Quy định nhập nhằng, buôn lậu được lợi
Hiện đang có tình trạng trái quy định trong việc làm thủ tục hải quan nhập kinh doanh, nhập gia công và nhập sản xuất xuất khẩu
Kết quả đợt rà soát, tổng kiểm tra mới đây của Tổng cục Hải quan cho thấy, tại một số cửa khẩu đường bộ, hiện đang có tình trạng trái quy định trong việc làm thủ tục hải quan nhập kinh doanh, nhập gia công và nhập sản xuất xuất khẩu, chuyển cửa khẩu đối với hàng hoá ngoài khu vực biên giới qua cửa khẩu phụ.
Sự việc này diễn ra từ đầu năm 2007, khi một số Cục Hải quan xin ý kiến chỉ đạo về việc làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là đường mòn do nhu cầu thông thương hàng hóa. Tuy nhiên, chỉ đạo của ngành hải quan khi đó là nhất quán tuân theo các quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa qua cửa khẩu biên giới đường bộ.
Cụ thể là việc xác định các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ để đảm bảo hàng hóa phù hợp. Riêng đường mòn (có nơi gọi là lối mở) biên giới, theo Qui định tại Quyết định 254/2005/QĐ-CP, thì chỉ hàng hóa của cư dân biên giới mới được phép qua lại, không được phép làm thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa khác.
Nơi có tổ chức hải quan quản lý đường mòn thì hải quan làm thủ tục. Nơi không có tổ chức hải quan quản lý đường mòn thì bộ đội biên phòng quản lý đường mòn thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo qui định tại Điều 36 của Luật hải quan.
Tương tự, việc trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu phụ và các đường mòn biên giới được tiến hành rà soát, kiểm tra, báo cáo đầy đủ để thiết lập danh mục cũng như thống kê loại hàng hóa chủ yếu thường trao đổi qua lại, từ đó xây dựng cách thức làm thủ tục hải quan phù hợp.
Tuy nhiên, một thực tế diễn ra sau nửa năm thực hiện quy định là khá nhiều nơi vẫn thực hiện thủ tục hải quan nhập kinh doanh, nhập gia công và nhập sản xuất xuất khẩu, chuyển cửa khẩu đối với hàng hoá ngoài khu vực biên giới qua cửa khẩu phụ, trái với quy định tại Nghị định 32/2005/NĐ-CP ngày 14/03/2005 của Chính phủ và Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đánh giá, việc làm trái quy định này đã dẫn tới hậu quả tạo điều kiện cho buôn lậu, gian lận thương mại phát sinh cũng như gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa thông thương. Mặt hàng phổ biến được thống kê đã lợi dụng "kẽ hở" này là thuốc lá nguyên liệu, hàng gia dụng, điện tử...
Đặc biệt, một hiện tượng được phản ánh là hình thức nhập gia công, sản xuất xuất khẩu cũng được kê khai và lợi dụng các cửa khẩu không đúng quy định để làm thủ tục. Đây là điều dẫn tới hệ quả là không kiểm soát được đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp khi tại các nơi làm thủ tục này không đòi hỏi đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết. Một số chủ hàng đã lợi dụng xé lẻ hàng hóa để kê khai, thông quan để trốn thuế.
Theo hải quan, nguyên nhân của tình trạng này một mặt là do sự buông lỏng quản lý từ cấp địa phương, mặt khác cũng là do cơ chế kiểm soát đối với hàng hoá của cư dân biên giới với hàng chính ngạch cũng có nhiều v n đề. Hiện tại, để tạo điều kiện thông thương thuận lợi, hàng tiểu ngạch xuất - nhập khẩu đều không cần hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại và vận đơn.
Trường hợp hàng hóa trao đổi, mua bán của cư dân khu vực biên giới nếu vượt mức quy định thì hải quan thực hiện thu thuế theo Luật định, nhưng không yêu cầu phải khai trên tờ khai hải quan và tính thuế trực tiếp trên biên lai thuế. Vì thế, doanh nghiệp nhiều khi đã lợi dụng tình trạng này để nhập nhằng về chủ thể, loại hình cũng như cửa khẩu làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Theo ý kiến các chuyên gia, để khắc phục tình trạng này cần sớm có hướng dẫn xác định rõ ràng chủ thể và cửa khẩu được phép mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới.
Tương tự, đối với hàng hoá xuất nhập khẩu biên giới cũng có quy định cụ thể về đối tượng và nơi làm thủ tục. Hải quan các địa phương biên giới cần sớm có biện pháp dừng làm thủ tục Hải quan đối với các mặt hàng dạng chính ngạch đang xuất - nhập khẩu ngay ở các cửa khẩu phụ.
Được biết, thời gian tới ngành hải quan sẽ tiến hành rà soát lại quy trình thủ tục đối với hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, thống kê chủng loại, khối lượng, trị giá hàng hóa cũng như lý do giải quyết thủ tục Hải quan để đưa ra đối sách phù hợp.
Tuy nhiên, ngành này cũng kiến nghị một số vướng mắc về chính sách có liên quan, cụ thể như một số quy định trong Quyết định 254/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới hiện thiếu văn văn bản hướng dẫn.
