“Quốc hội đã toàn tâm, toàn ý phục vụ dân chưa?”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch tổng kết công tác của Quốc hội khóa 13
“Quốc hội đã đổi mới, cải tiến, đã toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân chưa?”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch tổng kết công tác của Quốc hội khóa 13, tại phiên họp sáng 14/7.
Theo dự kiến, việc tổng kết này sẽ diễn ra tại kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, (tháng 2/2016).
“Tổng kết này phải đánh giá cho trúng, đừng bôi đen, đừng tô hồng”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
Nhấn mạnh rằng trong tổng kết vào hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội là trọng tâm, là trung tâm, ông cho rằng mỗi đại biểu Quốc hội sau 5 năm làm đại biểu thì cũng phải ngồi ngẫm lại.
“Đại biểu Quốc hội của chúng ta có tự hào rằng chúng ta là đại biểu Quốc hội khóa 13 không? Vấn đề đó cũng phải đánh giá”, Chủ tịch nói.
Về hoạt động chung của Quốc hội, Chủ tịch nhắc lại rằng, trước đây ở các nghị quyết kinh tế - xã hội, nghị quyết chất vấn, nghị quyết giám sát, khi ông dùng từ “Quốc hội yêu cầu” thì nhiều vị cảm thấy rất ngại ngùng, căng thẳng.
Nhưng về sau thì quen, và Quốc hội đã ra nghị quyết là Quốc hội yêu cầu thực hiện phải báo cáo, phải phải giám sát thực hiện thì mới chuyển động toàn quốc, ông nói.
Ngoài việc tổ chức thực hiện luật pháp thì các nghị quyết của Quốc hội, các quyết định của Quốc hội tạo ra chuyển động toàn quốc, ông nhấn mạnh.
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khái quát, việc tổng kết nhiệm kỳ mang tính hệ thống, không phải chỉ có hoạt động của cơ quan Quốc hội mà còn có mối quan hệ với các cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước.
Phó chủ tịch cho biết, sau khi có chủ trương của Thường vụ Quốc hội thì sẽ thông báo những nội dung và yêu cầu tổng kết nhiệm kỳ đến Chính phủ, Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước.
Những đối tượng này sẽ được báo cáo trước Quốc hội về tổng kết hoạt động của mình tại kỳ họp thứ 11, Phó chủ tịch nói.
Theo dự kiến, việc tổng kết này sẽ diễn ra tại kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, (tháng 2/2016).
“Tổng kết này phải đánh giá cho trúng, đừng bôi đen, đừng tô hồng”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
Nhấn mạnh rằng trong tổng kết vào hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội là trọng tâm, là trung tâm, ông cho rằng mỗi đại biểu Quốc hội sau 5 năm làm đại biểu thì cũng phải ngồi ngẫm lại.
“Đại biểu Quốc hội của chúng ta có tự hào rằng chúng ta là đại biểu Quốc hội khóa 13 không? Vấn đề đó cũng phải đánh giá”, Chủ tịch nói.
Về hoạt động chung của Quốc hội, Chủ tịch nhắc lại rằng, trước đây ở các nghị quyết kinh tế - xã hội, nghị quyết chất vấn, nghị quyết giám sát, khi ông dùng từ “Quốc hội yêu cầu” thì nhiều vị cảm thấy rất ngại ngùng, căng thẳng.
Nhưng về sau thì quen, và Quốc hội đã ra nghị quyết là Quốc hội yêu cầu thực hiện phải báo cáo, phải phải giám sát thực hiện thì mới chuyển động toàn quốc, ông nói.
Ngoài việc tổ chức thực hiện luật pháp thì các nghị quyết của Quốc hội, các quyết định của Quốc hội tạo ra chuyển động toàn quốc, ông nhấn mạnh.
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khái quát, việc tổng kết nhiệm kỳ mang tính hệ thống, không phải chỉ có hoạt động của cơ quan Quốc hội mà còn có mối quan hệ với các cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước.
Phó chủ tịch cho biết, sau khi có chủ trương của Thường vụ Quốc hội thì sẽ thông báo những nội dung và yêu cầu tổng kết nhiệm kỳ đến Chính phủ, Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước.
Những đối tượng này sẽ được báo cáo trước Quốc hội về tổng kết hoạt động của mình tại kỳ họp thứ 11, Phó chủ tịch nói.