Quốc hội dành hai ngày thảo luận dự thảo sửa Hiến pháp
Tại kỳ họp thứ 5, lần đầu tiên Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Ngày 18/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá 13, khai mạc vào ngày 20/5/2013 và dự kiến bế mạc vào ngày 25/6/2013 tại Thủ đô Hà Nội.
Ở văn bản mời các vị đại biểu Quốc hội về dự kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã báo cáo một số vấn đề liên quan đến công tác chuẩn bị.
Theo đó, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 đã bổ sung 2 dự án trình Quốc hội thông qua: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (chuyển từ trình Quốc hội cho ý kiến sang trình thông qua theo quy trình tại một kỳ họp). Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp. 2 dự án trình Quốc hội cho ý kiến: Luật Việc làm (chuyển từ trình Quốc hội thông qua sang cho ý kiến) và Luật đấu thầu (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng báo cáo việc xin rút 1 dự án trình Quốc hội thông qua là Luật Hộ tịch và 3 dự án trình Quốc hội cho ý kiến: Luật hải quan (sửa đổi); Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội.
Một nội dung khác được bổ sung là trình Quốc hội cho ý kiến về việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào.
Một trong những nội dung rất quan trọng của kỳ họp thứ 5 tới là Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Theo chương trình dự kiến được gửi xin ý kiến từng đại biểu Quốc hội, nội dung này sẽ diễn ra vào sáng 13/6, sau khi nghe Chủ tịch Quốc hội báo cáo một số vấn đề về việc triển khai và tiến hành thảo luận ở từng đoàn. Kết quả kiểm phiếm sẽ được công bố ngay cuối buổi.
Tại kỳ họp này Quốc hội dự kiến sẽ dành hai ngày 10 và 11/6 để thảo luận ở hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các phiên thảo luận này sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.
Dù còn nhiều ý kiến đề nghị lùi thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được thông qua, thời gian dành để biểu quyết thông qua luật này vẫn được dự kiến vào phiên bế mạc, sáng 25/6.
Ở chương trình xây dựng pháp luật, đáng chú ý là trong số 10 dự án luật được thông qua có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp.
Các vị đại biểu Quốc hội cũng nhận được đề nghị sớm gửi câu hỏi chất vấn, đề xuất những nhóm vấn đề cần được Quốc hội tiến hành chất vấn tại kỳ họp thứ 5 đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp dự kiến sẽ diễn ra từ 17 – 19/6.
Ở văn bản mời các vị đại biểu Quốc hội về dự kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã báo cáo một số vấn đề liên quan đến công tác chuẩn bị.
Theo đó, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 đã bổ sung 2 dự án trình Quốc hội thông qua: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (chuyển từ trình Quốc hội cho ý kiến sang trình thông qua theo quy trình tại một kỳ họp). Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp. 2 dự án trình Quốc hội cho ý kiến: Luật Việc làm (chuyển từ trình Quốc hội thông qua sang cho ý kiến) và Luật đấu thầu (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng báo cáo việc xin rút 1 dự án trình Quốc hội thông qua là Luật Hộ tịch và 3 dự án trình Quốc hội cho ý kiến: Luật hải quan (sửa đổi); Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội.
Một nội dung khác được bổ sung là trình Quốc hội cho ý kiến về việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào.
Một trong những nội dung rất quan trọng của kỳ họp thứ 5 tới là Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Theo chương trình dự kiến được gửi xin ý kiến từng đại biểu Quốc hội, nội dung này sẽ diễn ra vào sáng 13/6, sau khi nghe Chủ tịch Quốc hội báo cáo một số vấn đề về việc triển khai và tiến hành thảo luận ở từng đoàn. Kết quả kiểm phiếm sẽ được công bố ngay cuối buổi.
Tại kỳ họp này Quốc hội dự kiến sẽ dành hai ngày 10 và 11/6 để thảo luận ở hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các phiên thảo luận này sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.
Dù còn nhiều ý kiến đề nghị lùi thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được thông qua, thời gian dành để biểu quyết thông qua luật này vẫn được dự kiến vào phiên bế mạc, sáng 25/6.
Ở chương trình xây dựng pháp luật, đáng chú ý là trong số 10 dự án luật được thông qua có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp.
Các vị đại biểu Quốc hội cũng nhận được đề nghị sớm gửi câu hỏi chất vấn, đề xuất những nhóm vấn đề cần được Quốc hội tiến hành chất vấn tại kỳ họp thứ 5 đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp dự kiến sẽ diễn ra từ 17 – 19/6.