Trung Quốc đang trở thành “người khổng lồ” về năng lượng tái tạo
Nước này hiện cung cấp hơn 2/3 số tấm pin mặt trời và gần một nửa số turbine gió của thế giới
Trung Quốc có thể là quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới, nhưng
nước này cũng đang dẫn trước các quốc gia khác với khoảng cách ngày càng
lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm điện mặt trời, điện gió,
thủy điện và điện hạt nhân.
Theo hãng tin CNN, trong lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris vì cho rằng thỏa thuận này ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc lại đang rót vốn đầu tư hàng trăm tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Nhiều mỏ than bị đóng cửa
Hàng loạt trang trại năng lượng mặt trời và điện gió khổng lồ đã được xây dựng ở Trung Quốc trong những năm qua, giúp thúc đẩy sự phát triển của những ngành công nghiệp liên quan.
Hiện có hơn 2,5 triệu người đang làm việc trong ngành năng lượng mặt trời ở Trung Quốc, so với con số 260.000 người ở Mỹ - theo báo cáo thường niên gần đây nhất từ Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế.
Trong khi Tổng thống Trump hứa phục hồi ngành công nghiệp than của Mỹ, Trung Quốc có vẻ đang đi theo hướng ngược lại.
Than vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã bắt đầu đóng cửa các mỏ than. Năm ngoái, nước này vạch kế hoạch cắt giảm 1,3 triệu việc làm trong ngành này. Chính phủ Trung Quốc cũng đã có những động thái nhằm hạn chế việc xây dựng những nhà máy nhiệt điện chạy than mới.
Hồi tháng 1 năm nay, Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc lần đầu tiên đặt mục tiêu bắt buộc về giảm tiêu thụ năng lượng than. Cơ quan này cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, năng lượng tái tạo chiếm 1/5 nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc.
Giới phân tích dự báo Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu này. Tổ chức Hòa Bình Xanh viết trong một báo cáo hồi đầu năm nay rằng tiêu thụ năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã chiếm 12% tổng nhu cầu năng lượng của nước này vào cuối năm 2015. Để so sánh, theo thống kê chính thức, các nguồn năng lượng tái tạo hiện mới chiếm khoảng 10% tổng tiêu thụ năng lượng của Mỹ.
Để đạt được mục tiêu đặt ra cho năm 2030, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo. Hồi tháng 1, nước này cam kết đầu tư 2,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 367 tỷ USD vào các nguồn năng lượng tái tạo, trong thời gian đến năm 2020.
Những khoản đầu tư này sẽ tạo ra khoảng 10 triệu việc làm, theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế, Trung Quốc hiện có tổng cộng 3,5 triệu việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Tìm không gian cho điện mặt trời
Đến nay, Trung Quốc đã trở thành một nhà sản xuất và xuất khẩu lớn về công nghệ năng lượng tái tạo, cung cấp hơn 2/3 số tấm pin mặt trời trên thế giới. Nước này cũng giữ vị trí đi đầu về năng lượng gió, khi sản xuất gần một nửa số turbine gió của thế giới.
Dự án năng lượng tái tạo nổi bật nhất hiện nay của Trung Quốc là một trang trại năng lượng mặt trời khổng lồ ở tỉnh An Huy thuộc miền Đông nước này. Nằm trên diện tích khoảng 100 dặm vuông, đây là cơ sở điện mặt trời thuộc hàng lớn nhất thế giới, có khả năng cung cấp đủ điện cho 15.000 gia đình, theo công ty Sungrow Power Supply, chủ đầu tư của trang trại này.
Điều đáng chú ý là trang trại điện mặt trời nói trên được xây nổi trên một vùng ngập nước, trước đây là một mỏ than.
Ý tưởng về các nhà máy điện mặt trời nổi trên mặt nước đang được Trung Quốc chú trọng, bởi nó giải quyết được một vấn đề nan giải của lĩnh vực điện mặt trời là thiếu không gian.
“Chính phủ sẽ không cho phép chúng tôi đặt những tấm pin mặt trời ở bất kỳ đâu mà chúng tôi muốn. Trong khi đó, cái hồ này lại bị bỏ không”, ông Yao Shaohua, Phó giám đốc dự án điện mặt trời nói trên ở An Huy nói.
Ban đầu, việc xây dựng một trang trại điện gió trên mặt nước là tốn kém hơn xây trên đất liền. Nhưng các chuyên gia nói rằng các tấm pin mặt trời nổi trên nước có thể hoạt động hiệu quả hơn về lâu về dài, vì chúng được làm mát bởi nước bên dưới.
“Toàn thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, đang nhận ra rằng chúng ta cần chống biến đổi khí hậu. Tôi tin chắc rằng đây sẽ là một xu hướng”, ông Yao nói.
Bị Mỹ cáo buộc bán phá giá
Sự thống trị ngày càng lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã bắt đầu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường toàn cầu.
Các công ty Trung Quốc đã đẩy mạnh việc sản xuất các tấm pin mặt trời nhờ số vốn vay được Chính phủ nước này hậu thuẫn, ước tính lên tới 42 tỷ USD trong thời gian 2010-2012, theo số liệu của Viện Năng lượng mặt trời GW thuộc Đại học George Washington.
Nguồn cung tấm pin mặt trời tăng ồ ạt từ Trung Quốc là một trong những lý do chính khiến giá của mặt hàng này trên thị trường toàn cầu sụt 80% trong thời gian từ năm 2008 đến 2013.
Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc bán phá giá pin mặt trời và Bộ Thương mại Mỹ đã bắt đầu áp thuế quan cao đối với tấm pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất vào năm 2012, một động thái nhằm bảo vệ các nhà sản xuất của Mỹ.
Mới tháng trước, Mỹ đã báo tin với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng nước này có thể áp thuế quan đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu từ các quốc gia khác, khi cho rằng các công ty Trung Quốc đã mở cơ sở sản xuất ở nước thứ ba để lách hạn chế xuất khẩu sang Mỹ.
Theo hãng tin CNN, trong lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris vì cho rằng thỏa thuận này ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc lại đang rót vốn đầu tư hàng trăm tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Nhiều mỏ than bị đóng cửa
Hàng loạt trang trại năng lượng mặt trời và điện gió khổng lồ đã được xây dựng ở Trung Quốc trong những năm qua, giúp thúc đẩy sự phát triển của những ngành công nghiệp liên quan.
Hiện có hơn 2,5 triệu người đang làm việc trong ngành năng lượng mặt trời ở Trung Quốc, so với con số 260.000 người ở Mỹ - theo báo cáo thường niên gần đây nhất từ Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế.
Trong khi Tổng thống Trump hứa phục hồi ngành công nghiệp than của Mỹ, Trung Quốc có vẻ đang đi theo hướng ngược lại.
Than vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã bắt đầu đóng cửa các mỏ than. Năm ngoái, nước này vạch kế hoạch cắt giảm 1,3 triệu việc làm trong ngành này. Chính phủ Trung Quốc cũng đã có những động thái nhằm hạn chế việc xây dựng những nhà máy nhiệt điện chạy than mới.
Hồi tháng 1 năm nay, Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc lần đầu tiên đặt mục tiêu bắt buộc về giảm tiêu thụ năng lượng than. Cơ quan này cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, năng lượng tái tạo chiếm 1/5 nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc.
Giới phân tích dự báo Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu này. Tổ chức Hòa Bình Xanh viết trong một báo cáo hồi đầu năm nay rằng tiêu thụ năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã chiếm 12% tổng nhu cầu năng lượng của nước này vào cuối năm 2015. Để so sánh, theo thống kê chính thức, các nguồn năng lượng tái tạo hiện mới chiếm khoảng 10% tổng tiêu thụ năng lượng của Mỹ.
Để đạt được mục tiêu đặt ra cho năm 2030, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo. Hồi tháng 1, nước này cam kết đầu tư 2,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 367 tỷ USD vào các nguồn năng lượng tái tạo, trong thời gian đến năm 2020.
Những khoản đầu tư này sẽ tạo ra khoảng 10 triệu việc làm, theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế, Trung Quốc hiện có tổng cộng 3,5 triệu việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Tìm không gian cho điện mặt trời
Đến nay, Trung Quốc đã trở thành một nhà sản xuất và xuất khẩu lớn về công nghệ năng lượng tái tạo, cung cấp hơn 2/3 số tấm pin mặt trời trên thế giới. Nước này cũng giữ vị trí đi đầu về năng lượng gió, khi sản xuất gần một nửa số turbine gió của thế giới.
Dự án năng lượng tái tạo nổi bật nhất hiện nay của Trung Quốc là một trang trại năng lượng mặt trời khổng lồ ở tỉnh An Huy thuộc miền Đông nước này. Nằm trên diện tích khoảng 100 dặm vuông, đây là cơ sở điện mặt trời thuộc hàng lớn nhất thế giới, có khả năng cung cấp đủ điện cho 15.000 gia đình, theo công ty Sungrow Power Supply, chủ đầu tư của trang trại này.
Điều đáng chú ý là trang trại điện mặt trời nói trên được xây nổi trên một vùng ngập nước, trước đây là một mỏ than.
Ý tưởng về các nhà máy điện mặt trời nổi trên mặt nước đang được Trung Quốc chú trọng, bởi nó giải quyết được một vấn đề nan giải của lĩnh vực điện mặt trời là thiếu không gian.
“Chính phủ sẽ không cho phép chúng tôi đặt những tấm pin mặt trời ở bất kỳ đâu mà chúng tôi muốn. Trong khi đó, cái hồ này lại bị bỏ không”, ông Yao Shaohua, Phó giám đốc dự án điện mặt trời nói trên ở An Huy nói.
Ban đầu, việc xây dựng một trang trại điện gió trên mặt nước là tốn kém hơn xây trên đất liền. Nhưng các chuyên gia nói rằng các tấm pin mặt trời nổi trên nước có thể hoạt động hiệu quả hơn về lâu về dài, vì chúng được làm mát bởi nước bên dưới.
“Toàn thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, đang nhận ra rằng chúng ta cần chống biến đổi khí hậu. Tôi tin chắc rằng đây sẽ là một xu hướng”, ông Yao nói.
Bị Mỹ cáo buộc bán phá giá
Sự thống trị ngày càng lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã bắt đầu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường toàn cầu.
Các công ty Trung Quốc đã đẩy mạnh việc sản xuất các tấm pin mặt trời nhờ số vốn vay được Chính phủ nước này hậu thuẫn, ước tính lên tới 42 tỷ USD trong thời gian 2010-2012, theo số liệu của Viện Năng lượng mặt trời GW thuộc Đại học George Washington.
Nguồn cung tấm pin mặt trời tăng ồ ạt từ Trung Quốc là một trong những lý do chính khiến giá của mặt hàng này trên thị trường toàn cầu sụt 80% trong thời gian từ năm 2008 đến 2013.
Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc bán phá giá pin mặt trời và Bộ Thương mại Mỹ đã bắt đầu áp thuế quan cao đối với tấm pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất vào năm 2012, một động thái nhằm bảo vệ các nhà sản xuất của Mỹ.
Mới tháng trước, Mỹ đã báo tin với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng nước này có thể áp thuế quan đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu từ các quốc gia khác, khi cho rằng các công ty Trung Quốc đã mở cơ sở sản xuất ở nước thứ ba để lách hạn chế xuất khẩu sang Mỹ.