Khi nảy sinh những vấn đề không được đề cập trong quản lý thông thương của doanh nghiệp, hải quan đều phải kiến nghị cho chính quyền cấp tỉnh sở tại để trình Chính phủ cho hướng giải quyết, hoặc chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền có văn bản trả lời thì mới thực hiện về mặt thủ tục.
Sự việc này diễn ra từ đầu năm 2007, khi một số Cục Hải quan xin ý kiến chỉ đạo về việc làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là đường mòn do nhu cầu thông thương hàng hóa. Tuy nhiên, chỉ đạo của ngành hải quan khi đó là nhất quán tuân theo các quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa qua cửa khẩu biên giới đường bộ.
Cụ thể là việc xác định các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ để đảm bảo hàng hóa phù hợp. Riêng đường mòn (có nơi gọi là lối mở) biên giới, theo Qui định tại Quyết định 254/2005/QĐ-CP, thì chỉ hàng hóa của cư dân biên giới mới được phép qua lại, không được phép làm thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa khác.
Nơi có tổ chức hải quan quản lý đường mòn thì hải quan làm thủ tục. Nơi không có tổ chức hải quan quản lý đường mòn thì bộ đội biên phòng quản lý đường mòn thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo qui định tại Điều 36 của Luật hải quan.
Tương tự, việc trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu phụ và các đường mòn biên giới được tiến hành rà soát, kiểm tra, báo cáo đầy đủ để thiết lập danh mục cũng như thống kê loại hàng hóa chủ yếu thường trao đổi qua lại, từ đó xây dựng cách thức làm thủ tục hải quan phù hợp.
Tuy nhiên, một thực tế diễn ra sau nửa năm thực hiện quy định là khá nhiều nơi vẫn thực hiện thủ tục hải quan nhập kinh doanh, nhập gia công và nhập sản xuất xuất khẩu, chuyển cửa khẩu đối với hàng hoá ngoài khu vực biên giới qua cửa khẩu phụ, trái với quy định tại Nghị định 32/2005/NĐ-CP ngày 14/03/2005 của Chính phủ và Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đánh giá, việc làm trái quy định này đã dẫn tới hậu quả tạo điều kiện cho buôn lậu, gian lận thương mại phát sinh cũng như gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa thông thương. Mặt hàng phổ biến được thống kê đã lợi dụng "kẽ hở" này là thuốc lá nguyên liệu, hàng gia dụng, điện tử...
Đặc biệt, một hiện tượng được phản ánh là hình thức nhập gia công, sản xuất xuất khẩu cũng được kê khai và lợi dụng các cửa khẩu không đúng quy định để làm thủ tục. Đây là điều dẫn tới hệ quả là không kiểm soát được đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp khi tại các nơi làm thủ tục này không đòi hỏi đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết. Một số chủ hàng đã lợi dụng xé lẻ hàng hóa để kê khai, thông quan để trốn thuế.
Theo hải quan, nguyên nhân của tình trạng này một mặt là do sự buông lỏng quản lý từ cấp địa phương, mặt khác cũng là do cơ chế kiểm soát đối với hàng hoá của cư dân biên giới với hàng chính ngạch cũng có nhiều v n đề. Hiện tại, để tạo điều kiện thông thương thuận lợi, hàng tiểu ngạch xuất - nhập khẩu đều không cần hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại và vận đơn.
Trường hợp hàng hóa trao đổi, mua bán của cư dân khu vực biên giới nếu vượt mức quy định thì hải quan thực hiện thu thuế theo Luật định, nhưng không yêu cầu phải khai trên tờ khai hải quan và tính thuế trực tiếp trên biên lai thuế. Vì thế, doanh nghiệp nhiều khi đã lợi dụng tình trạng này để nhập nhằng về chủ thể, loại hình cũng như cửa khẩu làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Theo ý kiến các chuyên gia, để khắc phục tình trạng này cần sớm có hướng dẫn xác định rõ ràng chủ thể và cửa khẩu được phép mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới.
Tương tự, đối với hàng hoá xuất nhập khẩu biên giới cũng có quy định cụ thể về đối tượng và nơi làm thủ tục. Hải quan các địa phương biên giới cần sớm có biện pháp dừng làm thủ tục Hải quan đối với các mặt hàng dạng chính ngạch đang xuất - nhập khẩu ngay ở các cửa khẩu phụ.
Được biết, thời gian tới ngành hải quan sẽ tiến hành rà soát lại quy trình thủ tục đối với hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, thống kê chủng loại, khối lượng, trị giá hàng hóa cũng như lý do giải quyết thủ tục Hải quan để đưa ra đối sách phù hợp.
Tuy nhiên, ngành này cũng kiến nghị một số vướng mắc về chính sách có liên quan, cụ thể như một số quy định trong Quyết định 254/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới hiện thiếu văn văn bản hướng dẫn.
Khi nảy sinh những vấn đề không được đề cập trong quản lý thông thương của doanh nghiệp, hải quan đều phải kiến nghị cho chính quyền cấp tỉnh sở tại để trình Chính phủ cho hướng giải quyết, hoặc chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền có văn bản trả lời thì mới thực hiện về mặt thủ tục.