Quảng cáo thời WTO: Ta càng ít, người càng nhiều
Trong số hơn 1 tỉ USD doanh thu từ quảng cáo mỗi năm tại Việt Nam, các công ty trong nước chỉ đóng góp 10-20%
Khi Việt Nam vào WTO, mọi hoạt động phải theo các cam kết đã được ký. Những doanh nghiệp nước ngoài vốn đang có thế mạnh từ nhiều mặt như vốn, kỹ thuật… sẽ tận dụng nó để phát triển không ngừng.
Và điều đó có nghĩa là phần bánh trong ngành quảng cáo vốn đã được chia rất ít cho các doanh nghiệp nội địa nay lại còn ít hơn.
16 năm vẫn... non trẻ
“Có một thực tế là trong số hơn 1 tỉ USD doanh thu từ quảng cáo mỗi năm tại Việt Nam, các công ty trong nước chỉ đóng góp 10-20%. Trên 80% còn lại thuộc về số ít những tập đoàn quảng cáo lớn trên thế giới”, ông Đỗ Kim Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Tp.HCM, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Quảng cáo An Tiêm nói.
Ông Trần Minh Chính, Phó cục trưởng Cục Văn hoá thông tin cơ sở nói: “Quảng cáo là hoạt động kinh tế mặt tiền, vừa tạo động lực kích cầu tiêu dùng, vừa nâng cấp kiến thức tiêu dùng cho người dân... nhưng qua 16 năm vận hành theo cơ chế thị trường, có hơn 20 văn bản từ cấp bộ trở lên, đến nay ngành quảng cáo vẫn đang trong giai đoạn xây dựng luật để thay thế pháp lệnh đã có từ 5 năm qua”.
Việt Nam đang có trên 30 văn phòng đại diện công ty quảng cáo hàng đầu thế giới. Về hình thức, một số văn phòng không trực tiếp kinh doanh, không sinh lợi, nhưng bằng nhiều cách họ hoạt động rất mạnh và chi phối mạnh đến hoạt động ngành quảng cáo ở Việt Nam.
Năm 2006, ngành quảng cáo mang lại nguồn thu gần 6.000 tỉ đồng. Dự kiến sau năm 2007, khi Việt Nam mở cửa, doanh thu này có thể đạt trên 15.000 tỉ đồng.
Miếng bánh lớn này, doanh nghiệp trong nước muốn lấy phần phải liên kết hợp tác với nhau. Ông Nguyễn Quí Cáp, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Tp.HCM nhấn mạnh: “Đến năm 2010, khi cả nước có 500.000 công ty thì ngành quảng cáo sẽ phát triển rất mạnh. Ngay từ bây giờ chúng ta phải cùng nhau xây dựng lực lượng nhân sự, hợp tác với công ty nước ngoài để lấy kinh nghiệm kinh doanh, hợp tác lẫn nhau tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh...”.
Sống nhờ quảng cáo
Hiện nay, cả nước có gần 6.000 đơn vị quảng cáo, riêng Tp.HCM có 547 công ty quảng cáo và gần 1.000 cơ sở cung ứng vật tư kỹ thuật sản phẩm... Chưa kể đến vài chục tờ báo, tạp chí, đài truyền hình, phát thanh cũng tham gia kinh doanh dịch vụ quảng cáo và hơn 10 chi nhánh quảng cáo của trung ương và các tỉnh khác.
Đa số hoạt động quảng cáo hiện nay đều có mức độ liên quan ít, nhiều khác nhau đến các phương tiện truyền thông đại chúng.
Năm 2006, ngành quảng cáo mang lại nguồn thu gần 6.000 tỉ đồng. Dự kiến sau năm 2007, khi Việt Nam mở cửa, doanh thu này có thể đạt trên 15.000 tỉ đồng. Trong số doanh thu này, các công ty trong nước chỉ đóng góp chừng 10-20%
Ông Trần Minh Chính, Phó cục trưởng Cục Văn hoá thông tin cơ sở nêu dẫn chứng: đoàn kiểm tra quảng cáo của 27 tờ báo lớn trên cả nước cho thấy, gần như toàn bộ sự phát triển của các tờ báo thời gian qua đều dựa vào quảng cáo, không có quảng cáo, báo chí khó vận hành như hiện nay, người dân khó mua được tờ báo dày hàng chục trang với giá thấp vài ngàn đồng... Nguồn thu quảng cáo của đài truyền hình trung ương, các đài lớn trên 1.000 tỉ đồng/năm, các đài vùng sâu vùng xa cũng lên đến gần 100 tỉ.
