11:06 29/02/2016

Rau cải cúc- vị ngon, hấp dẫn, chữa bệnh hiệu quả

PV

Rau cải cúc- vị ngon, hấp dẫn, chữa bệnh hiệu quả - Ảnh 1

Rau cải cúc (còn được gọi là tần ô), phát triển vào mùa lạnh, là rau được nhiều người ưa chuộng. Loại rau này rất giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C…Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị, làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm). Cải cúc giúp chữa nhiều loại bệnh Cải cúc không chỉ để chế biến thành những món ăn hấp dẫn mà còn là một vị thuốc thần kỳ, đặc biệt phòng chữa bệnh do giá lạnh từ trong và ngoài cơ thể ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Mùa hoa vào tháng 1-3. Với đặc điểm là loại rau dễ trồng và ít sâu bệnh nhất, nên cải cúc rất lành tính. Nếu không đúng mùa cải cúc, bạn có thể dùng cải cúc phơi khô cũng có tác dụng rất tốt. Theo các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng, cải cúc có thể trị được một số bệnh hiệu quả, cụ thể như sau: Trị cảm cúm: Cháo cải cúc là bài thuốc có tác dụng giải cảm nhanh, hiệu quả mà không cần phải uống thuốc. Chữa ho dai dẳng ở người lớn: Nấu canh phổi lợn cải cúc ăn với cơm để trị ho dai dẳng. Trị đau đầu: Hơ nóng một nắm lá cải cúc tươi, chườm lên đỉnh đầu và hai bên thái dương mỗi khi đau đầu hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Trị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Ăn sống cải cúc hoặc dùng cải cúc nấu canh ăn đều có tác dụng trị bệnh này hiệu quả. Những người có thể trạng lạnh, hay bị lạnh bụng, tiêu chảy thì nên hạn chế ăn cải cúc. Đau mắt: Rau cải cúc 1 nắm thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm) – rất hiệu nghiệm. Hạ huyết áp: Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm… Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol. Chữa thiếu sữa sau sinh: Rau cải cúc còn là một món ăn có thể chữa thiếu sữa sau sinh cho sản phụ theo công thức sau: Rau cải cúc thịt lợn nạc hấp cách thuỷ: rau cải cúc 300g, thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, mắm muối vừa đủ. Chữa tiêu chảy: Cải cúc có thể chữa được bệnh tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng rất hữu hiệu. Lấy 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 – 5 ngày. Cách nấu món ngon với rau cải cúc Cải cúc có thể nấu rất nhiều món có hương vị đặc trưng, thơm ngon: Cải cúc nấu canh thịt hoặc tôm, cải cúc trộn salad, canh cải cúc rong biển trị ho, dùng làm thực phẩm ăn lẩu... Thường thì chúng ta hay dùng để ăn lẩu vì đặc tính của rau là nhanh chín và ăn như thế sẽ ngọt, giữ được chất dinh dưỡng. Canh cải cúc nấu thịt Nguyên liệu: 2 mớ rau cải cúc, 1 lạng thịt lợn, 1 củ hành tím, bột canh, dầu ăn Cách làm:   - Rau cải cúc rửa sạch để nguyên cây, nếu cây quá dài bạn có thể cắt làm đôi.
  - Thịt lợn: Băm nhỏ hoặc xay, cho 1/4 thìa cà phê bột canh, ¼ thìa cà phê bột nêm vào ướp khoảng 10 phút.
  - Gừng tươi thái chỉ, nhỏ.
  - Hành tím đập dập, băm nhỏ.
  - Lấy bát ô tô đong lượng nước của nồi canh cho vừa với nhu cầu gia đình bạn, cho vào xoong đun sôi. Đặt xoong lên bếp, cho 2 thìa cà phê dầu ăn vào đun nóng, phi thơm hành tím, cho thịt vào đảo nhanh, 1 phút sau cho nước sôi vào, nêm thêm ½ thìa cà phê bột canh, ½ thìa bột nêm cho vừa miệng. Khi nước sôi lại (khi nước sôi bạn vẫn giữ lửa to), cho rau cải cúc vào, nhắc xuống cho ra bát. 2. Rau cải cúc trộn dầu giấm Nguyên liệu: Rau cải cúc, cà chua, củ hành, trứng gà, giấm Cách làm:   - Rau cải cúc rửa sạch
