Prudential: Thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng
Prudential hiện vẫn được đánh giá là đang dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với thị phần chiếm 41,6%
Dưới “sức nóng” của thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian vừa qua đang gặp nhiều trở ngại do nguồn vốn đang bị hút mạnh sang các kênh đầu tư khác.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vẫn tiếp tục tăng trưởng và có sức ảnh hưởng ngày càng lớn trên thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Theo số liệu mới nhất được công bố từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Prudential hiện vẫn được đánh giá là đang dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm nhân thọ với thị phần chiếm 41,6% tính theo doanh thu phí bảo hiểm, đứng thứ hai là Bảo Việt Nhân thọ với 36,5%, tiếp theo là Manulife với 10,58% thị phần. Các doanh nghiệp còn lại gồm AIA, Daiichi, ACE và Prévoir chiếm thị phần lần lượt là 6,1%, 4,36%, 0,61% và 0,2%.
Liên tục chào hàng các sản phẩm mới
Các doanh nghiệp nước ngoài cũng không ngừng tung ra những sản phẩm độc đáo để thu hút khách hàng. Chẳng hạn như sau Tết Nguyên đán vừa rồi, Prudential đã “chào hàng” sản phẩm Phú-An Gia Thành Tài. Đây là một sản phẩm Bảo hiểm Giáo dục đầu tiên trên thị trường cung cấp quyền lợi bảo hiểm chính cho bố (hoặc mẹ) là người trụ cột gia đình trong khi đó kế hoạch học vấn lại được hoạch định chặt chẽ theo từng bước phát triển trên con đường học vấn của con trẻ.
Theo một số nhà phân tích, việc Prudential vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng và giữ được thị phần cao trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác gặp khó khăn là do doanh nghiệp này có dịch vụ sau bán hàng khá chuyên nghiệp. Prudential đã thiết lập được mạng lưới 70 trung tâm phục vụ khách hàng và văn phòng tổng đại lý trên toàn quốc.
Ngoài ra, theo thỏa thuận hợp tác giữa Prudential Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khách hàng Prudential cũng có thể đóng phí bảo hiểm tại gần 2.000 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên toàn quốc mà không phải mất bất kỳ khoản chi phí dịch vụ nào.
Không chỉ thành công trong kinh doanh, Prudential cũng là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi đầu trong các hoạt động xã hội hướng về cộng đồng như lập Quỹ Pru Nhân ái, các chương trình học bổng giúp đỡ học sinh nghèo, các chương trình Pru - Tình nguyện hiến máu cứu người...
Những nỗ lực của Prudential Việt Nam đã được Chính phủ và người dân Việt Nam ghi nhận thông qua những danh hiệu và giải thưởng như Giải thưởng Rồng Vàng trong 5 năm liên tiếp từ năm 2002 đến 2006 với danh hiệu “Dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất”; Bằng khen của Bộ Kế hoạch - Đầu tư trao tặng cho “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất sắc nhất tại Việt Nam”. Năm 2005 Prudential còn đạt danh hiệu “Thương hiệu số một trong ngành Bảo hiểm-Ngân hàng-Tài chính” và là “Một trong 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam” do người tiêu dùng Việt Nam bình chọn trong đợt khảo sát ý kiến khách hàng trên toàn quốc do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen thực hiện.
Từ bảo hiểm mở rộng đầu tư sang dịch vụ tài chính
Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam (từ ngày 18 tháng 4 đến 20 tháng 4 năm 2007), Chủ tịch Tập đoàn Prudential, ông David Clementi đã đến chào xã giao Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và lãnh đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Ông Clementi cũng khẳng định việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam cũng như vào cam kết gắn bó lâu dài với đất nước tuyệt vời này. Các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đã biểu dương những thành tựu của Prudential và bày tỏ sự ủng hộ tích cực đối với hoạt động của Prudential Việt Nam.
Như vậy sau 7 năm hoạt động, Prudential đã nhanh chóng trở thành tập đoàn bảo hiểm- đầu tư-tài chính lớn tại Việt Nam. Cho đến nay Prudential Việt Nam không chỉ là công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được phép hoạt động trong lĩnh vực tài chính với sự ra đời của Công ty Quản lý Quỹ đầu tư (PruFMC) vào năm 2005, mà còn là định chế tài chính nước ngoài đầu tiên bước vào thị trường tín dụng Việt Nam khi được Chính phủ cấp phép thành lập Công ty tài chính Prudential Việt Nam (PruFC) vào cuối năm 2006.
Theo các nhà phân tích, từ năm 2007, năm đầu tiên thực hiện các cam kết gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh đã được mở rộng phạm vi hoạt động đối xử quốc gia như các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam. Các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc sắp được ban hành, bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ được phê duyệt tạo đà cho các doanh nghiệp bảo hiểm tăng trưởng doanh thu và phát triển.
“Tôi tin rằng Prudential Việt Nam, một trong những nhà cung cấp dịch vụ tài chính quan trọng ở Việt Nam, sẽ có những đóng góp to mạnh mẽ hơn cho sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính, một thị trường dù mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu song cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân”, ông Binayak Dutta, Tổng giám đốc điều hành Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam khẳng định.
