Rác nông nghiệp cũng mang về Đô la
Một phương án giải quyết phế phẩm nông nghiệp đáng chú ý của Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang (Antesco)
Từ khi công ty sản xuất rau, quả đông lạnh xuất khẩu, nỗi lo giải quyết lượng rác thải khổng lồ sau quá trình chế biến luôn là bài toán khó đặt ra cho ông Huỳnh Quang Đấu, Giám đốc Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang (Antesco).
Tuy nhiên, sau 6 năm nghiên cứu, đến năm 2008, ông đã tìm ra phương án giải quyết “núi” rác thải này, vừa tránh ô nhiễm môi trường, vừa tiết kiệm chi phí cho công ty.
Giá trị phế phẩm gần bằng... gạo
Những năm trước, Antesco tận dụng vỏ khóm ủ chua để làm thức ăn chăn nuôi bò sữa và đã xuất khẩu sang Hàn Quốc từ 300-500 tấn/năm, tiết kiệm hàng tỷ đồng và thu thêm cho công ty 70.000 USD/năm, nhưng chỉ giải quyết phần nào lượng phế phẩm.
Ông Đấu cho biết: “Mỗi ngày công ty dùng 50 tấn khóm nguyên liệu để chế biến, chỉ lấy 10 tấn ruột còn lại 40 tấn vỏ phải đổ bỏ, nhìn vỏ khóm đổ đi tôi cảm thấy xót của vô cùng. Công ty phải thuê xe rác thu gom chở đến bãi rác và mướn vệ sinh môi trường xử lý, mỗi năm tốn trên 1 tỷ đồng”.
Suốt 6 năm kiên nhẫn, tự tìm tòi mày mò học hỏi, rồi thành công cũng đến với ông. Hiện nay, công ty đang sản xuất thức ăn gia súc dạng viên giá trị cao hơn gấp đôi so với thức ăn ủ chua. Công ty đã xây dựng thêm nhà xưởng, đầu tư hệ thống sấy để sản xuất thức ăn gia súc bằng vỏ khóm, thân cây đậu nành, thân cây bắp dạng viên tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đầu năm 2009, những container thức ăn gia súc đầu tiên đã xuất cảng cho khách hàng Hàn Quốc, Nhật Bản, mang về cho công ty hàng trăm ngàn USD.
Vỏ khóm, thân cây bắp, thân cây đậu nành đều được công ty tận dụng để nghiền làm thức ăn gia súc, xuất bán với giá cả khá hấp dẫn.
Làm phép so sánh dưới đây có thể thấy: thân cây đậu nành vò viên xuất khẩu giá 250 USD/tấn (0,25 USD/kg), còn lại các loại được chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp khác đều có giá trên 150 USD/tấn. Trong khi đó, đầu năm 2009, gạo 25% tấm của Việt Nam xuất khẩu khoảng trên 300 USD/tấn.
Công nghệ "linh hoạt"
Cách đây hai năm, công ty đã từng làm thức ăn gia súc từ thân cây bắp cộng với một ít vỏ khóm để ủ chua, xuất sang Hàn Quốc, nhưng ngày nay các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc đã không còn thích dùng loại thức ăn ủ chua mà tiến lên dùng thức ăn dạng viên.
Ông Đấu kể tiếp: “Để có được công nghệ sản xuất thức ăn gia súc dạng viên hôm nay, việc đi tìm lời giải cho bài toán rác thải của công ty luôn canh cánh trong lòng tôi, và nó đã đeo bám tôi suốt 6 năm ròng.
Thông qua bạn bè, tôi được biết ở Nhật Bản và Hàn Quốc có nhu cầu thức ăn gia súc, tôi đến tham quan thấy họ nhập thức ăn gia súc dạng viên từ Mỹ. Họ xác định công nghệ vò viên thức ăn gia súc hiện nay chỉ ở Mỹ mới có.
Về nước tôi bàn với anh em trong công ty, công nghệ vò viên chúng ta sẽ nhập của Mỹ, còn những băng tải và các thiết bị phụ... thì Việt Nam có thể làm được”.
Lần đầu tiên, công ty sản xuất thử nghiệm thức ăn gia súc dạng viên bằng một máy nhỏ với công suất 5-7 kg/giờ, sau khi thành công đã nhập máy vò viên của Mỹ.
Tuy nhiên, máy vò viên trị giá trên 300.000 USD/máy quá đắt, do vậy ông quyết định chỉ nhập thiết bị chính với giá trên 20.000 USD, còn lại những thiết bị phụ đều đặt làm ở Việt Nam, tiết kiệm hàng trăm ngàn USD cho công ty.
Thức ăn dùng cho bò nhất là bò sữa và bò có thể ăn thịt sống ở Nhật Bản có yêu cầu rất cao, làm sao bảo quản thức ăn viên không bị mốc mà không có chất phụ gia, không được pha trộn bất cứ thứ gì và phải 100% nguyên chất.
Không dùng chất bảo quản làm sao giữ thức ăn được lâu? Đây là yêu cầu kỹ thuật khá nghiêm ngặt, tuy nhiên khó khăn này cũng không làm ông lùi bước. Sau khi suy nghĩ, ông quyết định đưa thức ăn gia súc dạng viên cho vào túi hút chân không để bảo quản, khi xuất đến nơi thời gian bảo quản ít nhất là 6-8 tháng chất lượng vẫn tốt.
