Phố Wall xốc lại tinh thần nhờ cổ phiếu năng lượng
Mặc dù đảo chiều tăng khá mạnh trở lại, nhưng khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng trên toàn thị trường Mỹ vẫn ở mức thấp
Mặc dù đảo chiều tăng khá mạnh trở lại trong phiên giao dịch ngày 29/3 nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu năng lượng, nhưng khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng trên toàn thị trường Mỹ vẫn ở mức thấp.
Chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 81,13 điểm (+0,67%) lên 12.279,01 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 9,25 điểm (+0,71%) lên 1.319,44 điểm. Chỉ số Nasdaq tiến 26,21 điểm (+0,96%) lên 2.756,89 điểm. Trong đó, đáng chú ý là chỉ số S&P 500 đã tăng được 4,9% trong ba tháng đầu năm nay, đánh dấu quý tăng điểm thứ 7 trong 8 quý gần đây.
Khoảng 6,2 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, mức thấp nhất thứ hai trong năm nay, dưới mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010. Tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm so với giảm điểm trên hai sàn New York và Nasdaq là 2/1.
Thị trường vẫn chịu áp lực, khi nhà đầu tư lo ngại ảnh hưởng từ động đất, phóng xạ tại Nhật Bản cũng như căng thẳng tại Trung Đông, Bắc Phi đối với kết quả lợi nhuận doanh nghiệp.
"Tôi không nghĩ nhiều người biết phải làm gì. Họ đang chú tâm xem việc tái thiết Nhật Bản ra sao, nhưng cho tới khi thảm họa này được đong đếm rõ ràng, họ sẽ không làm bất cứ điều gì", Shawn Hackett, Chủ tịch hãng Hackett Advisors ở Boynton Beach, Florida (Mỹ) nhận định.
"Và khi thị trường không biết cần phải làm gì, nó sẽ tăng điểm với khối lượng giao dịch thấp hoặc đi xuống với khối lượng giao dịch cao, bởi lẽ khi mọi người lo lắng, họ sẽ bán cổ phiếu", ông này nói thêm.
Phiên hôm qua, nhóm cổ phiếu năng lượng tăng 1% nhờ giá dầu tăng trở lại. Chốt phiên New York, dầu thô quốc tế tăng 0,8% lên gần 105 USD/thùng. Giá dầu đã được giao dịch ở các mức cao trong vài tháng trở lại đây, do tình hình bất ổn ở Lybia và một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ khác ở Trung Đông.
Khu vực chứng khoán châu Âu cho kết quả đan xen trong phiên giao dịch 29/3. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 27,68 điểm (+0,47%) lên 5.932,17 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 10,85 điểm (-0,27%) lên 3.987,80 điểm. Ở chiều ngược lại, DAX của Đức hạ 4,19 điểm (-0,06%) xuống 6.934,44 điểm.
Trong khi đó, nỗi lo khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản tiếp tục chi phối các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương trong phiên giao dịch ngày 29/3, nhưng đà giảm đã chững lại khi nhà đầu tư thấy giá trị cổ phiếu đang ở mức phù hợp để mua vào và triển vọng kinh tế Mỹ có phần lạc quan hơn.
Shane Oliver, đứng đầu bộ phận chiến lược đầu tư của công ty AMP Capital Investors ở Sydney, cho biết một số nhà đầu tư cho rằng hiện đang là cơ hội để mua vào một số cổ phiếu. Xu hướng chung trên thị trường hiện nay là đi lên và các cổ phiếu trước đó giảm giá đang được mua vào.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đảo chiều ấn tượng vào cuối phiên, nhưng chốt phiên vẫn giảm 0,21%. Trong phiên, chỉ số này có lúc mất tới 1,5%, do tác động từ đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ phiên liền trước và những tin tức bất lợi về nguy cơ phóng xạ ở Fukushima.
Giới đầu tư Nhật hôm qua cũng bất an hơn khi một số doanh nghiệp nước này buộc phải hoãn thời điểm công bố kết quả kinh doanh của cả năm tài chính 2010 (kết thúc ngày 31/3/2011), để tăng thời gian đánh giá thiệt hại do động đất, sóng thần và thiếu điện gây ra.
Tương tự thị trường Nhật, các sàn chứng khoán Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore cũng giảm điểm, lần lượt là 0,03%, 0,87% và 0,01%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,77%, chỉ số Taiex của Đài Loan tiến 0,51%.
Chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 81,13 điểm (+0,67%) lên 12.279,01 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 9,25 điểm (+0,71%) lên 1.319,44 điểm. Chỉ số Nasdaq tiến 26,21 điểm (+0,96%) lên 2.756,89 điểm. Trong đó, đáng chú ý là chỉ số S&P 500 đã tăng được 4,9% trong ba tháng đầu năm nay, đánh dấu quý tăng điểm thứ 7 trong 8 quý gần đây.