Có lẽ vì vậy, TP.HCM là trung tâm hoạt động quảng cáo của Việt Nam, cần phát triển theo hướng “vì cuộc sống”, trở thành kênh thông tin quan trọng trong đời sống kinh tế thị trường.
Cần “quy hoạch” lại
Theo nhận xét của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam thì công tác quản lý vấn đề quảng cáo ở cấp địa phương còn yếu kém, thậm chí có nơi chưa nhìn ra những đóng góp của ngành đối với việc quảng bá thương hiệu và hình ảnh nền kinh tế Việt Nam ra thị trường. Các doanh nghiệp trong ngành luôn bị làm khó dễ bởi những quy định riêng của mỗi địa phương từ những hoạt động nhỏ nhặt như treo băng rôn, đặt biển cho đến ghi tên tiếng Anh - tiếng Việt...
Ý thức chấp hành luật pháp ở một số doanh nghiệp cũng chưa cao nên những vi phạm như đặt biển quảng cáo ngoài trời không có giấy phép, sai nội dung, kích thước cho phép hoặc vi phạm các quy định về cấm sử dụng màu cờ tổ quốc, tiền Việt Nam... trong quảng cáo vẫn diễn ra nhiều.
Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam nhận định thì khung pháp lý của Việt Nam chưa theo sát hoạt động xây dựng thương hiệu và quảng cáo. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu sâu hơn về bản chất, tính chuyên nghiệp để đưa ra những quyết định sát thực hơn.
Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp quảng cáo lớn như Goldsun, Đất Việt, XPR, Mai Thanh, An Tiêm… cùng với công ty quảng cáo nhỏ và vừa cũng nên cố gắng hạn chế tình trạng manh mún, tự phát, mạnh ai nấy sống mà nên liên kết lại để tìm tiếng nói chung vững mạnh cho ngành.
Bao giờ có ngành công nghiệp quảng cáo ngang tầm với sự phát triển của đất nước trước xu thế tích cực chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới, vẫn còn phải chờ...
Và điều đó có nghĩa là phần bánh trong ngành quảng cáo vốn đã được chia rất ít cho các doanh nghiệp nội địa nay lại còn ít hơn.
16 năm vẫn... non trẻ
“Có một thực tế là trong số hơn 1 tỉ USD doanh thu từ quảng cáo mỗi năm tại Việt Nam, các công ty trong nước chỉ đóng góp 10-20%. Trên 80% còn lại thuộc về số ít những tập đoàn quảng cáo lớn trên thế giới”, ông Đỗ Kim Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Tp.HCM, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Quảng cáo An Tiêm nói.
Ông Trần Minh Chính, Phó cục trưởng Cục Văn hoá thông tin cơ sở nói: “Quảng cáo là hoạt động kinh tế mặt tiền, vừa tạo động lực kích cầu tiêu dùng, vừa nâng cấp kiến thức tiêu dùng cho người dân... nhưng qua 16 năm vận hành theo cơ chế thị trường, có hơn 20 văn bản từ cấp bộ trở lên, đến nay ngành quảng cáo vẫn đang trong giai đoạn xây dựng luật để thay thế pháp lệnh đã có từ 5 năm qua”.
Việt Nam đang có trên 30 văn phòng đại diện công ty quảng cáo hàng đầu thế giới. Về hình thức, một số văn phòng không trực tiếp kinh doanh, không sinh lợi, nhưng bằng nhiều cách họ hoạt động rất mạnh và chi phối mạnh đến hoạt động ngành quảng cáo ở Việt Nam.
Năm 2006, ngành quảng cáo mang lại nguồn thu gần 6.000 tỉ đồng. Dự kiến sau năm 2007, khi Việt Nam mở cửa, doanh thu này có thể đạt trên 15.000 tỉ đồng.
