Đức đánh tiếng “mời” lại vào G7, Nga từ chối
"Làm việc với BRICS và G20 chúng tôi còn thấy thú vị hơn nhiều”, một quan chức cấp cao của Nga đáp lại lời mời của Đức
Mối quan hệ giữa Nga với phương Tây đã giảm xuống mức đáy mới sau khi Moscow từ chối lời mời tham gia nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mà Đức đưa ra.
Hãng tin CNBC cho biết, ngày 4/6, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter nói rằng trong dài hạn, G7 nên để Nga tham gia nhóm.
“Tôi tin rằng chúng tôi không thể có lợi ích gì trong việc duy trì định dạng G7 như hiện tại trong dài hạn”, ông Steinmeier phát biểu trước báo giới sau khi có cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine trước thềm cuộc họp thượng đỉnh của G7 diễn ra trong hai ngày 6-7/6 tại Đức.
Vào năm 1998, nhóm G7, với các thành viên Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ, đã cho phép Nga tham gia vào nhóm này để tạo thành nhóm G8. Tuy nhiên, năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea ly khai khỏi Ukraine, G7 đã loại Nga khỏi nhóm.
Nay, với cách nhìn lạc quan hơn, Ngoại trưởng Steinmeier nói, “bối cảnh thế giới hiện nay cho thấy chúng tôi cần Nga với tư cách một đối tác mang tính ây dựng trong số cuộc khủng hoảng”, bao gồm cuộc khủng hoảng ở khu vực Trung Đông.
Trước “lời mời” này của Đức, Nga đã lên tiếng từ chối, nói rằng Nga không tìm cách quay lại G7.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 4/6 nói: “Định dạng G8 không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả, làm việc với BRICS [nhóm gồm Brazils, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi] và G20 chúng tôi còn thấy thú vị hơn nhiều”.
Tuyên bố của ông Ryabkov phản ánh sự chối từ của Nga với “thế giới cũ” của các nước phương Tây, cũng chính là những quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga. Điều này cũng cho thấy Nga có vẻ đang kiếm tìm một phạm vi quyền lực, ảnh hưởng và tăng trưởng kinh tế mới cho mình.
Đối với các cường quốc phương Tây truyền thống như Đức, việc áp dụng chính sách cô lập kinh tế nhằm vào Nga đã có ảnh hưởng đối với hoạt động xuất khẩu của chính các nước này.
Do Nga trả đũa trừng phạt bằng cách ban lệnh cấm nhập nhiều mặt hàng châu Âu, xuất khẩu của Đức sang Nga đã giảm 18% trong năm 2014 - theo dữ liệu thống kê chính thức của Đức công bố hồi tháng trước.
Một nhóm vận động hành lang kinh tế thân Nga ở Đức đã kêu gọi cho phép Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 vào cuối tuần này. Tuy vậy, theo một số nguồn tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phớt lờ lời kêu gọi. Hồi cuối tháng 5, bà Merkel phát biểu trước Quốc hội Đức rằng, việc Nga vào G7 là điều “không thể tưởng tượng được” chừng nào “Nga còn chưa cam kết tuân thủ các giá trị cơ bản của luật pháp quốc tế”.
Hãng tin CNBC cho biết, ngày 4/6, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter nói rằng trong dài hạn, G7 nên để Nga tham gia nhóm.
“Tôi tin rằng chúng tôi không thể có lợi ích gì trong việc duy trì định dạng G7 như hiện tại trong dài hạn”, ông Steinmeier phát biểu trước báo giới sau khi có cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine trước thềm cuộc họp thượng đỉnh của G7 diễn ra trong hai ngày 6-7/6 tại Đức.
Vào năm 1998, nhóm G7, với các thành viên Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ, đã cho phép Nga tham gia vào nhóm này để tạo thành nhóm G8. Tuy nhiên, năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea ly khai khỏi Ukraine, G7 đã loại Nga khỏi nhóm.
Nay, với cách nhìn lạc quan hơn, Ngoại trưởng Steinmeier nói, “bối cảnh thế giới hiện nay cho thấy chúng tôi cần Nga với tư cách một đối tác mang tính ây dựng trong số cuộc khủng hoảng”, bao gồm cuộc khủng hoảng ở khu vực Trung Đông.
Trước “lời mời” này của Đức, Nga đã lên tiếng từ chối, nói rằng Nga không tìm cách quay lại G7.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 4/6 nói: “Định dạng G8 không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả, làm việc với BRICS [nhóm gồm Brazils, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi] và G20 chúng tôi còn thấy thú vị hơn nhiều”.
Tuyên bố của ông Ryabkov phản ánh sự chối từ của Nga với “thế giới cũ” của các nước phương Tây, cũng chính là những quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga. Điều này cũng cho thấy Nga có vẻ đang kiếm tìm một phạm vi quyền lực, ảnh hưởng và tăng trưởng kinh tế mới cho mình.
Đối với các cường quốc phương Tây truyền thống như Đức, việc áp dụng chính sách cô lập kinh tế nhằm vào Nga đã có ảnh hưởng đối với hoạt động xuất khẩu của chính các nước này.
Do Nga trả đũa trừng phạt bằng cách ban lệnh cấm nhập nhiều mặt hàng châu Âu, xuất khẩu của Đức sang Nga đã giảm 18% trong năm 2014 - theo dữ liệu thống kê chính thức của Đức công bố hồi tháng trước.
Một nhóm vận động hành lang kinh tế thân Nga ở Đức đã kêu gọi cho phép Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 vào cuối tuần này. Tuy vậy, theo một số nguồn tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phớt lờ lời kêu gọi. Hồi cuối tháng 5, bà Merkel phát biểu trước Quốc hội Đức rằng, việc Nga vào G7 là điều “không thể tưởng tượng được” chừng nào “Nga còn chưa cam kết tuân thủ các giá trị cơ bản của luật pháp quốc tế”.