Quyết định cũng phải biết cách
Có 44% nhà quản lý sợ ra quyết định sai, khoảng 26% gặp nhiều khó khăn khi phải đưa ra quyết định
Kết quả khảo sát chất lượng lãnh đạo doanh nghiệp được công bố vào ngày hội Nhân sự Việt Nam mới đây cho thấy có 44% nhà quản lý sợ ra quyết định sai, khoảng 26% gặp nhiều khó khăn khi phải đưa ra quyết định.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, khủng hoảng hầu như đã không chừa bất cứ một ngành nghề hay doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ. Khi đó, khả năng phán xét và quyết định của nhà lãnh đạo cũng chịu tác động nặng nề không kém. Áp lực của họ là phải đưa ra được những quyết sách đúng đắn trong thời gian ngắn, và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Tiến sĩ Lê Quân, Trưởng ban tổ chức ngày hội Nhân sự Việt Nam, nhận định thực tế trên là khá dễ bắt gặp. Trong bối cảnh môi trường hoạt động của doanh nghiệp đang trở nên biến động, giới quản lý/lãnh đạo ngày càng khó dự báo và nắm bắt được tình hình kinh tế vĩ mô để có cơ sở đưa ra các quyết định một cách sáng suốt nhất.
Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng từng rơi vào tình huống như vậy. Sau khi cổ phần hóa vào năm 2003, định hướng của Vinamilk là trở thành một tập đoàn thực phẩm và nước giải khát đa ngành.
Theo đó, họ bắt đầu triển khai những dự án như sản xuất cà phê Moment, liên doanh với SABMiller sản xuất bia Zorok, hay liên doanh với Campina để tăng cường năng lực sản xuất sữa. May mắn thay, lãnh đạo Vinamilk cũng đã nhanh chóng đưa ra được những quyết định đúng đắn khi các dự án này không đem lại kết quả thuận lợi.
Nhà máy sản xuất bia Zorok khánh thành vào năm 2007, tuy nhiên sau hai năm hoạt động vẫn chưa mang lại được nhiều lợi nhuận cho Vinamilk. Xét thấy việc rút vốn khỏi liên doanh với SABMiller không những không gây thiệt hại mà còn mang đến lợi ích từ việc chuyển nhượng đất đai cho đối tác theo giá thị trường, lãnh đạo Vinamilk đã quyết định bán lại cổ phần của Công ty trong liên doanh này. Vinamilk cũng đã nhanh chóng chuyển nhượng nhà máy lại cho Trung Nguyên với giá 40 triệu USD chỉ sau khi xây dựng được 3 năm.
Nhờ sáng suốt thực hiện tái cấu trúc khi kinh tế đang khó khăn, loại bỏ kịp thời những khoản đầu tư thiếu hiệu quả để dồn toàn lực phát triển sữa mà giờ đây doanh thu của Vinamilk đã đạt con số hơn 22.200 tỉ đồng (2011), đồng thời Tổng Giám đốc Mai Kiều Liên cũng được Forbes vinh danh là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực và quyết đoán nhất châu Á.
Tiếc rằng không phải công ty nào cũng được như Vinamilk. Như kết quả khảo sát đã đề cập ở đầu bài viết, rất nhiều nhà quản lý vào thời điểm hiện nay vẫn đang phải đau đầu đi tìm lời giải đúng đắn cho những vấn đề trong doanh nghiệp của mình. Vậy cần phải làm gì để tránh đưa ra những quyết định sai lầm?
Theo một nghiên cứu gần đây của hãng tư vấn McKinsey Global trên 2,327 lãnh đạo doanh nghiệp thuộc đủ các lĩnh vực và ngành nghề, có 3 yếu tố lớn nhất có thể tác động đến việc đưa ra quyết định sai lầm hay không.
Đầu tiên, những quyết định do người lãnh đạo tự đề xuất và đưa ra thực hiện thường đem lại hiệu quả tài chính kém nhất. Để khắc phục, họ cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng của những ý kiến phản biện và thảo luận trong nội bộ công ty.
