PMI cao nhất 9 tháng, ngành sản xuất khởi sắc
Trái với tình hình ảm đạm trong khu vực, chỉ số PMI của Việt Nam đã nhảy vọt trong tháng Tư lên cao nhất trong 9 tháng
Ngân hàng HSBC mới ra báo cáo về triển vọng thị trường Việt Nam. Theo HSBC, trái ngược với tình hình ảm đạm trong toàn khu vực, chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) của Việt Nam đã nhảy vọt lên 52,3 điểm trong tháng Tư, đạt mức cao nhất trong 9 tháng vừa qua.
Động lực tăng chủ yếu là từ sản lượng, số đơn đặt hàng mới, đơn hàng xuất khẩu đều tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc làm tiếp tục tăng trưởng, cho thấy các nhà sản xuất vẫn tự tin vào triển vọng kinh doanh.
Tăng trưởng xuất khẩu đạt 6% từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ trong tháng Tư trong khi chỉ số này chỉ dừng ở mức 4,1% trong tháng Ba. Mức độ tăng trưởng tuy không cao như cùng kỳ năm trước nhưng đà tăng trưởng đã được cải thiện.
Đơn hàng điện thoại thông minh vẫn là động lực cho sự phát triển, tăng 25% từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ theo số liệu tháng 4/2016 (từ 13,6% cùng kỳ năm trước).
Theo HSBC, khả năng phục hồi của nền sản xuất Việt Nam phản ánh đất nước đã thành công trong việc mở rộng thị phần toàn cầu trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang suy yếu.
Thành quả này chủ yếu đạt được nhờ nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vẫn không ngừng tăng trong năm 2016. Nguồn FDI giải ngân tăng 3,5 tỷ USD từ đầu năm đến tháng Ba năm nay, đánh dấu mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với số vốn FDI đăng ký từ đầu năm đến tháng Tư đạt 2,5 tỷ USD, tương đương hơn 90% tổng số vốn FDI Hàn Quốc đăng ký trong cả năm vừa qua.
Với nhiều nhà máy sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong năm nay, HSBC kỳ vọng nguồn FDI sẽ giúp hồi phục tăng trưởng xuất khẩu năm 2016 tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực sản xuất phát triển mạnh mẽ sẽ hỗ trợ tăng trưởng giữa bối cảnh hoạt động ở các lĩnh vực chính đang đi xuống.
Trong khi đó, lạm phát vẫn tiếp tục tăng trong tháng Tư, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo PMI mới nhất cũng chỉ ra chi phí đầu vào gia tăng đáng kể, cho thấy áp lực giảm phát từ việc giá hàng hóa giảm đang dần tan biến.
“Nhưng tăng trưởng giá hàng hóa đầu ra cũng khiêm tốn hơn, và chúng tôi kỳ vọng áp lực lạm phát cơ bản vẫn nằm trong vòng kiểm soát. Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ không vội tăng lãi suất, đặc biệt khi dự báo tăng trưởng của Việt Nam đã giảm từ 6,6% trong năm 2015 xuống còn 6,3% trong năm nay”, HSBC nhấn mạnh.
Động lực tăng chủ yếu là từ sản lượng, số đơn đặt hàng mới, đơn hàng xuất khẩu đều tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc làm tiếp tục tăng trưởng, cho thấy các nhà sản xuất vẫn tự tin vào triển vọng kinh doanh.
Tăng trưởng xuất khẩu đạt 6% từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ trong tháng Tư trong khi chỉ số này chỉ dừng ở mức 4,1% trong tháng Ba. Mức độ tăng trưởng tuy không cao như cùng kỳ năm trước nhưng đà tăng trưởng đã được cải thiện.
Đơn hàng điện thoại thông minh vẫn là động lực cho sự phát triển, tăng 25% từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ theo số liệu tháng 4/2016 (từ 13,6% cùng kỳ năm trước).
Theo HSBC, khả năng phục hồi của nền sản xuất Việt Nam phản ánh đất nước đã thành công trong việc mở rộng thị phần toàn cầu trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang suy yếu.
Thành quả này chủ yếu đạt được nhờ nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vẫn không ngừng tăng trong năm 2016. Nguồn FDI giải ngân tăng 3,5 tỷ USD từ đầu năm đến tháng Ba năm nay, đánh dấu mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với số vốn FDI đăng ký từ đầu năm đến tháng Tư đạt 2,5 tỷ USD, tương đương hơn 90% tổng số vốn FDI Hàn Quốc đăng ký trong cả năm vừa qua.
Với nhiều nhà máy sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong năm nay, HSBC kỳ vọng nguồn FDI sẽ giúp hồi phục tăng trưởng xuất khẩu năm 2016 tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực sản xuất phát triển mạnh mẽ sẽ hỗ trợ tăng trưởng giữa bối cảnh hoạt động ở các lĩnh vực chính đang đi xuống.
Trong khi đó, lạm phát vẫn tiếp tục tăng trong tháng Tư, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo PMI mới nhất cũng chỉ ra chi phí đầu vào gia tăng đáng kể, cho thấy áp lực giảm phát từ việc giá hàng hóa giảm đang dần tan biến.
“Nhưng tăng trưởng giá hàng hóa đầu ra cũng khiêm tốn hơn, và chúng tôi kỳ vọng áp lực lạm phát cơ bản vẫn nằm trong vòng kiểm soát. Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ không vội tăng lãi suất, đặc biệt khi dự báo tăng trưởng của Việt Nam đã giảm từ 6,6% trong năm 2015 xuống còn 6,3% trong năm nay”, HSBC nhấn mạnh.