9/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 303,68 điểm, tương ứng 2,69%, xuống 10.992,13 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 31,67 điểm, tương ứng 2,67%, xuống 1.154,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 61,15 điểm, tương ứng 2,42%, xuống 2.467,99 điểm. Trong đó, chỉ số S&P 500 đã giảm 1,7% trong tuần này và 8,2% kể từ đầu năm tới nay.
Tình trạng bán tháo cổ phiếu lan rộng trên khắp các sàn giao dịch. Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạtk 8,7 tỷ cổ phiếu, trên mức trung bình trong vòng 20 ngày qua. Toàn bộ 10 khu vực thuộc chỉ số S&P rực đỏ trong khi hơn 80% cổ phiếu niêm yết tại sàn New York rớt giá.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu quay đầu lao dốc mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh quốc hạ 125,73 điểm, tương ứng 2,35%, xuống còn 5.214,65 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 111,24 điểm, tương ứng 3,60%, xuống còn 2.974,59 điểm. Chỉ số DAX của Đức lao dốc 218,53 điểm, tương ứng 4,04%, xuống 5.189,93 điểm.
Đóng cửa trước đó, hầu hết các sàn chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương giảm điểm, do số đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản giảm, lạm phát của Trung Quốc vẫn trên 6% và sản lượng công nghiệp tháng 8 suy yếu. Chỉ số MSCI khu vực giảm 0,7% xuống 121,21 điểm. Đây là lần đầu tiên trong vòng 3 tuần qua, chỉ số này sụt giảm.
Dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm là thị trường Hàn Quốc. Chỉ số Kospi của chứng khoán nước này giảm 1,83% xuống còn 1.812,93 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,11% xuống còn 2.825,10 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản hạ 0,63% xuống chốt ở mức 8.737,66 điểm.
Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông suy giảm 0,23%, xuống 19.866,60 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc hạ 0,05% xuống còn 2.497,75 điểm. Tính cả tuần, chỉ số này đã bốc hơi khoảng 1,2%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Taiex của thị trường Đài Loan tăng 62,20 điểm, tương ứng 0,82%, lên 7.610,57 điểm.
Quyết định từ chức của ông Juergen Stark khỏi ECB đã làm tăng những mối nghi ngờ về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần của giới hoạch định chính sách, vấn đề có thể nhấn chìm nền kinh tế toàn cầu vốn đang chếnh choáng bên bờ vực một cuộc suy thoái mới.
Sự hoảng loạn của nhà đầu tư tăng mạnh khi chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của thị trường tăng vọt 12%. Hiện chỉ số này đang gần chạm mốc 40, mức cao nhất trong năm nay. Đây cũng là lần tăng mạnh nhất của VIX trong vòng 3 tuần qua.
"Quyết định ra đi của quan chức Stark cho thấy rằng hiện có rất nhiều áp lực lên giới lãnh đạo cao cấp trong ECB", James Dailey, một nhà quản lý của Quỹ chiến lược tài sản TEAM ở Harrisburg, Pennsylvania, nói.
Thêm vào đó, những nghi ngờ về đề xuất kích thích việc làm trị giá 447 tỷ USD của Tổng thống Barack Obama cũng khiến bầu không khí nghi ngại trở nên ngột ngạt hơn. Giới đầu cơ không tin rằng chính quyền của ông Obama có được công cụ để xoay chuyển tình hình kinh tế Mỹ vốn đang suy yếu.
Chốt phiên 9/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 303,68 điểm, tương ứng 2,69%, xuống 10.992,13 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 31,67 điểm, tương ứng 2,67%, xuống 1.154,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 61,15 điểm, tương ứng 2,42%, xuống 2.467,99 điểm. Trong đó, chỉ số S&P 500 đã giảm 1,7% trong tuần này và 8,2% kể từ đầu năm tới nay.
Tình trạng bán tháo cổ phiếu lan rộng trên khắp các sàn giao dịch. Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạtk 8,7 tỷ cổ phiếu, trên mức trung bình trong vòng 20 ngày qua. Toàn bộ 10 khu vực thuộc chỉ số S&P rực đỏ trong khi hơn 80% cổ phiếu niêm yết tại sàn New York rớt giá.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu quay đầu lao dốc mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh quốc hạ 125,73 điểm, tương ứng 2,35%, xuống còn 5.214,65 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 111,24 điểm, tương ứng 3,60%, xuống còn 2.974,59 điểm. Chỉ số DAX của Đức lao dốc 218,53 điểm, tương ứng 4,04%, xuống 5.189,93 điểm.
Đóng cửa trước đó, hầu hết các sàn chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương giảm điểm, do số đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản giảm, lạm phát của Trung Quốc vẫn trên 6% và sản lượng công nghiệp tháng 8 suy yếu. Chỉ số MSCI khu vực giảm 0,7% xuống 121,21 điểm. Đây là lần đầu tiên trong vòng 3 tuần qua, chỉ số này sụt giảm.
Dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm là thị trường Hàn Quốc. Chỉ số Kospi của chứng khoán nước này giảm 1,83% xuống còn 1.812,93 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,11% xuống còn 2.825,10 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản hạ 0,63% xuống chốt ở mức 8.737,66 điểm.
Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông suy giảm 0,23%, xuống 19.866,60 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc hạ 0,05% xuống còn 2.497,75 điểm. Tính cả tuần, chỉ số này đã bốc hơi khoảng 1,2%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Taiex của thị trường Đài Loan tăng 62,20 điểm, tương ứng 0,82%, lên 7.610,57 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.295,80 | 10.992,10 | 303,68 | 2,69 |
S&P 500 | 1.185,90 | 1.154,23 | 31,67 | 2,67 | |
Nasdaq | 2.529,14 | 2.467,99 | 61,15 | 2,42 | |
Anh | FTSE 100 | 5.340,38 | 5.214,65 | 125,73 | 2,35 |
Pháp | CAC 40 | 3.085,83 | 2.974,59 | 111,24 | 3,60 |
Đức | DAX | 5.408,46 | 5.189,93 | 218,53 | 4,04 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.793,12 | 8.737,66 | 55,46 | 0,63 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.912,80 | 19.866,60 | 46,19 | 0,23 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.498,94 | 2.497,75 | 1,19 | 0,05 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.548,37 | 7.610,57 | 62,20 | 0,82 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.846,64 | 1.812,93 | 33,71 | 1,83 |
Singapore | Straits Times | 2.856,90 | 2.825,10 | 31,80 | 1,11 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |