“PV Oil ra đời để phục vụ các nhà máy lọc dầu”
Lãnh đạo PV Oil nói về sự ra đời của Tổng công ty và hướng hoạt động trong thời gian tới
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) ra đời là nhằm chuẩn bị phục vụ các nhà máy lọc dầu trong thời gian tới.
Đó là khẳng định của ông Lê Xuân Trình, Phó tổng giám đốc PV Oil, trong cuộc trao đổi với VnEconomy. Ông nói:
- Tổng công ty Dầu được ra đời trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị là Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim) và Công ty THHH Một thành viên Chế biến và Kinh doanh dầu mỏ (PDC). Sỡ dĩ hai đơn vị này được hợp nhất lại là bởi cả hai đều có những đặc điểm có thể hỗ trợ cho nhau và cùng có chức năng kinh doanh sản phẩm dầu.
Chính vì vậy, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã kiến nghị lên Chính phủ cho phép hợp nhất hai đơn vị này thành Tổng công ty Dầu Việt Nam.
Sau khi được Chính phủ thông qua, PV Oil đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2008.
Vậy mục tiêu mà PV Oil hướng tới là gì, thưa ông ?
Mục tiêu của PV Oil là nhằm tăng sức mạnh của hai đơn vị cũ. Bởi nếu để hai đơn vị này tách rời nhau thì cơ sở hạ tầng, kho tàng trong hệ thống phân phối, phương tiện vận chuyển… sẽ bị manh mún, rời rạc. Ngược lại, khi được hợp nhất, toàn bộ cơ sở hạ tầng của hai đơn vị sẽ được phát huy tổng thể.
Bên cạnh đó, khi hợp nhất, cả hai có thể bổ sung cho nhau một số chức năng trong kinh doanh giữa sản phẩm dầu và dầu thô, từ đó đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, PV Oil ra đời sẽ giúp việc kinh doanh về dầu thô giữa các quốc gia mà hiện nay chúng ta đã có văn phòng đại diện như Nga, Singapore, Trung Đông… được thuận lợi hơn, đồng thời sẽ đáp ứng được xu thế phát triển ra thị trường quốc tế mà Petro Vietnam đã chỉ đạo các tổng công ty trực thuộc.
Đó là khẳng định của ông Lê Xuân Trình, Phó tổng giám đốc PV Oil, trong cuộc trao đổi với VnEconomy. Ông nói:
- Tổng công ty Dầu được ra đời trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị là Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim) và Công ty THHH Một thành viên Chế biến và Kinh doanh dầu mỏ (PDC). Sỡ dĩ hai đơn vị này được hợp nhất lại là bởi cả hai đều có những đặc điểm có thể hỗ trợ cho nhau và cùng có chức năng kinh doanh sản phẩm dầu.
Chính vì vậy, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã kiến nghị lên Chính phủ cho phép hợp nhất hai đơn vị này thành Tổng công ty Dầu Việt Nam.
Sau khi được Chính phủ thông qua, PV Oil đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2008.
Vậy mục tiêu mà PV Oil hướng tới là gì, thưa ông ?
Mục tiêu của PV Oil là nhằm tăng sức mạnh của hai đơn vị cũ. Bởi nếu để hai đơn vị này tách rời nhau thì cơ sở hạ tầng, kho tàng trong hệ thống phân phối, phương tiện vận chuyển… sẽ bị manh mún, rời rạc. Ngược lại, khi được hợp nhất, toàn bộ cơ sở hạ tầng của hai đơn vị sẽ được phát huy tổng thể.
Bên cạnh đó, khi hợp nhất, cả hai có thể bổ sung cho nhau một số chức năng trong kinh doanh giữa sản phẩm dầu và dầu thô, từ đó đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, PV Oil ra đời sẽ giúp việc kinh doanh về dầu thô giữa các quốc gia mà hiện nay chúng ta đã có văn phòng đại diện như Nga, Singapore, Trung Đông… được thuận lợi hơn, đồng thời sẽ đáp ứng được xu thế phát triển ra thị trường quốc tế mà Petro Vietnam đã chỉ đạo các tổng công ty trực thuộc.
Vậy PV Oil sẽ hoạt động chính trong những lĩnh vực gì, thưa ông?
Sản phẩm mà PV Oil hướng tới là những sản phẩm dầu thô để chuẩn bị cung cấp cho các nhà máy lọc dầu sắp đưa vào hoạt động như Vĩnh Sơn sắp tới và cả Long Sơn, Nghi Sơn sau này. Đồng thời, PV Oil sẽ kinh doanh các sản phẩm của các nhà máy lọc dầu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nói cách khác, PV Oil ra đời là nhằm để chuẩn bị cả đầu vào lẫn đầu ra cho các nhà máy lọc dầu sắp tới.
Hiện nay chúng tôi đã có nhiều hợp đồng kinh doanh ở nước ngoài, ví dụ như: hợp đồng cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực dầu khí, các sản phẩm dầu khí giữa các quốc gia với nhau, chẳng hạn như cung cấp từ Nga về Việt Nam, từ Venezuela về Singapore với các mặt hàng như dầu thô, dầu mazut, các sản phẩm hoá chất khác…
Vậy tại sao, PV Oil lại chọn phát triển nhiên liệu sinh học là một trong những hướng ưu tiên trong hoạt động của mình, thưa ông?
Chúng tôi xác định, nhiên liệu sinh học là xu thế chung của không chỉ Việt Nam mà là của nhiều nước khác trên thế giới. Dự báo, trong tương lai, nguồn nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ) sẽ ngày càng cạn kiệt dần và chúng ta đã và sẽ trải qua những cơn "bão giá" về xăng dầu.
Do vậy, để phù hợp với hướng phát triển của quốc gia, Tập đoàn Dầu khí đã có chiến lược của mình thông qua việc giao PV Oil trực tiếp triển khai phát triển nhiên liệu sinh học nhằm giải bài toán về kinh tế cũng như là vấn đề về môi trường.
Nhưng quan trọng hơn, với việc cho ra đời nhiên liệu sinh học này, PV Oil kỳ vọng sẽ mang đến một thông điệp cho người dân trong việc sử dụng nhiên liệu mới.
Tất nhiên, chúng tôi cũng xác định, để người dân quen dần với việc sử dụng nhiên liệu mới này thì cần phải có thời gian nhất định. Nhưng, chúng tôi hy vọng rằng, nhiên liệu sinh học sẽ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam trong thời gian tới và dự kiến sản phẩm này sẽ chiếm khoảng 25 -30% trong thị phần kinh doanh xăng dầu của chúng tôi.
Nhưng liệu hướng phát triển này của PV Oil có gặp khó khăn không, khi mà nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ thường thiếu ổn định, thưa ông?
Đúng là nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, thời tiết. Do vậy, khi bắt đầu làm dự án này, chúng tôi đã tính toán kỹ tất cả các yếu tố ảnh của thiên nhiên, môi trường. Trước hết, chúng tôi đã cho xây dựng các kho lớn để có thể dự trữ nguồn nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất được thông suốt.
Dù có gặp khó khăn mấy thì chúng tôi vẫn quyết định tiến hành sản xuất nhiên liệu sinh học mà trước mắt là giới thiệu ra thị trường sản phẩm xăng Ethanol E5, và trong thời gian tới là xăng Ethanol E10.
Nói cách khác, PV Oil ra đời là nhằm để chuẩn bị cả đầu vào lẫn đầu ra cho các nhà máy lọc dầu sắp tới.
Hiện nay chúng tôi đã có nhiều hợp đồng kinh doanh ở nước ngoài, ví dụ như: hợp đồng cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực dầu khí, các sản phẩm dầu khí giữa các quốc gia với nhau, chẳng hạn như cung cấp từ Nga về Việt Nam, từ Venezuela về Singapore với các mặt hàng như dầu thô, dầu mazut, các sản phẩm hoá chất khác…
Vậy tại sao, PV Oil lại chọn phát triển nhiên liệu sinh học là một trong những hướng ưu tiên trong hoạt động của mình, thưa ông?
Chúng tôi xác định, nhiên liệu sinh học là xu thế chung của không chỉ Việt Nam mà là của nhiều nước khác trên thế giới. Dự báo, trong tương lai, nguồn nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ) sẽ ngày càng cạn kiệt dần và chúng ta đã và sẽ trải qua những cơn "bão giá" về xăng dầu.
Do vậy, để phù hợp với hướng phát triển của quốc gia, Tập đoàn Dầu khí đã có chiến lược của mình thông qua việc giao PV Oil trực tiếp triển khai phát triển nhiên liệu sinh học nhằm giải bài toán về kinh tế cũng như là vấn đề về môi trường.
Nhưng quan trọng hơn, với việc cho ra đời nhiên liệu sinh học này, PV Oil kỳ vọng sẽ mang đến một thông điệp cho người dân trong việc sử dụng nhiên liệu mới.
Tất nhiên, chúng tôi cũng xác định, để người dân quen dần với việc sử dụng nhiên liệu mới này thì cần phải có thời gian nhất định. Nhưng, chúng tôi hy vọng rằng, nhiên liệu sinh học sẽ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam trong thời gian tới và dự kiến sản phẩm này sẽ chiếm khoảng 25 -30% trong thị phần kinh doanh xăng dầu của chúng tôi.
Nhưng liệu hướng phát triển này của PV Oil có gặp khó khăn không, khi mà nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ thường thiếu ổn định, thưa ông?
Đúng là nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, thời tiết. Do vậy, khi bắt đầu làm dự án này, chúng tôi đã tính toán kỹ tất cả các yếu tố ảnh của thiên nhiên, môi trường. Trước hết, chúng tôi đã cho xây dựng các kho lớn để có thể dự trữ nguồn nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất được thông suốt.
Dù có gặp khó khăn mấy thì chúng tôi vẫn quyết định tiến hành sản xuất nhiên liệu sinh học mà trước mắt là giới thiệu ra thị trường sản phẩm xăng Ethanol E5, và trong thời gian tới là xăng Ethanol E10.