Quan chức ngân hàng trung ương Mỹ giàu cỡ nào?
Tất cả các quan chức của FED từng làm việc ở Phố Wall đều giàu có hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp khác
Tất cả các quan chức của Cục Dự trữ Trung ương Mỹ (FED) từng làm việc ở Phố Wall đều giàu có hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp khác, theo hãng tin Reuters.
Hãng tin này dẫn một công bố mới từ FED công bố cách đây ít hôm cho biết, 4 trong số 12 chủ tịch khu vực của FED có tài sản ít nhất từ 1 triệu USD trở lên vào năm 2010. Lương của các quan chức này dao động trong khoảng 300.000-400.000 USD/năm.
Số liệu trên được đưa ra trong bối cảnh những lo ngại gia tăng về khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng rộng ra ở Mỹ. Thời gian qua, nước này đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình của người dân đòi thu hẹp sự chênh lệch này.
Ngay trong nội bộ FED, tức ngân hàng trung ương của Mỹ, giá trị tài sản ròng của các quan chức cũng có sự khác biệt lớn.
Ông Richard Fisher, Chủ tịch FED tại Dalas, nguyên là một nhà quản lý quỹ đầu cơ, hiện đang là nhà hoạch định chính sách giàu nhất trong cơ quan này, với tài sản lên tới ít nhất 21,5 triệu USD.
Ông William Dudley, một người từng làm cho ngân hàng đầu tư nổi tiếng Goldman Sachs, hiện giữ chức Chủ tịch FED tại New York, “về nhì” với tài sản tối thiểu là 5,6 triệu USD.
Do các quan chức chỉ công bố tài sản theo các ngưỡng từ một mức nhất định, chẳng hạn 1 triệu USD trở lên, rất khó để có thể xác định giá trị tài sản chính xác của họ.
Chủ tịch FED tại Atlanta, ông Dennis Lockhart, là người giàu thứ ba trong số các chủ tịch khu vực của FED, đồng thời là một nhà đầu tư tài chính năng động. Vào tháng 10/2010, ngay trước khi FED tung ra chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD, ông Lockhart đã mua hơn nửa triệu USD cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tương hỗ.
“Nghèo” nhất trong FED chính là các quan chức dành toàn bộ sự nghiệp cống hiến cho cơ quan này, gồm những kinh tế gia như James Bullard, Jeffrey Lacker và John Williams. Ba nhân vật này, là Chủ tịch FED lần lượt tại St. Louis, Richmond và San Francisco, chỉ báo cáo mức tài sản từ vài ngàn USD trở lên.
Hãng tin này dẫn một công bố mới từ FED công bố cách đây ít hôm cho biết, 4 trong số 12 chủ tịch khu vực của FED có tài sản ít nhất từ 1 triệu USD trở lên vào năm 2010. Lương của các quan chức này dao động trong khoảng 300.000-400.000 USD/năm.
Số liệu trên được đưa ra trong bối cảnh những lo ngại gia tăng về khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng rộng ra ở Mỹ. Thời gian qua, nước này đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình của người dân đòi thu hẹp sự chênh lệch này.
Ngay trong nội bộ FED, tức ngân hàng trung ương của Mỹ, giá trị tài sản ròng của các quan chức cũng có sự khác biệt lớn.
Ông Richard Fisher, Chủ tịch FED tại Dalas, nguyên là một nhà quản lý quỹ đầu cơ, hiện đang là nhà hoạch định chính sách giàu nhất trong cơ quan này, với tài sản lên tới ít nhất 21,5 triệu USD.
Ông William Dudley, một người từng làm cho ngân hàng đầu tư nổi tiếng Goldman Sachs, hiện giữ chức Chủ tịch FED tại New York, “về nhì” với tài sản tối thiểu là 5,6 triệu USD.
Do các quan chức chỉ công bố tài sản theo các ngưỡng từ một mức nhất định, chẳng hạn 1 triệu USD trở lên, rất khó để có thể xác định giá trị tài sản chính xác của họ.
Chủ tịch FED tại Atlanta, ông Dennis Lockhart, là người giàu thứ ba trong số các chủ tịch khu vực của FED, đồng thời là một nhà đầu tư tài chính năng động. Vào tháng 10/2010, ngay trước khi FED tung ra chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD, ông Lockhart đã mua hơn nửa triệu USD cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tương hỗ.
“Nghèo” nhất trong FED chính là các quan chức dành toàn bộ sự nghiệp cống hiến cho cơ quan này, gồm những kinh tế gia như James Bullard, Jeffrey Lacker và John Williams. Ba nhân vật này, là Chủ tịch FED lần lượt tại St. Louis, Richmond và San Francisco, chỉ báo cáo mức tài sản từ vài ngàn USD trở lên.