“Quả bom rác” nổ chậm từ pin năng lượng mặt trời
Trung Quốc được dự báo sẽ đối mặt với thảm hoạ môi trường khi số tấm pin mặt trời khổng lồ hết hạn sử dụng
Trung Quốc hiện là quốc gia có số lượng nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới, với tổng công suất lên tới gần 80 GW vào năm ngoái, gần gấp đôi so với Mỹ. Trong đó, các nhà máy xây mới trong năm ngoái chiếm gần một nửa tổng công suất này.
Tuy nhiên, theo tờ South China Morning Post, nếu không có kế hoạch xử lý các tấm pin năng lượng mặt trời “lão hóa”, Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với thảm họa môi trường trong chưa đầy 20 năm tới.
Tăng trưởng chóng mặt
Ông Lu Fang, đại diện Hiệp hội Năng lượng Tái tạo Trung Quốc, ước tính tới năm 2040, khối lượng các tấm pin mặt trời quá hạn sử dụng tại nước này dự kiến sẽ lên tới 20 triệu tấn - tương đương gấp 2.000 lần trọng lượng của tháp Eiffel.
“Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần cho những tác động tồi tệ của chúng tới môi trường”, ông cảnh báo.
Theo Bloomberg, các chuyên gia ước tính số lượng nhà máy điện mặt trời xây mới của Trung Quốc năm 2017 thậm chí sẽ vượt mức kỷ lục của năm ngoái.
Ngành năng lượng mặt trời Trung Quốc đang tăng trưởng chóng mặt nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của nước này, vốn đang phụ thuộc chủ yếu vào các nhiên liệu như than đá và dầu nhập khẩu.
Đầu tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã xây xong trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, với công suất lên tới 40 GW tại tỉnh An Huy.
Trang tin Business Insider cho hay, hồi đầu năm, Bắc Kinh tuyên bố sẽ dành 361 tỷ USD đầu tư cho năng lượng tái tạo (bao gồm điện mặt trời, điện gió, thủy điện và điện hạt nhân) vào năm 2020. Đến năm 2022, Trung Quốc dự tính đạt 320 GW công suất năng lượng từ gió và mặt trời, cùng với 340 GW năng lượng từ thủy điện. Đến năm 2030, nước này muốn tạo ra 1/5 năng lượng từ các nguồn tái tạo.
“Quả bom rác” khổng lồ
Tuy nhiên, các tấm pin mặt trời có tuổi thọ tương đối ngắn, trong khi Chính phủ Trung Quốc lại chưa có kế hoạch “nghỉ hưu” nào cho chúng.
Theo Cục Năng lượng Mỹ, tuổi thọ của một tấm pin mặt trời dao động từ 20 - 30 năm, tùy thuộc vào môi trường sử dụng. Nhiệt độ cao có thể đẩy nhanh quá trình “lão hóa” của pin. Đồng thời, các yếu tố tiêu cực như tuyết, bụi, sẽ gây tổn hại vật liệu bề mặt và mạch diện bên trong, làm giảm dần năng suất của chúng.
Ông Tian Min, Tổng giám đốc Nanjing Fangrun Materials - công ty chuyên tái chế tấm năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng, đặt tại tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc – đánh giá, ngành điện mặt trời là một quả bom hẹn giờ đang đếm ngược.
“Quả bom này sẽ nổ tung trong 2 - 3 thập kỷ tới và là hiểm họa khủng hiếp đối với môi trường”, ông Tain nói. “Đó là bãi rác khổng lồ không dễ tái chế”.
Một tấm pin mặt trời chứa các kim loại như chì, đồng, nhôm, với các tế bào năng lượng mặt trời làm từ tinh thể silicon và được bọc trong lớp nhựa dày để bảo vệ. Tại châu Âu, đã có một số công ty phát triển được công nghệ tinh vi cho phép thu hồi hơn 90% các vật liệu này, tuy nhiên giá cả của công nghệ này là vấn đề lớn.
Các nhà máy điện mặt trời của Trung Quốc đa phần được đặt tại những vùng sâu vùng xa như Gobi ở Mông Cổ, trong khi các công ty tái chế chủ yếu nằm ở những nơi phát triển dọc vùng duyên hải. Do đó, việc vận chuyển các tấm pin mặt trời hết hạn trên quãng đường xa như vậy cũng vô cùng tốn kém.
Ngoài ra, việc phân loại và xử lý rác tốn chi phí lớn cho lao động và điện năng, chưa kể các hóa chất như acid sinh ra trong quá trình tái chế cũng gây hại cho môi trường.
“Nếu thực hiện quy trình tái chế từng bước nhằm giảm ô nhiễm môi trường, sản phẩm tái chế có thể còn đắt hơn vật liệu thô mới”, ông Tain nói.
Giá tinh thể silicon hiện là khoảng 13 USD/kg và được dự báo sẽ giảm khoảng 30% trong 10 năm tới. Do đó, trong tương lai, silicon tái chế sẽ càng khó bán.
Tuy nhiên, theo tờ South China Morning Post, nếu không có kế hoạch xử lý các tấm pin năng lượng mặt trời “lão hóa”, Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với thảm họa môi trường trong chưa đầy 20 năm tới.
Tăng trưởng chóng mặt
Ông Lu Fang, đại diện Hiệp hội Năng lượng Tái tạo Trung Quốc, ước tính tới năm 2040, khối lượng các tấm pin mặt trời quá hạn sử dụng tại nước này dự kiến sẽ lên tới 20 triệu tấn - tương đương gấp 2.000 lần trọng lượng của tháp Eiffel.
“Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần cho những tác động tồi tệ của chúng tới môi trường”, ông cảnh báo.
Theo Bloomberg, các chuyên gia ước tính số lượng nhà máy điện mặt trời xây mới của Trung Quốc năm 2017 thậm chí sẽ vượt mức kỷ lục của năm ngoái.
Ngành năng lượng mặt trời Trung Quốc đang tăng trưởng chóng mặt nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của nước này, vốn đang phụ thuộc chủ yếu vào các nhiên liệu như than đá và dầu nhập khẩu.
Đầu tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã xây xong trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, với công suất lên tới 40 GW tại tỉnh An Huy.
Trang tin Business Insider cho hay, hồi đầu năm, Bắc Kinh tuyên bố sẽ dành 361 tỷ USD đầu tư cho năng lượng tái tạo (bao gồm điện mặt trời, điện gió, thủy điện và điện hạt nhân) vào năm 2020. Đến năm 2022, Trung Quốc dự tính đạt 320 GW công suất năng lượng từ gió và mặt trời, cùng với 340 GW năng lượng từ thủy điện. Đến năm 2030, nước này muốn tạo ra 1/5 năng lượng từ các nguồn tái tạo.
“Quả bom rác” khổng lồ
Tuy nhiên, các tấm pin mặt trời có tuổi thọ tương đối ngắn, trong khi Chính phủ Trung Quốc lại chưa có kế hoạch “nghỉ hưu” nào cho chúng.
Theo Cục Năng lượng Mỹ, tuổi thọ của một tấm pin mặt trời dao động từ 20 - 30 năm, tùy thuộc vào môi trường sử dụng. Nhiệt độ cao có thể đẩy nhanh quá trình “lão hóa” của pin. Đồng thời, các yếu tố tiêu cực như tuyết, bụi, sẽ gây tổn hại vật liệu bề mặt và mạch diện bên trong, làm giảm dần năng suất của chúng.
Ông Tian Min, Tổng giám đốc Nanjing Fangrun Materials - công ty chuyên tái chế tấm năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng, đặt tại tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc – đánh giá, ngành điện mặt trời là một quả bom hẹn giờ đang đếm ngược.
“Quả bom này sẽ nổ tung trong 2 - 3 thập kỷ tới và là hiểm họa khủng hiếp đối với môi trường”, ông Tain nói. “Đó là bãi rác khổng lồ không dễ tái chế”.
Một tấm pin mặt trời chứa các kim loại như chì, đồng, nhôm, với các tế bào năng lượng mặt trời làm từ tinh thể silicon và được bọc trong lớp nhựa dày để bảo vệ. Tại châu Âu, đã có một số công ty phát triển được công nghệ tinh vi cho phép thu hồi hơn 90% các vật liệu này, tuy nhiên giá cả của công nghệ này là vấn đề lớn.
Các nhà máy điện mặt trời của Trung Quốc đa phần được đặt tại những vùng sâu vùng xa như Gobi ở Mông Cổ, trong khi các công ty tái chế chủ yếu nằm ở những nơi phát triển dọc vùng duyên hải. Do đó, việc vận chuyển các tấm pin mặt trời hết hạn trên quãng đường xa như vậy cũng vô cùng tốn kém.
Ngoài ra, việc phân loại và xử lý rác tốn chi phí lớn cho lao động và điện năng, chưa kể các hóa chất như acid sinh ra trong quá trình tái chế cũng gây hại cho môi trường.
“Nếu thực hiện quy trình tái chế từng bước nhằm giảm ô nhiễm môi trường, sản phẩm tái chế có thể còn đắt hơn vật liệu thô mới”, ông Tain nói.
Giá tinh thể silicon hiện là khoảng 13 USD/kg và được dự báo sẽ giảm khoảng 30% trong 10 năm tới. Do đó, trong tương lai, silicon tái chế sẽ càng khó bán.