Khoảng 6,2 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, mức thấp nhất thứ hai trong năm nay, dưới mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010. Tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm so với giảm điểm trên hai sàn New York và Nasdaq là 2/1.
Thị trường vẫn chịu áp lực, khi nhà đầu tư lo ngại ảnh hưởng từ động đất, phóng xạ tại Nhật Bản cũng như căng thẳng tại Trung Đông, Bắc Phi đối với kết quả lợi nhuận doanh nghiệp.
"Tôi không nghĩ nhiều người biết phải làm gì. Họ đang chú tâm xem việc tái thiết Nhật Bản ra sao, nhưng cho tới khi thảm họa này được đong đếm rõ ràng, họ sẽ không làm bất cứ điều gì", Shawn Hackett, Chủ tịch hãng Hackett Advisors ở Boynton Beach, Florida (Mỹ) nhận định.
"Và khi thị trường không biết cần phải làm gì, nó sẽ tăng điểm với khối lượng giao dịch thấp hoặc đi xuống với khối lượng giao dịch cao, bởi lẽ khi mọi người lo lắng, họ sẽ bán cổ phiếu", ông này nói thêm.
Phiên hôm qua, nhóm cổ phiếu năng lượng tăng 1% nhờ giá dầu tăng trở lại. Chốt phiên New York, dầu thô quốc tế tăng 0,8% lên gần 105 USD/thùng. Giá dầu đã được giao dịch ở các mức cao trong vài tháng trở lại đây, do tình hình bất ổn ở Lybia và một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ khác ở Trung Đông.
Khu vực chứng khoán châu Âu cho kết quả đan xen trong phiên giao dịch 29/3. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 27,68 điểm (+0,47%) lên 5.932,17 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 10,85 điểm (-0,27%) lên 3.987,80 điểm. Ở chiều ngược lại, DAX của Đức hạ 4,19 điểm (-0,06%) xuống 6.934,44 điểm.
Trong khi đó, nỗi lo khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản tiếp tục chi phối các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương trong phiên giao dịch ngày 29/3, nhưng đà giảm đã chững lại khi nhà đầu tư thấy giá trị cổ phiếu đang ở mức phù hợp để mua vào và triển vọng kinh tế Mỹ có phần lạc quan hơn.
Shane Oliver, đứng đầu bộ phận chiến lược đầu tư của công ty AMP Capital Investors ở Sydney, cho biết một số nhà đầu tư cho rằng hiện đang là cơ hội để mua vào một số cổ phiếu. Xu hướng chung trên thị trường hiện nay là đi lên và các cổ phiếu trước đó giảm giá đang được mua vào.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đảo chiều ấn tượng vào cuối phiên, nhưng chốt phiên vẫn giảm 0,21%. Trong phiên, chỉ số này có lúc mất tới 1,5%, do tác động từ đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ phiên liền trước và những tin tức bất lợi về nguy cơ phóng xạ ở Fukushima.
Giới đầu tư Nhật hôm qua cũng bất an hơn khi một số doanh nghiệp nước này buộc phải hoãn thời điểm công bố kết quả kinh doanh của cả năm tài chính 2010 (kết thúc ngày 31/3/2011), để tăng thời gian đánh giá thiệt hại do động đất, sóng thần và thiếu điện gây ra.
Tương tự thị trường Nhật, các sàn chứng khoán Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore cũng giảm điểm, lần lượt là 0,03%, 0,87% và 0,01%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,77%, chỉ số Taiex của Đài Loan tiến 0,51%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.197,90 | 12.279,00 | 81,13 | 0,67 |
S&P 500 | 1.310,19 | 1.319,44 | 9,25 | 0,71 | |
Nasdaq | 2.730,68 | 2.756,89 | 26,21 | 0,96 | |
Anh | FTSE 100 | 5.904,49 | 5.932,17 | 27,68 | 0,47 |
Pháp | CAC 40 | 3.976,95 | 3.987,80 | 10,85 | 0,27 |
Đức | DAX | 6.938,63 | 6.934,44 | 4,19 | 0,06 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.478,53 | 9.459,08 | 19,45 | 0,21 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.068,20 | 23.060,40 | 7,83 | 0,03 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.984,00 | 2.958,08 | 25,93 | 0,87 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.553,06 | 8.596,57 | 43,51 | 0,51 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.056,39 | 2.072,13 | 15,74 | 0,77 |
Singapore | Straits Times | 3.057,38 | 3.056,95 | 0,43 | 0,01 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |