Phố Wall trở lại cùng báo cáo việc làm
Thị trường lao động có sự cải thiện đồng nghĩa với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sớm thắt chặt tiền tệ
Tín hiệu lạc quan trên thị trường việc làm đã trở thành động lực lớn giúp thị trường chứng khoán Mỹ đi lên trong phiên giao dịch 26/9, chấm dứt chuỗi ngày giảm điểm liên tiếp của các chỉ số Dow Jones và S&P 500.
Hôm qua, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua đã giảm xuống thấp nhất trong gần 6 năm. Theo giới phân tích, báo cáo này đã mang tới một góc nhìn lạc quan cho thị trường về việc tuyển dụng lao động ở các công ty Mỹ, nhất là khi các báo cáo về nhà đất và giá tiêu dùng chưa thực sự sáng sủa.
Tuy nhiên, việc thị trường lao động có sự cải thiện cũng đồng nghĩa với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sớm có hành động giảm dần quy mô thu mua trái phiếu, thắt chặt hơn chính sách tiền tệ như những tuyên bố trước đây. Hiện tại đang có nhiều ý kiến cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ có động thái chính sách ngay trong cuối năm nay.
Nếu việc thị trường việc làm trở nên sáng sủa hơn góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán đi lên trở lại, sau khi liên tục lao dốc 5 phiên giao dịch vừa qua, thì những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm tốc độ thu mua trái phiếu hàng tháng sau báo cáo trên, lại ngăn chặn đà tăng của các chỉ số, khiến mức tăng của các chỉ số bị hạn chế.
Phiên hôm qua, nhóm cổ phiếu nhạy cảm với chu kỳ của nền kinh tế dẫn đầu về mức tăng điểm và cũng là động lực lớn nhất kéo chỉ số S&P 500 đi lên. Chỉ số S&P cho lĩnh vực hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng được 0,9% vào cuối phiên giao dịch này.
Kết thúc ngày 26/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 55,04 điểm, tương ứng với mức tăng 0,36%, lên chốt ở 15.328,30 điểm. Chỉ số Standard & Poor's 500 tăng nhẹ được 5,90 điểm, tương ứng với mức tăng là 0,35%, lên 1.698,67 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng được 26,33 điểm, tương ứng với mức 0,70%, chốt ở 3.787,43 điểm.
Liên quan tới vấn đề tranh cãi ngân sách tại Quốc hội Mỹ, các chuyên gia phân tích đã đưa ra dự báo cho rằng, nhiều khả năng đến ngày 1/10 tới, một bộ phận công sở của chính phủ liên bang Mỹ sẽ lần đầu tiên kể từ năm 1996 phải đóng cửa, bởi ngân sách tài khóa mới vẫn chưa được thông qua khiến các bộ, ngành không có tiền tiếp tục hoạt động.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường tiếp tục dưới thấp, với khoảng 5,49 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, dưới mức trung bình hàng ngày 6,3 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2013 cho tới nay. Số cổ phiếu tăng điểm vượt trội số giảm trên sàn New York với tỷ lệ là 1,8/1, còn trên sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 1,5/1.
Hôm qua, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua đã giảm xuống thấp nhất trong gần 6 năm. Theo giới phân tích, báo cáo này đã mang tới một góc nhìn lạc quan cho thị trường về việc tuyển dụng lao động ở các công ty Mỹ, nhất là khi các báo cáo về nhà đất và giá tiêu dùng chưa thực sự sáng sủa.
Tuy nhiên, việc thị trường lao động có sự cải thiện cũng đồng nghĩa với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sớm có hành động giảm dần quy mô thu mua trái phiếu, thắt chặt hơn chính sách tiền tệ như những tuyên bố trước đây. Hiện tại đang có nhiều ý kiến cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ có động thái chính sách ngay trong cuối năm nay.
Nếu việc thị trường việc làm trở nên sáng sủa hơn góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán đi lên trở lại, sau khi liên tục lao dốc 5 phiên giao dịch vừa qua, thì những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm tốc độ thu mua trái phiếu hàng tháng sau báo cáo trên, lại ngăn chặn đà tăng của các chỉ số, khiến mức tăng của các chỉ số bị hạn chế.
Phiên hôm qua, nhóm cổ phiếu nhạy cảm với chu kỳ của nền kinh tế dẫn đầu về mức tăng điểm và cũng là động lực lớn nhất kéo chỉ số S&P 500 đi lên. Chỉ số S&P cho lĩnh vực hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng được 0,9% vào cuối phiên giao dịch này.
Kết thúc ngày 26/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng được 55,04 điểm, tương ứng với mức tăng 0,36%, lên chốt ở 15.328,30 điểm. Chỉ số Standard & Poor's 500 tăng nhẹ được 5,90 điểm, tương ứng với mức tăng là 0,35%, lên 1.698,67 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng được 26,33 điểm, tương ứng với mức 0,70%, chốt ở 3.787,43 điểm.
Liên quan tới vấn đề tranh cãi ngân sách tại Quốc hội Mỹ, các chuyên gia phân tích đã đưa ra dự báo cho rằng, nhiều khả năng đến ngày 1/10 tới, một bộ phận công sở của chính phủ liên bang Mỹ sẽ lần đầu tiên kể từ năm 1996 phải đóng cửa, bởi ngân sách tài khóa mới vẫn chưa được thông qua khiến các bộ, ngành không có tiền tiếp tục hoạt động.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường tiếp tục dưới thấp, với khoảng 5,49 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, dưới mức trung bình hàng ngày 6,3 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2013 cho tới nay. Số cổ phiếu tăng điểm vượt trội số giảm trên sàn New York với tỷ lệ là 1,8/1, còn trên sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 1,5/1.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 15.328,30 | +55,04 | +0,36 |
S&P 500 | 1.698,67 | +5,90 | +0,35 | |
Nasdaq | 3.787,43 | +26,33 | +0,70 | |
Anh | FTSE 100 | 6.565,59 | +14,06 | +0,21 |
Pháp | CAC 40 | 4.186,72 | -8,63 | -0,21 |
Đức | DAX | 8.664,10 | -1,53 | -0,02 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 14.799,12 | +178,59 | +1,22 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.125,03 | -84,60 | -0,36 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.155,81 | -42,71 | -1,94 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.184,68 | -99,22 | -1,20 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.007,32 | +9,26 | +0,46 |
Singapore | Straits Times | 3.194,31 | -14,27 | -0,44 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |