Putin ra lệnh giáng đòn trả đũa phương Tây
"Chính phủ Nga đã đề xuất một số biện pháp đáp trả những lệnh trừng phạt do một số quốc gia áp đặt", Tổng thống Nga tuyên bố
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/8 đã yêu cầu chính phủ của ông chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đáp trả những trừng phạt mới nhất của phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
"Chính phủ Nga đã đề xuất một số biện pháp đáp trả những lệnh trừng phạt do một số quốc gia áp đặt. Tôi cho rằng, trong hoàn cảnh hiện nay, để đảm bảo lợi ích của các nhà sản xuất của chúng ta, chúng ta có thể tính đến khả năng đó ngay bây giờ. Tất nhiên cần thận trọng khi thực hiện việc này, nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước và không gây trở ngại cho các khách hàng", tờ Latimes dẫn lời ông Putin nói.
Phát biểu của ông Putin được đưa ra sau khi Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói với giới chức vận tải ở Moscow rằng, chính phủ nước này sẽ xem xét các biện pháp trả đũa Liên minh châu Âu nhằm vào hãng hàng không quốc gia Aeroflot của Nga.
Tuần trước, hãng hàng không giá rẻ Dobrolet, thuộc Aeroflot, đã phải ngừng hoạt động, sau khi hàng loạt hãng cho thuê máy bay, bảo dưỡng, sửa chữa của châu Âu hủy hợp đồng với họ, bởi Dobrolet nằm trong danh sách bị trừng phạt của Liên minh châu Âu. Dobrolet có một tuyến bay từ Moscow đến Crimea, vùng lãnh thổ được Nga sáp nhập từ Ukraine hồi tháng 3 năm nay.
Cũng trong ngày 5/8, nhật báo Vedomosti đưa tin Nga có thể áp đặt hạn chế hoặc một lệnh cấm nhằm vào những hãng hàng không châu Âu đang khai thác các đường bay qua Siberia, nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Moscow liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Động thái này có thể sẽ làm tăng giá vé các chuyến bay của các hãng hàng không châu Âu tới châu Á.
Tờ Vedomosti dẫn một nguồn tin cho biết, những hạn chế có thể sẽ áp đặt đối với các chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Nga đang được bộ ngoại giao và bộ giao thông thảo luận. Lệnh cấm này sẽ không chỉ tác động tới các hãng hàng không châu Âu như Lufthansa, British Airways và Air France, mà còn ảnh hưởng tới cả Aeroflot, vốn đang thu phí bay qua không phận nước khác của nhiều hãng hàng không.
Hiện nay, hàng loạt các chuyến bay từ châu Âu đi châu Á được các hãng hàng không của Liên minh châu Âu thực hiện theo con đường ngắn nhất là xuyên Siberia và thanh toán phí cho hãng hàng không Aeroflot của Nga. Lãnh đạo bộ phận phân tích của Aviaport Oleg Panteleev nhận định, đối với các hãng nước ngoài, việc ngừng bay qua Siberia trung bình sẽ làm tuyến đường bay Âu - Á kéo dài thêm một tiếng rưỡi.
Điều này đồng nghĩa với việc các hãng hàng không châu Âu sẽ phải tăng thêm chi phí nhiên liệu và chi phí giờ lao động, tăng tải trọng của các thiết bị, trong khi doanh thu lại giảm xuống. Các nhà vận tải đường không châu Âu theo đó sẽ gặp phải nhiều khó khăn nếu như lệnh cấm này trở thành hiện thực. Hiện bộ giao thông và Cơ quan hàng không dân dụng Nga từ chối bình luận về thông tin trên.
Những căng thẳng liên quan tới Ukraine đã dâng cao kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và những người ủng hộ Nga ở miền đông Ukraine đòi ly khai khỏi Kiev. Washington cho rằng Moscow hỗ trợ phe ly khai. Tuần trước, Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga, cáo buộc ông Putin thất bại trong việc dùng ảnh hưởng của Moscow với phe ly khai để chấm dứt nội chiến ở Ukraine.
Theo những trừng phạt mới công bố, Liên minh châu Âu đã hạn chế 5 ngân hàng nhà nước lớn của Nga. Những thực thể tài chính này bị cấm tăng nguồn vốn trên các thị trường vốn của Liên minh châu Âu. Ngoài ra, Liên minh châu Âu còn có các trừng phạt khác nhằm vào lĩnh vực quốc phòng và dầu mỏ của Nga. Mỹ cũng áp đặt trừng phạt tương tự với 3 ngân hàng nhà nước lớn và một công ty quốc phòng của Nga.
Cũng liên quan tới vấn đề Nga và Ukraine, hôm 5/8, Nhật Bản đã công bố chi tiết các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm vào 40 cá nhân và 2 tổ chức của cả Nga và Ukraine liên quan đến cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine. Trong số các cá nhân bị áp đặt lệnh trừng phạt có cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và người đứng đầu khu vực Cremia, ông Sergey Aksyonov.
Nhật Bản quyết định lựa chọn những người có liên quan trực tiếp đến việc sáp nhập Cremia vào Nga và gây bất ổn tại khu vực miền đông Ukraine vào danh sách trừng phạt. Trước đó, Nhật Bản cũng đã áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào 23 cá nhân mang quốc tịch Nga, kể cả việc không cấp thị thực cho những người này.
"Chính phủ Nga đã đề xuất một số biện pháp đáp trả những lệnh trừng phạt do một số quốc gia áp đặt. Tôi cho rằng, trong hoàn cảnh hiện nay, để đảm bảo lợi ích của các nhà sản xuất của chúng ta, chúng ta có thể tính đến khả năng đó ngay bây giờ. Tất nhiên cần thận trọng khi thực hiện việc này, nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước và không gây trở ngại cho các khách hàng", tờ Latimes dẫn lời ông Putin nói.
Phát biểu của ông Putin được đưa ra sau khi Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói với giới chức vận tải ở Moscow rằng, chính phủ nước này sẽ xem xét các biện pháp trả đũa Liên minh châu Âu nhằm vào hãng hàng không quốc gia Aeroflot của Nga.
Tuần trước, hãng hàng không giá rẻ Dobrolet, thuộc Aeroflot, đã phải ngừng hoạt động, sau khi hàng loạt hãng cho thuê máy bay, bảo dưỡng, sửa chữa của châu Âu hủy hợp đồng với họ, bởi Dobrolet nằm trong danh sách bị trừng phạt của Liên minh châu Âu. Dobrolet có một tuyến bay từ Moscow đến Crimea, vùng lãnh thổ được Nga sáp nhập từ Ukraine hồi tháng 3 năm nay.
Cũng trong ngày 5/8, nhật báo Vedomosti đưa tin Nga có thể áp đặt hạn chế hoặc một lệnh cấm nhằm vào những hãng hàng không châu Âu đang khai thác các đường bay qua Siberia, nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Moscow liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Động thái này có thể sẽ làm tăng giá vé các chuyến bay của các hãng hàng không châu Âu tới châu Á.
Tờ Vedomosti dẫn một nguồn tin cho biết, những hạn chế có thể sẽ áp đặt đối với các chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Nga đang được bộ ngoại giao và bộ giao thông thảo luận. Lệnh cấm này sẽ không chỉ tác động tới các hãng hàng không châu Âu như Lufthansa, British Airways và Air France, mà còn ảnh hưởng tới cả Aeroflot, vốn đang thu phí bay qua không phận nước khác của nhiều hãng hàng không.
Hiện nay, hàng loạt các chuyến bay từ châu Âu đi châu Á được các hãng hàng không của Liên minh châu Âu thực hiện theo con đường ngắn nhất là xuyên Siberia và thanh toán phí cho hãng hàng không Aeroflot của Nga. Lãnh đạo bộ phận phân tích của Aviaport Oleg Panteleev nhận định, đối với các hãng nước ngoài, việc ngừng bay qua Siberia trung bình sẽ làm tuyến đường bay Âu - Á kéo dài thêm một tiếng rưỡi.
Điều này đồng nghĩa với việc các hãng hàng không châu Âu sẽ phải tăng thêm chi phí nhiên liệu và chi phí giờ lao động, tăng tải trọng của các thiết bị, trong khi doanh thu lại giảm xuống. Các nhà vận tải đường không châu Âu theo đó sẽ gặp phải nhiều khó khăn nếu như lệnh cấm này trở thành hiện thực. Hiện bộ giao thông và Cơ quan hàng không dân dụng Nga từ chối bình luận về thông tin trên.
Những căng thẳng liên quan tới Ukraine đã dâng cao kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và những người ủng hộ Nga ở miền đông Ukraine đòi ly khai khỏi Kiev. Washington cho rằng Moscow hỗ trợ phe ly khai. Tuần trước, Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga, cáo buộc ông Putin thất bại trong việc dùng ảnh hưởng của Moscow với phe ly khai để chấm dứt nội chiến ở Ukraine.
Theo những trừng phạt mới công bố, Liên minh châu Âu đã hạn chế 5 ngân hàng nhà nước lớn của Nga. Những thực thể tài chính này bị cấm tăng nguồn vốn trên các thị trường vốn của Liên minh châu Âu. Ngoài ra, Liên minh châu Âu còn có các trừng phạt khác nhằm vào lĩnh vực quốc phòng và dầu mỏ của Nga. Mỹ cũng áp đặt trừng phạt tương tự với 3 ngân hàng nhà nước lớn và một công ty quốc phòng của Nga.
Cũng liên quan tới vấn đề Nga và Ukraine, hôm 5/8, Nhật Bản đã công bố chi tiết các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm vào 40 cá nhân và 2 tổ chức của cả Nga và Ukraine liên quan đến cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine. Trong số các cá nhân bị áp đặt lệnh trừng phạt có cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và người đứng đầu khu vực Cremia, ông Sergey Aksyonov.
Nhật Bản quyết định lựa chọn những người có liên quan trực tiếp đến việc sáp nhập Cremia vào Nga và gây bất ổn tại khu vực miền đông Ukraine vào danh sách trừng phạt. Trước đó, Nhật Bản cũng đã áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào 23 cá nhân mang quốc tịch Nga, kể cả việc không cấp thị thực cho những người này.