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 8,5% và thu nhập bình quân đầu người tăng làm tiềm năng khai thác bảo hiểm trong năm 2007 tăng lên. Thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, trên thị trường hiện nay đã có tới trên 100 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Theo ông Huỳnh Thanh Phong - Tổng giám đốc điều hành toàn quốc Prudential Việt Nam, kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, với dân số Việt Nam hơn 80 triệu người nhưng hiện chỉ mới hơn 6,5 triệu người mua bảo hiểm nhân thọ, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn quá nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
Với những triển vọng này, năm 2007 thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện để tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2006.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vẫn tiếp tục tăng trưởng và có sức ảnh hưởng ngày càng lớn trên thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Theo số liệu mới nhất được công bố từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Prudential hiện vẫn được đánh giá là đang dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm nhân thọ với thị phần chiếm 41,6% tính theo doanh thu phí bảo hiểm, đứng thứ hai là Bảo Việt Nhân thọ với 36,5%, tiếp theo là Manulife với 10,58% thị phần. Các doanh nghiệp còn lại gồm AIA, Daiichi, ACE và Prévoir chiếm thị phần lần lượt là 6,1%, 4,36%, 0,61% và 0,2%.
Liên tục chào hàng các sản phẩm mới
Các doanh nghiệp nước ngoài cũng không ngừng tung ra những sản phẩm độc đáo để thu hút khách hàng. Chẳng hạn như sau Tết Nguyên đán vừa rồi, Prudential đã “chào hàng” sản phẩm Phú-An Gia Thành Tài. Đây là một sản phẩm Bảo hiểm Giáo dục đầu tiên trên thị trường cung cấp quyền lợi bảo hiểm chính cho bố (hoặc mẹ) là người trụ cột gia đình trong khi đó kế hoạch học vấn lại được hoạch định chặt chẽ theo từng bước phát triển trên con đường học vấn của con trẻ.
Theo một số nhà phân tích, việc Prudential vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng và giữ được thị phần cao trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác gặp khó khăn là do doanh nghiệp này có dịch vụ sau bán hàng khá chuyên nghiệp. Prudential đã thiết lập được mạng lưới 70 trung tâm phục vụ khách hàng và văn phòng tổng đại lý trên toàn quốc.
Ngoài ra, theo thỏa thuận hợp tác giữa Prudential Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khách hàng Prudential cũng có thể đóng phí bảo hiểm tại gần 2.000 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên toàn quốc mà không phải mất bất kỳ khoản chi phí dịch vụ nào.
Không chỉ thành công trong kinh doanh, Prudential cũng là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi đầu trong các hoạt động xã hội hướng về cộng đồng như lập Quỹ Pru Nhân ái, các chương trình học bổng giúp đỡ học sinh nghèo, các chương trình Pru - Tình nguyện hiến máu cứu người...
Những nỗ lực của Prudential Việt Nam đã được Chính phủ và người dân Việt Nam ghi nhận thông qua những danh hiệu và giải thưởng như Giải thưởng Rồng Vàng trong 5 năm liên tiếp từ năm 2002 đến 2006 với danh hiệu “Dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất”; Bằng khen của Bộ Kế hoạch - Đầu tư trao tặng cho “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất sắc nhất tại Việt Nam”. Năm 2005 Prudential còn đạt danh hiệu “Thương hiệu số một trong ngành Bảo hiểm-Ngân hàng-Tài chính” và là “Một trong 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam” do người tiêu dùng Việt Nam bình chọn trong đợt khảo sát ý kiến khách hàng trên toàn quốc do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen thực hiện.
Từ bảo hiểm mở rộng đầu tư sang dịch vụ tài chính
Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam (từ ngày 18 tháng 4 đến 20 tháng 4 năm 2007), Chủ tịch Tập đoàn Prudential, ông David Clementi đã đến chào xã giao Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và lãnh đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Ông Clementi cũng khẳng định việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam cũng như vào cam kết gắn bó lâu dài với đất nước tuyệt vời này. Các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đã biểu dương những thành tựu của Prudential và bày tỏ sự ủng hộ tích cực đối với hoạt động của Prudential Việt Nam.
Như vậy sau 7 năm hoạt động, Prudential đã nhanh chóng trở thành tập đoàn bảo hiểm- đầu tư-tài chính lớn tại Việt Nam. Cho đến nay Prudential Việt Nam không chỉ là công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được phép hoạt động trong lĩnh vực tài chính với sự ra đời của Công ty Quản lý Quỹ đầu tư (PruFMC) vào năm 2005, mà còn là định chế tài chính nước ngoài đầu tiên bước vào thị trường tín dụng Việt Nam khi được Chính phủ cấp phép thành lập Công ty tài chính Prudential Việt Nam (PruFC) vào cuối năm 2006.
Theo các nhà phân tích, từ năm 2007, năm đầu tiên thực hiện các cam kết gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh đã được mở rộng phạm vi hoạt động đối xử quốc gia như các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam. Các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc sắp được ban hành, bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ được phê duyệt tạo đà cho các doanh nghiệp bảo hiểm tăng trưởng doanh thu và phát triển.
“Tôi tin rằng Prudential Việt Nam, một trong những nhà cung cấp dịch vụ tài chính quan trọng ở Việt Nam, sẽ có những đóng góp to mạnh mẽ hơn cho sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính, một thị trường dù mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu song cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân”, ông Binayak Dutta, Tổng giám đốc điều hành Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam khẳng định.
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 8,5% và thu nhập bình quân đầu người tăng làm tiềm năng khai thác bảo hiểm trong năm 2007 tăng lên. Thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, trên thị trường hiện nay đã có tới trên 100 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Theo ông Huỳnh Thanh Phong - Tổng giám đốc điều hành toàn quốc Prudential Việt Nam, kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, với dân số Việt Nam hơn 80 triệu người nhưng hiện chỉ mới hơn 6,5 triệu người mua bảo hiểm nhân thọ, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn quá nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
Với những triển vọng này, năm 2007 thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện để tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2006.