Quy định mới gây khó cho xuất nhập khẩu thủy sản?
Theo Vasep, dùng các quy định kiểm dịch đối với động vật trên cạn áp dụng luôn cho nguyên liệu thủy sản là không thỏa đáng
Chiều 6/9 tại Tp.HCM, Cơ quan thường trực của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức họp báo về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản để gia công chế biến hàng xuất khẩu.
Theo ông Hồ Quyết Chiến, Phó chủ tịch Vasep, trong thời gian qua, Thông tư 06/2010 ngày 2/2/2010 quy định về trình tự thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản và thông tư 25/2010 ngày 8/4/2010 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu đã có nhiều tác động, gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu thủy sản.
Nhiều ý kiến của các doanh nghiệp tham dự họp báo cho biết mặc dù giá trị nhập khẩu nguyên liệu thủy sản chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% so với kim ngạch xuất khẩu nhưng nó tạo ra hiệu quả về giải quyết công ăn việc làm, tăng kim ngạch và uy tín chế biến cho các nhà máy trong nước.
Phân tích kỹ, mặc dù mang tên gọi chung là “tạm nhập tái xuất’’ nhưng với ngành thủy sản, hoạt động này có 3 hình thức mang lại lợi ích: mua nguyên liệu, bán thành phẩm; hưởng giá trị chênh lệch từ hoạt động gia công hoặc hưởng tiền gia công theo từng khối lượng mặt hàng với đối tác. Do vậy giá trị lợi nhuận hàng thủy sản tạm nhập tái xuất mang lại nhiều lần so với thực tế. Nhiều nhà máy chế biến cá ngừ đại dương và cá ngừ đóng hộp ở miền Trung hoặc các nơi trước đây chỉ hoạt động 6 tháng trong năm, nay nhờ tạm nhập tái xuất nên hoạt động quanh năm, kể cả mùa mưa bão. Thế nhưng từ ngày 1/9, nhiều nơi có nguy cơ phải đóng cửa vì Thông tư 25/2010 bắt đầu có hiệu lực.
Quy định khó thực hiện?
Thông tư 25 quy định doanh nghiệp ở các nước muốn xuất khẩu vào thị trường Việt Nam (kể cả xuất khẩu hàng thủy sản nguyên liệu) phải được Chính phủ của nước họ đăng ký danh sách các doanh nghiệp và được chấp thuận bởi các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hiện các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ 80 quốc gia, nhưng nhiều loại nguyên liệu là mua từ tàu cá ngoài khơi. Các tàu này có khi sở hữu của một nước nhưng khi hoạt động lại mang màu cờ một nước khác (theo hợp đồng), vì vậy việc thực hiện quy định này rất khó. Nhiều công ty có hàng nguyên liệu thủy sản xuất khẩu cho Việt Nam có yêu cầu chính phủ của nước họ thực hiện theo quy định trên nhưng được trả lời rằng nước họ không áp dụng quy định tương ứng đối với Việt Nam thì họ cũng không thực hiện quy định của Việt Nam!
Với thông tư 06, các doanh nghiệp gặp những thủ tục hành chính rất phiền hà. Đơn vị phải đăng ký kiểm dịch kế hoạch nhập khẩu trong 3 tháng với Cục Thú y. Cục này xem xét và chỉ định cơ quan thú y vùng kiểm tra khi hàng nhập về. Ở khu vực phía Nam, trước khi hàng về cảng tại Tp.HCM, doanh nghiệp phải tiếp tục khai báo kiểm dịch nhập khẩu tại cơ quan thú y vùng IV, mang giấy chấp thuận đăng ký kiểm dịch đó về khai báo tại hải quan tỉnh.
