09:17 06/01/2012

Quý 4: SSI tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới trên HSX

Hà Anh

HSX công bố thị phần giá trị giao dịch môi giới quý 4, 6 tháng cuối năm và năm 2011 của 10 Công ty Chứng khoán hàng đầu tại HSX

Năm 2011, SSI đứng đầu về môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với 13,21% thị phần
Năm 2011, SSI đứng đầu về môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với 13,21% thị phần
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX) công bố thị phần giá trị giao dịch môi giới quý 4, 6 tháng cuối năm và cả năm 2011 của 10 Công ty Chứng khoán hàng đầu tại HSX.

Theo đó, Môi giới cổ phiếu và Chứng chỉ Quỹ trong quý 4, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sàn Gòn (SSI) tiếp tục dẫn đầu với 12,25% thị phần, đứng thứ 2 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) với 8,5%; thứ 3 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS) với 6,05%, thứ 4 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCS) với 5,92%; thứ 5 là Công ty Cổ phần Chứng khoán ACB (ABCS) với 5,36%, thứ 6 là Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng Việt Nam (KEVS) với 5,09%; thứ 7 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á (SEASECURITIES) với 3,65%; thứ 8 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) với 3,13%; thứ 9 là Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) với 2,95%; Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) với 2,66%.

Đáng chú ý là thị phần môi giới của 3 công ty là SSI, HSC và Sacombank-SBS đều giảm so với quý 3/2011. Thị phần môi giới của chứng khoán Bảo Việt từ vị trí thứ 7 trong quý 3 xuống vị trí thứ 10 trong quý 4. Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRISECO) bị rơi ra ngoài danh sách trong quý 4 thay vào đó là Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á (SEASECURITIES).

Về Trái phiếu, trong quý 4, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dẫn đầu với 35,8%, đứng thứ 2 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Sàn Gòn (SSI) với 32,09%; thứ 3 là Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT với 23,28%; thứ 4 là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) với 8,7%; tiếp đến là Công ty Cổ phần Chứng khoán Sen Vàng (GLS); Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC); Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC).

Thị phần Môi giới cổ phiếu và Chứng chỉ quỹ năm 2011, đứng đầu là Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) với 13,21% thị phần; thứ 2 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) với 8,15%; thứ 3 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS) với 6,05%; thứ 4 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) với 5,46%; thứ 5 là Công ty Cổ phần TNHH ACB (ACBS) với 5%; thứ 6 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCS) với 3,99%; thứ 7 là Công ty Cổ phần Chứng khoán KimEng Việt Nam (KEVS) với 3,68%; thứ 8 là Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) với 3,34%; thứ 9 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) với 3,07%, cuối cùng là Công ty Cổ phần Chứng khoán VNdirect (VND) với 2,44%.

Về Thị phần môi giới trái phiếu năm 2011, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) đứng đầu với 39,33% thị phần; thứ 2 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HBBS) với 25,54%; thứ 3 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) với 18,81%; thứ 4 là Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) 10,029%; thứ 5 là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) với 5,56%; tiếp đến là Công ty Cổ phần Chứng khoán Sen Vàng (GLS); Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC); Công ty Cổ phần Chứng khoán Golden Bridge Việt Nam (GBVS); Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) và Công ty Cổ phần Chứng khoán SME (SMES).