13:41 24/10/2009

Quyết định lập trường đại học: Thủ tướng hay bộ trưởng?

Nguyễn Lê

Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục

Luật hiện hành quy định “Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường đại học”. Điều này được sửa đổi tại dự thảo luật: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường đại học. Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương thành lập trường”.
Luật hiện hành quy định “Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường đại học”. Điều này được sửa đổi tại dự thảo luật: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường đại học. Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương thành lập trường”.
Thẩm quyền quyết định thành lập trường đại học được thảo luận sôi nổi và vẫn còn ý kiến khác nhau, khi các đại biểu Quốc hội xem xét dự án luật sủa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Chiều 23/10, Chính phủ đã trình Quốc hội và ngay sáng hôm sau các vị đại biểu thảo luận tại tổ về dự án luật này.

Trong số hơn 20 nội dung được sửa đổi, bổ sung tại dự luật, vấn đề phổ cập giáo dục, thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường và đình chỉ hoạt động giáo dục… nhận được nhiều ý kiến đồng tình.

Đặc biệt, những quy định bổ sung để làm rõ hơn điều kiện thành lập nhà trường và tách quy trình thành lập nhà trường thành hai bước: quyết định thành lập nhà trường và cho phép hoạt động giáo dục được đại biểu nhất trí cao.

Một số nội dung khác, trong đó có thẩm quyền quyết định thành lập trường đại học còn có nhiều ý kiến chưa đồng thuận.

Luật hiện hành quy định “Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường đại học”. Điều này được sửa đổi tại dự thảo luật: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường đại học. Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương thành lập trường”.

Cơ quan thẩm tra, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, việc thành lập trường đại học phải do Thủ tướng Chính phủ thực hiện.

Theo đánh giá của cơ quan này, tình trạng phát triển ồ ạt các trường đại học không hội đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo trong thời gian qua đang làm dư luận xã hội rất lo ngại. Vì vậy, nếu tập trung cả trách nhiệm thẩm định và thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì e rằng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Vì vậy, đa số ý kiến trong ủy ban không tán thành giao cho bộ trưởng quyết định thành lập trường đại học, đặc biệt là đối với các trường đại học trọng điểm quốc gia, nhưng ủng hộ việc giao cho bộ trưởng thẩm quyền cấp phép hoạt động giáo dục cho trường đại học đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Nhiều ý kiến thảo luận nghiêng theo quan điểm này của cơ quan thẩm tra.

Theo đại biểu Phạm Thị Hồng Nga, nên để như luật hiện hành vì hiện tại việc cấp phép tràn lan dẫn đến tình trạng thí sinh chỉ đạt 7 điển cũng đỗ mấy trường đại học.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng nên giao thẩm quyền thành lập trường cho bộ trưởng. Vì trước đó đã  quy hoạch hệ thống các trường đã được Chính phủ phê duyệt rồi. Quy định như vậy phù hợp với việc phân cấp chứ cái gì cũng dồn lên Thủ tướng thì không nên, ông Hiền phát biểu.

Đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng không nên hạn chế việc thành lập trường đại học, vấn đề quan trọng là phải có giải pháp để những khẩu hiệu “ba không, hai không” không chỉ là khẩu hiệu.

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường đề nghị phải đưa ra được bộ tiêu chuẩn về điều kiện được thành lập trường để nhà đầu tư có thể lượng sức hay từ khi có ý định mở trường. Bởi, việc đóng cửa một trường khi đã đi vào hoạt động  không phải là điều dễ dàng.

Liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục, hầu hết các ý kiến thảo luận đều cho rằng cơ quan này không thể trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà nên hoạt động độc lập như cơ quan kiểm toán.

Một số ý kiến tỏ ra lo ngại về chất lượng của luật nếu được thông qua ngay tại kỳ họp này vì còn chung chung, sơ sài.