Hàng về, công ty mời cơ quan thú y vùng đến kiểm tra lô hàng tại cảng Tp.HCM để được cấp “giấy vận chuyển thủy sản về nơi cách ly kiểm dịch” để đưa hàng về nhà máy ở địa phương. Khi cơ quan kiểm tra chất lượng thủy sản (Nafiquad) kiểm tra có kết quả, doanh nghiệp đến nhận rồi lại mang ngược về cơ quan thú y vùng để được cấp “Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu; xong mang giấy đó về hải quan tỉnh nhà để làm thủ tục thông quan.
Quy định kiểm dịch không thỏa đáng
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, việc dùng các quy định kiểm dịch đối với động vật trên cạn áp dụng luôn cho nguyên liệu thủy sản là không thỏa đáng. Bộ Thủy sản cũ đã có các quy định kiểm dịch khá hợp lý. Doanh nghiệp thủy sản cùng một lúc phải chịu các thủ tục kiểm soát đồng thời của Cục Thú y và Nafiquad phát sinh nhiều chi phí, mất thời gian.
Đến ngày 6/9, chỉ có 10 nước đăng ký với cơ quan thẩm quyền của Việt Nam. Rất nhiều đơn hàng, bạn hàng từ các nước chưa thực hiện đăng ký sẽ không thể tiếp tục xuất vào Việt Nam. Trong khi đó, thị trường nguyên liệu thủy sản chế biến lại đang bị các nước trong khu vực cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán với các công ty thương mại chứ không ký trực tiếp với chủ tàu đánh bắt trên biển.Thông tư 25 bắt buộc ký với các tàu đánh bắt đại dương là điều khó thực hiện.
Các doanh nghiệp thủy sản kiến nghị đối với nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để gia công chế biến hàng xuất khẩu chỉ cần thực hiện việc đăng ký và kiểm tra lô hàng nhập khẩu (kiểm hồ sơ, kiểm ngoại quan, cản quan và lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu theo quy định hiện hành). Hàng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu nên được thông quan trước, kiểm tra sau và hoàn thiện các thủ tục hải quan sau tại các cảng, tạo thuận lợi có nguyên liêu dồi dào cho chế biến.
Dự kiến ngày 9/6, Vasep sẽ tổ chức cuộc đối thoại giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý liên quan đến xuất nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan nhằm chung sức gỡ khó cho các doanh nghiệp.
Theo ông Hồ Quyết Chiến, Phó chủ tịch Vasep, trong thời gian qua, Thông tư 06/2010 ngày 2/2/2010 quy định về trình tự thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản và thông tư 25/2010 ngày 8/4/2010 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu đã có nhiều tác động, gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu thủy sản.
Nhiều ý kiến của các doanh nghiệp tham dự họp báo cho biết mặc dù giá trị nhập khẩu nguyên liệu thủy sản chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% so với kim ngạch xuất khẩu nhưng nó tạo ra hiệu quả về giải quyết công ăn việc làm, tăng kim ngạch và uy tín chế biến cho các nhà máy trong nước.
Phân tích kỹ, mặc dù mang tên gọi chung là “tạm nhập tái xuất’’ nhưng với ngành thủy sản, hoạt động này có 3 hình thức mang lại lợi ích: mua nguyên liệu, bán thành phẩm; hưởng giá trị chênh lệch từ hoạt động gia công hoặc hưởng tiền gia công theo từng khối lượng mặt hàng với đối tác. Do vậy giá trị lợi nhuận hàng thủy sản tạm nhập tái xuất mang lại nhiều lần so với thực tế. Nhiều nhà máy chế biến cá ngừ đại dương và cá ngừ đóng hộp ở miền Trung hoặc các nơi trước đây chỉ hoạt động 6 tháng trong năm, nay nhờ tạm nhập tái xuất nên hoạt động quanh năm, kể cả mùa mưa bão. Thế nhưng từ ngày 1/9, nhiều nơi có nguy cơ phải đóng cửa vì Thông tư 25/2010 bắt đầu có hiệu lực.
Quy định khó thực hiện?