Khi nhận các container thức ăn gia súc của Antesco, khách hàng đã thử nghiệm và họ tỏ ra hài lòng với chất lượng sản phẩm, đặc biệt khi trong thức ăn không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trước khi xuất xưởng, nhà máy đã cho kiểm nghiệm, sau đó lại đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm một lần nữa ở Viện Pasteur, Tp.HCM.
Tuy nhiên, sau 6 năm nghiên cứu, đến năm 2008, ông đã tìm ra phương án giải quyết “núi” rác thải này, vừa tránh ô nhiễm môi trường, vừa tiết kiệm chi phí cho công ty.
Giá trị phế phẩm gần bằng... gạo
Những năm trước, Antesco tận dụng vỏ khóm ủ chua để làm thức ăn chăn nuôi bò sữa và đã xuất khẩu sang Hàn Quốc từ 300-500 tấn/năm, tiết kiệm hàng tỷ đồng và thu thêm cho công ty 70.000 USD/năm, nhưng chỉ giải quyết phần nào lượng phế phẩm.
Ông Đấu cho biết: “Mỗi ngày công ty dùng 50 tấn khóm nguyên liệu để chế biến, chỉ lấy 10 tấn ruột còn lại 40 tấn vỏ phải đổ bỏ, nhìn vỏ khóm đổ đi tôi cảm thấy xót của vô cùng. Công ty phải thuê xe rác thu gom chở đến bãi rác và mướn vệ sinh môi trường xử lý, mỗi năm tốn trên 1 tỷ đồng”.
Suốt 6 năm kiên nhẫn, tự tìm tòi mày mò học hỏi, rồi thành công cũng đến với ông. Hiện nay, công ty đang sản xuất thức ăn gia súc dạng viên giá trị cao hơn gấp đôi so với thức ăn ủ chua. Công ty đã xây dựng thêm nhà xưởng, đầu tư hệ thống sấy để sản xuất thức ăn gia súc bằng vỏ khóm, thân cây đậu nành, thân cây bắp dạng viên tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đầu năm 2009, những container thức ăn gia súc đầu tiên đã xuất cảng cho khách hàng Hàn Quốc, Nhật Bản, mang về cho công ty hàng trăm ngàn USD.
Vỏ khóm, thân cây bắp, thân cây đậu nành đều được công ty tận dụng để nghiền làm thức ăn gia súc, xuất bán với giá cả khá hấp dẫn.
Làm phép so sánh dưới đây có thể thấy: thân cây đậu nành vò viên xuất khẩu giá 250 USD/tấn (0,25 USD/kg), còn lại các loại được chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp khác đều có giá trên 150 USD/tấn. Trong khi đó, đầu năm 2009, gạo 25% tấm của Việt Nam xuất khẩu khoảng trên 300 USD/tấn.
Công nghệ "linh hoạt"
Cách đây hai năm, công ty đã từng làm thức ăn gia súc từ thân cây bắp cộng với một ít vỏ khóm để ủ chua, xuất sang Hàn Quốc, nhưng ngày nay các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc đã không còn thích dùng loại thức ăn ủ chua mà tiến lên dùng thức ăn dạng viên.
Ông Đấu kể tiếp: “Để có được công nghệ sản xuất thức ăn gia súc dạng viên hôm nay, việc đi tìm lời giải cho bài toán rác thải của công ty luôn canh cánh trong lòng tôi, và nó đã đeo bám tôi suốt 6 năm ròng.
Thông qua bạn bè, tôi được biết ở Nhật Bản và Hàn Quốc có nhu cầu thức ăn gia súc, tôi đến tham quan thấy họ nhập thức ăn gia súc dạng viên từ Mỹ. Họ xác định công nghệ vò viên thức ăn gia súc hiện nay chỉ ở Mỹ mới có.
Về nước tôi bàn với anh em trong công ty, công nghệ vò viên chúng ta sẽ nhập của Mỹ, còn những băng tải và các thiết bị phụ... thì Việt Nam có thể làm được”.
Lần đầu tiên, công ty sản xuất thử nghiệm thức ăn gia súc dạng viên bằng một máy nhỏ với công suất 5-7 kg/giờ, sau khi thành công đã nhập máy vò viên của Mỹ.
Tuy nhiên, máy vò viên trị giá trên 300.000 USD/máy quá đắt, do vậy ông quyết định chỉ nhập thiết bị chính với giá trên 20.000 USD, còn lại những thiết bị phụ đều đặt làm ở Việt Nam, tiết kiệm hàng trăm ngàn USD cho công ty.
Thức ăn dùng cho bò nhất là bò sữa và bò có thể ăn thịt sống ở Nhật Bản có yêu cầu rất cao, làm sao bảo quản thức ăn viên không bị mốc mà không có chất phụ gia, không được pha trộn bất cứ thứ gì và phải 100% nguyên chất.
Không dùng chất bảo quản làm sao giữ thức ăn được lâu? Đây là yêu cầu kỹ thuật khá nghiêm ngặt, tuy nhiên khó khăn này cũng không làm ông lùi bước. Sau khi suy nghĩ, ông quyết định đưa thức ăn gia súc dạng viên cho vào túi hút chân không để bảo quản, khi xuất đến nơi thời gian bảo quản ít nhất là 6-8 tháng chất lượng vẫn tốt.
Khi nhận các container thức ăn gia súc của Antesco, khách hàng đã thử nghiệm và họ tỏ ra hài lòng với chất lượng sản phẩm, đặc biệt khi trong thức ăn không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trước khi xuất xưởng, nhà máy đã cho kiểm nghiệm, sau đó lại đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm một lần nữa ở Viện Pasteur, Tp.HCM.