09:27 12/12/2013

Phố Wall lao dốc mạnh nhất một tháng

Thanh Hải

Giới đầu tư tin tưởng, Mỹ sẽ thoát nguy cơ đóng cửa chính quyền liên bang một lần nữa và kinh tế sẽ ổn định hơn

Giới phân tích cho rằng, một khi những vấn đề tài chính ổn định, FED sẽ 
buộc phải từ bỏ những biện pháp nới lỏng định lượng ngay trong tháng đầu
 năm tới - Ảnh: Getty.<br>
Giới phân tích cho rằng, một khi những vấn đề tài chính ổn định, FED sẽ buộc phải từ bỏ những biện pháp nới lỏng định lượng ngay trong tháng đầu năm tới - Ảnh: Getty.<br>
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa ghi nhận phiên lao dốc mạnh nhất trong vòng một tháng, khi các nhà đầu tư đoan chắc về khả năng Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ sớm thu hẹp quy mô các biện pháp hỗ trợ kinh tế.

Hồi cuối tháng 9, FED từng đưa ra nhận định về khả năng nền kinh tế sẽ chịu tác động mạnh nếu như các nhà làm luật không đạt được thỏa thuận về vấn đề ngân sách. Đây được xem là một trong những lý do để FED quyết định duy trì thêm một thời gian nữa chương trình thu mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD mỗi thàng, nhằm đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng vững vàng hơn.

Theo thông tin mới nhất, Ủy ban Chính sách Hạ viện Mỹ hôm qua đã thông qua thỏa thuận ngân sách lưỡng đảng về việc thiết lập các mức chi tiêu cho 2 năm tài khóa tới, thay thế các biện pháp cắt giảm ngân sách tự động. Nếu được lưỡng viện thông qua, thỏa thuận này sẽ chặn đứng nguy cơ chính phủ đóng cửa vào ngày 15/1/2014 cũng như tạm dừng cuộc chiến ngân sách.

Nói một cách khác, thỏa thuận ngân sách lưỡng đảng này sẽ chấm dứt cuộc chiến chính trị kéo dài suốt ba năm qua cũng như kết thúc tình trạng bất ổn tài chính ở Washington, mở đường cho sự đi lên ngày càng mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Mỹ. Theo kế hoạch, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu trong ngày 12/12 (giờ địa phương), tiếp đó là Thượng viện Mỹ bỏ phiếu vào cuối tuần này.

Giới phân tích cho rằng, một khi những vấn đề tài chính ổn định, FED sẽ buộc phải từ bỏ những biện pháp nới lỏng định lượng ngay trong tháng đầu năm tới hoặc vào tháng 3 năm sau, và điều này chắc chắn sẽ có các tác động không hề nhẹ đối với thị trường chứng khoán Mỹ. Theo kế hoạch, FED sẽ tiến hành cuộc họp chính sách cuối cùng của năm nay vào ngày 17 và 18/12.

Kết thúc ngày giao dịch 11/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 129,60 điểm, tương ứng với mức giảm 0,81%, xuống còn có 15.843,53 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm mạnh 20,40 điểm, tương ứng với mức giảm lên tới 1,13%, xuống còn có 1.782,22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm mạnh 56,68 điểm, tương ứng với mức giảm lên tới 1,4%, xuống còn 4.003,81 điểm.

Đây là ngày giảm điểm mạnh nhất của cả ba chỉ số chính kể từ phiên giao dịch ngày 7/11 cho đến nay. Hiện chỉ số S&P 500 vẫn đang tăng được 25% kể từ đầu năm tới nay. Giới đầu tư vẫn đang kỳ vọng chỉ số này sẽ có được mức tăng mạnh trong cả năm và có thể giữ vững trên ngưỡng 1.800 điểm khi kết thúc năm giao dịch 2013.

Phiên 11/12, khối lượng giao dịch toàn thị trường tăng mạnh hơn, với khoảng 6,5 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn so với mức giao dịch trung bình 6,04 tỷ cổ phiếu từ đầu tháng 12 tới nay. Số mã cổ phiếu giảm điểm vượt trội so với số tăng ở sàn giao dịch New York với tỷ lệ 4/1, trong khi tỷ lệ này ở sàn Nasdaq là 3/1.

Trong số các cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất hôm qua, đáng chú ý có cổ phiếu của Costco giảm 1,2% xuống 118,57 USD. Cổ phiếu Laboratory Corp giảm mạnh 11% xuống còn 88,25 USD. Cổ phiếu của Quest Diagnostics giảm 5,8% xuống còn 55,20 USD. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu MasterCard tăng 4,5%, đạt ngưỡng kỷ lục 790,57 USD; cổ phiếu Visa cũng tăng mạnh 3,1%.

Thị trườngChỉ sốĐóng cửaTăng/giảm (điểm)Tăng/giảm (%)
MỹDow Jones15.843,53-129,60-0,81
S&P 5001.782,22-20,40-1,13
Nasdaq4.003,81-56,68-1,40
AnhFTSE 1006.507,72-15,59-0,24
PhápCAC 404.086,86-4,28-0,10
ĐứcDAX9.077,11-37,33-0,41
Nhật BảnNikkei 22515.515,06-96,25-0,62
Hồng KôngHang Seng23.338,24-405,95-1,71
Trung QuốcShanghai Composite2.204,17-33,33-1,49
Đài LoanTaiwan Weighted8.433,77-9,62-0,11
Hàn QuốcKOSPI Composite1.977,97-15,48-0,78
SingaporeStraits Times3.060,74-20,98-0,68
Nguồn: CNBC, Market Watch.