Thông tư 25 quy định doanh nghiệp ở các nước muốn xuất khẩu vào thị trường Việt Nam (kể cả xuất khẩu hàng thủy sản nguyên liệu) phải được Chính phủ của nước họ đăng ký danh sách các doanh nghiệp và được chấp thuận bởi các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hiện các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ 80 quốc gia, nhưng nhiều loại nguyên liệu là mua từ tàu cá ngoài khơi. Các tàu này có khi sở hữu của một nước nhưng khi hoạt động lại mang màu cờ một nước khác (theo hợp đồng), vì vậy việc thực hiện quy định này rất khó. Nhiều công ty có hàng nguyên liệu thủy sản xuất khẩu cho Việt Nam có yêu cầu chính phủ của nước họ thực hiện theo quy định trên nhưng được trả lời rằng nước họ không áp dụng quy định tương ứng đối với Việt Nam thì họ cũng không thực hiện quy định của Việt Nam!
Với thông tư 06, các doanh nghiệp gặp những thủ tục hành chính rất phiền hà. Đơn vị phải đăng ký kiểm dịch kế hoạch nhập khẩu trong 3 tháng với Cục Thú y. Cục này xem xét và chỉ định cơ quan thú y vùng kiểm tra khi hàng nhập về. Ở khu vực phía Nam, trước khi hàng về cảng tại Tp.HCM, doanh nghiệp phải tiếp tục khai báo kiểm dịch nhập khẩu tại cơ quan thú y vùng IV, mang giấy chấp thuận đăng ký kiểm dịch đó về khai báo tại hải quan tỉnh.
Hàng về, công ty mời cơ quan thú y vùng đến kiểm tra lô hàng tại cảng Tp.HCM để được cấp “giấy vận chuyển thủy sản về nơi cách ly kiểm dịch” để đưa hàng về nhà máy ở địa phương. Khi cơ quan kiểm tra chất lượng thủy sản (Nafiquad) kiểm tra có kết quả, doanh nghiệp đến nhận rồi lại mang ngược về cơ quan thú y vùng để được cấp “Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu; xong mang giấy đó về hải quan tỉnh nhà để làm thủ tục thông quan.
Quy định kiểm dịch không thỏa đáng
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, việc dùng các quy định kiểm dịch đối với động vật trên cạn áp dụng luôn cho nguyên liệu thủy sản là không thỏa đáng. Bộ Thủy sản cũ đã có các quy định kiểm dịch khá hợp lý. Doanh nghiệp thủy sản cùng một lúc phải chịu các thủ tục kiểm soát đồng thời của Cục Thú y và Nafiquad phát sinh nhiều chi phí, mất thời gian.
Đến ngày 6/9, chỉ có 10 nước đăng ký với cơ quan thẩm quyền của Việt Nam. Rất nhiều đơn hàng, bạn hàng từ các nước chưa thực hiện đăng ký sẽ không thể tiếp tục xuất vào Việt Nam. Trong khi đó, thị trường nguyên liệu thủy sản chế biến lại đang bị các nước trong khu vực cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán với các công ty thương mại chứ không ký trực tiếp với chủ tàu đánh bắt trên biển.Thông tư 25 bắt buộc ký với các tàu đánh bắt đại dương là điều khó thực hiện.
Các doanh nghiệp thủy sản kiến nghị đối với nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để gia công chế biến hàng xuất khẩu chỉ cần thực hiện việc đăng ký và kiểm tra lô hàng nhập khẩu (kiểm hồ sơ, kiểm ngoại quan, cản quan và lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu theo quy định hiện hành). Hàng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu nên được thông quan trước, kiểm tra sau và hoàn thiện các thủ tục hải quan sau tại các cảng, tạo thuận lợi có nguyên liêu dồi dào cho chế biến.
Dự kiến ngày 9/6, Vasep sẽ tổ chức cuộc đối thoại giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý liên quan đến xuất nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan nhằm chung sức gỡ khó cho các doanh nghiệp.