Kế đến, những quyết định được đưa ra nhưng lại thiếu đồng bộ với chiến lược chung của doanh nghiệp thường có khả năng gây hao hụt doanh số so với dự kiến từ 75% trở lên.
Cuối cùng, nghiên cứu này cũng cho thấy một mối liên hệ tích cực giữa hiệu quả tài chính với việc cho phép những người trực tiếp thực hiện các quyết sách tham gia vào suốt quá trình thảo luận để đi đến những quyết định đó.
Hãng công nghệ Google (Mỹ) là một trong những công ty nổi tiếng thế giới với văn hóa cùng đưa ra quyết định của mình. Mọi quyết định ở đây đều được đưa ra bởi các nhóm. Ngay cả ban lãnh đạo công ty cũng là một bộ ba giữ vai trò ngang nhau, khi mà 2 nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Bin đã thuê CEO Eric Schmidt về để tham gia điều hành.
Nói cách khác, Google không phải là nơi mà một nhà quản lý cấp cao có thể đơn phương đưa ra mọi quyết định và bắt cấp dưới phải thực hiện. Thay vào đó, các nhóm sẽ tự thảo luận tìm giải pháp cho những vấn đề của riêng họ, và cấp dưới có thể thuyết phục cấp trên bằng lý lẽ và số liệu chứng minh. Ngoài ra, nhân viên Google trong cuộc họp còn không được phép mở đầu bằng “Tôi nghĩ rằng” mà phải nói “Số liệu phản ánh rằng”.
Ở Apple lại là nơi Steve Jobs từng rất thành công với cách lãnh đạo của riêng ông. Trở lại khi Apple đang ở đáy khủng hoảng, Jobs bắt đầu tự mình quyết định mọi thứ, từ định hướng chiến lược cho đến thiết kế sản phẩm... Cũng nhờ vậy mà Apple mới vực dậy và đạt được thành công như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có được khiếu thẩm mỹ và bộ óc thiên tài giống như ông. Và ngay cả khi đã giỏi như vậy, Steve Jobs vẫn còn phải nhờ đến sự trợ giúp của một thiên tài thiết kế khác là Jonathan Ive, người đã có công sáng tạo ra những hình mẫu kinh điển của MacBook, iPod, iPhone hay iPad.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, khủng hoảng hầu như đã không chừa bất cứ một ngành nghề hay doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ. Khi đó, khả năng phán xét và quyết định của nhà lãnh đạo cũng chịu tác động nặng nề không kém. Áp lực của họ là phải đưa ra được những quyết sách đúng đắn trong thời gian ngắn, và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Tiến sĩ Lê Quân, Trưởng ban tổ chức ngày hội Nhân sự Việt Nam, nhận định thực tế trên là khá dễ bắt gặp. Trong bối cảnh môi trường hoạt động của doanh nghiệp đang trở nên biến động, giới quản lý/lãnh đạo ngày càng khó dự báo và nắm bắt được tình hình kinh tế vĩ mô để có cơ sở đưa ra các quyết định một cách sáng suốt nhất.
Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng từng rơi vào tình huống như vậy. Sau khi cổ phần hóa vào năm 2003, định hướng của Vinamilk là trở thành một tập đoàn thực phẩm và nước giải khát đa ngành.
Theo đó, họ bắt đầu triển khai những dự án như sản xuất cà phê Moment, liên doanh với SABMiller sản xuất bia Zorok, hay liên doanh với Campina để tăng cường năng lực sản xuất sữa. May mắn thay, lãnh đạo Vinamilk cũng đã nhanh chóng đưa ra được những quyết định đúng đắn khi các dự án này không đem lại kết quả thuận lợi.
Nhà máy sản xuất bia Zorok khánh thành vào năm 2007, tuy nhiên sau hai năm hoạt động vẫn chưa mang lại được nhiều lợi nhuận cho Vinamilk. Xét thấy việc rút vốn khỏi liên doanh với SABMiller không những không gây thiệt hại mà còn mang đến lợi ích từ việc chuyển nhượng đất đai cho đối tác theo giá thị trường, lãnh đạo Vinamilk đã quyết định bán lại cổ phần của Công ty trong liên doanh này. Vinamilk cũng đã nhanh chóng chuyển nhượng nhà máy lại cho Trung Nguyên với giá 40 triệu USD chỉ sau khi xây dựng được 3 năm.
Nhờ sáng suốt thực hiện tái cấu trúc khi kinh tế đang khó khăn, loại bỏ kịp thời những khoản đầu tư thiếu hiệu quả để dồn toàn lực phát triển sữa mà giờ đây doanh thu của Vinamilk đã đạt con số hơn 22.200 tỉ đồng (2011), đồng thời Tổng Giám đốc Mai Kiều Liên cũng được Forbes vinh danh là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực và quyết đoán nhất châu Á.
Tiếc rằng không phải công ty nào cũng được như Vinamilk. Như kết quả khảo sát đã đề cập ở đầu bài viết, rất nhiều nhà quản lý vào thời điểm hiện nay vẫn đang phải đau đầu đi tìm lời giải đúng đắn cho những vấn đề trong doanh nghiệp của mình. Vậy cần phải làm gì để tránh đưa ra những quyết định sai lầm?
Theo một nghiên cứu gần đây của hãng tư vấn McKinsey Global trên 2,327 lãnh đạo doanh nghiệp thuộc đủ các lĩnh vực và ngành nghề, có 3 yếu tố lớn nhất có thể tác động đến việc đưa ra quyết định sai lầm hay không.
Đầu tiên, những quyết định do người lãnh đạo tự đề xuất và đưa ra thực hiện thường đem lại hiệu quả tài chính kém nhất. Để khắc phục, họ cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng của những ý kiến phản biện và thảo luận trong nội bộ công ty.
Kế đến, những quyết định được đưa ra nhưng lại thiếu đồng bộ với chiến lược chung của doanh nghiệp thường có khả năng gây hao hụt doanh số so với dự kiến từ 75% trở lên.
Cuối cùng, nghiên cứu này cũng cho thấy một mối liên hệ tích cực giữa hiệu quả tài chính với việc cho phép những người trực tiếp thực hiện các quyết sách tham gia vào suốt quá trình thảo luận để đi đến những quyết định đó.
Hãng công nghệ Google (Mỹ) là một trong những công ty nổi tiếng thế giới với văn hóa cùng đưa ra quyết định của mình. Mọi quyết định ở đây đều được đưa ra bởi các nhóm. Ngay cả ban lãnh đạo công ty cũng là một bộ ba giữ vai trò ngang nhau, khi mà 2 nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Bin đã thuê CEO Eric Schmidt về để tham gia điều hành.
Nói cách khác, Google không phải là nơi mà một nhà quản lý cấp cao có thể đơn phương đưa ra mọi quyết định và bắt cấp dưới phải thực hiện. Thay vào đó, các nhóm sẽ tự thảo luận tìm giải pháp cho những vấn đề của riêng họ, và cấp dưới có thể thuyết phục cấp trên bằng lý lẽ và số liệu chứng minh. Ngoài ra, nhân viên Google trong cuộc họp còn không được phép mở đầu bằng “Tôi nghĩ rằng” mà phải nói “Số liệu phản ánh rằng”.
Ở Apple lại là nơi Steve Jobs từng rất thành công với cách lãnh đạo của riêng ông. Trở lại khi Apple đang ở đáy khủng hoảng, Jobs bắt đầu tự mình quyết định mọi thứ, từ định hướng chiến lược cho đến thiết kế sản phẩm... Cũng nhờ vậy mà Apple mới vực dậy và đạt được thành công như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có được khiếu thẩm mỹ và bộ óc thiên tài giống như ông. Và ngay cả khi đã giỏi như vậy, Steve Jobs vẫn còn phải nhờ đến sự trợ giúp của một thiên tài thiết kế khác là Jonathan Ive, người đã có công sáng tạo ra những hình mẫu kinh điển của MacBook, iPod, iPhone hay iPad.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)