Quản ngoại hối, từ câu chuyện của Chủ tịch Quốc hội
“Trận đó, nếu xảy ra cái gì lôi thôi mất tiền, thì tôi đi tù, nhưng làm thủ trưởng chả nhẽ không dám quyết?”
Câu chuyện dưới đây của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được VnEconomy ghi lại tại phiên họp sáng 18/3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối chuẩn bị được đưa ra biểu quyết.
Từ phản ánh của bà con cử tri nước ngoài mà ông vừa tiếp xúc có liên quan đến việc chuyển tiền về nước rất dễ còn chuyển ra thì ngược lại, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng liên hệ đến câu chuyện của Viettel dù làm ăn ở một số nước lãi to, nhưng thủ tục chuyển tiền cũng rất khó.
Câu chuyện mà ông “kể các bạn ngân hàng nghe” xảy ra từ thời ông còn làm Phó thủ tướng Thường trực.
“5h sáng, ông Viettel đã tìm tôi nhờ can thiệp, vì ông ấy trúng thầu ở Mozambique nhưng phải chuyển tiền sang đó ngay thứ Sáu, chứ nếu để đến thứ Hai là hết hạn. Tôi quyết tắp lự, gọi cả lãnh đạo ngân hàng, kế hoạch, tài chính, bắt phải cho chuyển ngay thì mới chuyển được, còn giấy phép đầu tư nước ngoài (điều kiện để chuyển tiền - PV) thì còn nhiều thủ tục, từ từ tính sau”, Chủ tịch Quốc hội kể.
“Giấy phép chưa được duyệt thì chưa được chuyển tiền, nên mấy ông đều nói, anh quyết thì em làm thôi, còn cơ sở pháp lý thì nếu anh quyết thì anh chịu trách nhiệm, tôi ừ là tôi sẽ chịu trách nhiệm”, ông Hùng tiếp tục câu chuyện.
Hướng về Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng trao đổi, thủ tục phức tạp như thế thì lần này có sửa gì không, kiểu như Viettel thì có cải thiện gì cho người ta không?
Quan ngại việc luật và pháp lệnh cứ phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn, mà luật có thoáng vẫn phải “đề phòng” cái thông tư cứ đề ra đủ thứ kiểu bắt nhầm còn hơn bỏ sót, liên hệ với câu chuyện vừa kể về trường hợp Viettel, ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng việc không tính trước để đưa vào luật vào pháp lệnh rồi không hướng dẫn trước đã đẩy thế bí cho chính mình.
Quay sang nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, nay đã là Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, một trong ba vị lãnh đạo nhận điện thoại của ông Hùng sáng hôm đó, Chủ tịch Quốc hội hỏi, “anh Giàu có nhớ không, lúc đó cứ bảo rất đúng, rất lợi, mà theo quy định thì không làm được?”.
“Trận đó, nếu xảy ra cái gì lôi thôi mất tiền, thì tôi đi tù, nhưng làm thủ trưởng chả nhẽ không dám quyết?”, ông Hùng kết thúc câu chuyện, và cho rằng pháp luật cần phải tính trước để đưa vào quy định những trường hợp tương tự như Viettel để tạo điều kiện cho nhà đầu tư, dù rằng đầu tư có thể mất, "đưa ra 10 có thể mất một chứ", nhưng nhà đầu tư họ đã tính, thì mình phải tạo thuận lợi cho họ.
Trở lại quy định về quản lý ngoại hối tại pháp lệnh đang chờ thông qua, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Thống đốc luôn luôn phải đặt mình vào nhà đầu tư mà tính hết cho người ta. Dĩ nhiên, bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi cho người làm ăn đàng hoàng thì cũng phải quan tâm xử lý tiêu cực, bởi bây giờ chỉ đổi tiền mừng tuổi mà “một đồng ăn tám hào”, vô cùng nhũng nhiễu.
Từ phản ánh của bà con cử tri nước ngoài mà ông vừa tiếp xúc có liên quan đến việc chuyển tiền về nước rất dễ còn chuyển ra thì ngược lại, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng liên hệ đến câu chuyện của Viettel dù làm ăn ở một số nước lãi to, nhưng thủ tục chuyển tiền cũng rất khó.
Câu chuyện mà ông “kể các bạn ngân hàng nghe” xảy ra từ thời ông còn làm Phó thủ tướng Thường trực.
“5h sáng, ông Viettel đã tìm tôi nhờ can thiệp, vì ông ấy trúng thầu ở Mozambique nhưng phải chuyển tiền sang đó ngay thứ Sáu, chứ nếu để đến thứ Hai là hết hạn. Tôi quyết tắp lự, gọi cả lãnh đạo ngân hàng, kế hoạch, tài chính, bắt phải cho chuyển ngay thì mới chuyển được, còn giấy phép đầu tư nước ngoài (điều kiện để chuyển tiền - PV) thì còn nhiều thủ tục, từ từ tính sau”, Chủ tịch Quốc hội kể.
“Giấy phép chưa được duyệt thì chưa được chuyển tiền, nên mấy ông đều nói, anh quyết thì em làm thôi, còn cơ sở pháp lý thì nếu anh quyết thì anh chịu trách nhiệm, tôi ừ là tôi sẽ chịu trách nhiệm”, ông Hùng tiếp tục câu chuyện.
Hướng về Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng trao đổi, thủ tục phức tạp như thế thì lần này có sửa gì không, kiểu như Viettel thì có cải thiện gì cho người ta không?
Quan ngại việc luật và pháp lệnh cứ phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn, mà luật có thoáng vẫn phải “đề phòng” cái thông tư cứ đề ra đủ thứ kiểu bắt nhầm còn hơn bỏ sót, liên hệ với câu chuyện vừa kể về trường hợp Viettel, ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng việc không tính trước để đưa vào luật vào pháp lệnh rồi không hướng dẫn trước đã đẩy thế bí cho chính mình.
Quay sang nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, nay đã là Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, một trong ba vị lãnh đạo nhận điện thoại của ông Hùng sáng hôm đó, Chủ tịch Quốc hội hỏi, “anh Giàu có nhớ không, lúc đó cứ bảo rất đúng, rất lợi, mà theo quy định thì không làm được?”.
“Trận đó, nếu xảy ra cái gì lôi thôi mất tiền, thì tôi đi tù, nhưng làm thủ trưởng chả nhẽ không dám quyết?”, ông Hùng kết thúc câu chuyện, và cho rằng pháp luật cần phải tính trước để đưa vào quy định những trường hợp tương tự như Viettel để tạo điều kiện cho nhà đầu tư, dù rằng đầu tư có thể mất, "đưa ra 10 có thể mất một chứ", nhưng nhà đầu tư họ đã tính, thì mình phải tạo thuận lợi cho họ.
Trở lại quy định về quản lý ngoại hối tại pháp lệnh đang chờ thông qua, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Thống đốc luôn luôn phải đặt mình vào nhà đầu tư mà tính hết cho người ta. Dĩ nhiên, bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi cho người làm ăn đàng hoàng thì cũng phải quan tâm xử lý tiêu cực, bởi bây giờ chỉ đổi tiền mừng tuổi mà “một đồng ăn tám hào”, vô cùng nhũng nhiễu.