Miếng bánh lớn này, doanh nghiệp trong nước muốn lấy phần phải liên kết hợp tác với nhau. Ông Nguyễn Quí Cáp, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Tp.HCM nhấn mạnh: “Đến năm 2010, khi cả nước có 500.000 công ty thì ngành quảng cáo sẽ phát triển rất mạnh. Ngay từ bây giờ chúng ta phải cùng nhau xây dựng lực lượng nhân sự, hợp tác với công ty nước ngoài để lấy kinh nghiệm kinh doanh, hợp tác lẫn nhau tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh...”.
Sống nhờ quảng cáo
Hiện nay, cả nước có gần 6.000 đơn vị quảng cáo, riêng Tp.HCM có 547 công ty quảng cáo và gần 1.000 cơ sở cung ứng vật tư kỹ thuật sản phẩm... Chưa kể đến vài chục tờ báo, tạp chí, đài truyền hình, phát thanh cũng tham gia kinh doanh dịch vụ quảng cáo và hơn 10 chi nhánh quảng cáo của trung ương và các tỉnh khác.
Đa số hoạt động quảng cáo hiện nay đều có mức độ liên quan ít, nhiều khác nhau đến các phương tiện truyền thông đại chúng.
Năm 2006, ngành quảng cáo mang lại nguồn thu gần 6.000 tỉ đồng. Dự kiến sau năm 2007, khi Việt Nam mở cửa, doanh thu này có thể đạt trên 15.000 tỉ đồng. Trong số doanh thu này, các công ty trong nước chỉ đóng góp chừng 10-20%
Ông Trần Minh Chính, Phó cục trưởng Cục Văn hoá thông tin cơ sở nêu dẫn chứng: đoàn kiểm tra quảng cáo của 27 tờ báo lớn trên cả nước cho thấy, gần như toàn bộ sự phát triển của các tờ báo thời gian qua đều dựa vào quảng cáo, không có quảng cáo, báo chí khó vận hành như hiện nay, người dân khó mua được tờ báo dày hàng chục trang với giá thấp vài ngàn đồng... Nguồn thu quảng cáo của đài truyền hình trung ương, các đài lớn trên 1.000 tỉ đồng/năm, các đài vùng sâu vùng xa cũng lên đến gần 100 tỉ.
Có lẽ vì vậy, TP.HCM là trung tâm hoạt động quảng cáo của Việt Nam, cần phát triển theo hướng “vì cuộc sống”, trở thành kênh thông tin quan trọng trong đời sống kinh tế thị trường.
Cần “quy hoạch” lại
Theo nhận xét của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam thì công tác quản lý vấn đề quảng cáo ở cấp địa phương còn yếu kém, thậm chí có nơi chưa nhìn ra những đóng góp của ngành đối với việc quảng bá thương hiệu và hình ảnh nền kinh tế Việt Nam ra thị trường. Các doanh nghiệp trong ngành luôn bị làm khó dễ bởi những quy định riêng của mỗi địa phương từ những hoạt động nhỏ nhặt như treo băng rôn, đặt biển cho đến ghi tên tiếng Anh - tiếng Việt...
Ý thức chấp hành luật pháp ở một số doanh nghiệp cũng chưa cao nên những vi phạm như đặt biển quảng cáo ngoài trời không có giấy phép, sai nội dung, kích thước cho phép hoặc vi phạm các quy định về cấm sử dụng màu cờ tổ quốc, tiền Việt Nam... trong quảng cáo vẫn diễn ra nhiều.
Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam nhận định thì khung pháp lý của Việt Nam chưa theo sát hoạt động xây dựng thương hiệu và quảng cáo. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu sâu hơn về bản chất, tính chuyên nghiệp để đưa ra những quyết định sát thực hơn.
Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp quảng cáo lớn như Goldsun, Đất Việt, XPR, Mai Thanh, An Tiêm… cùng với công ty quảng cáo nhỏ và vừa cũng nên cố gắng hạn chế tình trạng manh mún, tự phát, mạnh ai nấy sống mà nên liên kết lại để tìm tiếng nói chung vững mạnh cho ngành.
Bao giờ có ngành công nghiệp quảng cáo ngang tầm với sự phát triển của đất nước trước xu thế tích cực chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới, vẫn còn phải chờ...