  - Cà chua rửa sạch, xắt khoanh mỏng
  - Hành xắt nhỏ và ngâm giấm.
  - Trứng luộc chín, xắt khoanh.
  - Trộn dầu ăn + giấm + muối + tiêu + đường
  - Bày rau cải cúc ra đĩa, xếp cà chua và trứng, củ hành lên trên, rưới nước dầu giấm lên đĩa rau. Khi ăn trộn đều. 3. Canh cải cúc nấu thịt bò  Nguyên liệu: Thịt bò phi-lê, rau cải cúc, tỏi băm Cách làm:   - Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ. Rau cải cúc rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn. Phi thơm tỏi băm với dầu ăn, cho thịt bò vào, đảo nhanh tay 2 phút, nêm ít hạt nêm.
  - Nấu sôi nước, cho thịt bò vào, nêm gia vị vừa ăn, đợi nước sôi lại rồi cho rau cải cúc vào và nhấc xuống thật nhanh. Múc rau cải cúc nấu với thịt bò bằm ra tô, dọn ăn với cơm. 4. Lẩu Sườn non Sườn non hầm cùng một số vị thuốc đông y như táo tàu, kỳ tử..., thả thêm rau tươi. Món lẩu ăn nóng. Nguyên liệu: 300gr sườn non hoặc móng lợn, 100gr củ sen, táo tàu, quy bào, kỳ tử, cam thảo, hoài sơn rau cải cúc, cải xoong, hạt nêm, tiêu xay. Cách làm:   - Rau cải cúc, cải xoong nhặt rửa sạch với nước pha muối, để ráo.
  - Củ sen gọt vỏ thái khoanh.
  - Sườn rửa sạch chặt miếng vừa ăn.
  - Cho sườn vào nồi nước hầm với củ sen, táo tàu, quy bào, kỳ tử, cam thảo, hoài sơn cho mềm, thêm chút hạt nêm vừa ăn.
  - Ăn nóng với rau cải cúc, cải xoong rất ngon. 5. Canh cải cúc nấu tôm Canh cải cúc nấu tôm có vị ngọt của tôm và rau cải với mùi thơm ngai ngái của cải cúc rất ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng, dễ làm và phù hợp với bữa cơm gia đình đầm ấm. Nguyên liệu: Rau cải cúc, 100g tôm tươi, 2 tép tỏi, hành tây hoặc hành tím, muối, hạt nêm, tiêu, nước mắm Cách làm:   - Rau cải cúc nhặt rửa sạch, để ráo.
  - Tôm rửa sạch, bóc vỏ, lấy chỉ đen rồi cho vào cối giã sơ, nêm chút tiêu, muối, nước mắm, hạt nêm.
  - Tỏi băm nhuyễn, hành tây hoặc hành tím thái mỏng.
  - Làm nóng nồi trên bếp với chút dầu ăn, cho tỏi và hành vào phi thơm rồi cho tôm vào xào.
  - Khi tôm chín bạn thêm vào một lượng nước vừa ăn.
  - Chờ nước sôi bạn cho rau vào, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp. Lấy canh ra bát, dùng nóng. Bản thân rau cải cúc đã có vị ngọt đậm đà rất riêng, được kết hợp cùng tôm tạo thành món canh vừa ngon vừa đủ chất mà không ngán để giúp bạn ăn cơm ngon miệng hơn. 6. Rau cải cúc trộn xì dầu Nguyên liệu: 2 bó rau cải cúc, 50gr lạc (đậu phụng) rang chín, 5 tép tỏi đã bóc vỏ, xì dầu (nước tương), gia vị, tương ớt, chanh Cách làm:   - Rau cải cúc nhặt sạch, ngâm với nước muối. Vớt ra để cho ráo nước.
  - Tỏi, ớt băm nhỏ cho vào tô lớn, cho thêm chút gia vị, đường, nước tương, dầu chín (dầu ăn tao qua lửa cho sôi) rồi quấy tan. Lạc rang giã hơi nát để tăng độ thơm rồi cho vào tô nước chấm đã chuẩn bị sẵn. Tương ớt để làm tăng vị cay và màu đỏ cho đẹp mắt.
  - Cho rau cải cúc vào tô lớn, rưới hỗn hợp xì dầu đã pha sẵn, trộn đều lên rồi ăn ngay. Với món ăn này, cùng với rau cải cúc, tỏi, chanh có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tăng độ ấm cho cơ thể, ớt tươi bổ sung hàm lượng vitamin C và chất cay capsaicin làm giãn và thông mạch giúp cơ thể chống lại các virut cúm và mau chóng giải cảm. Gỏi cải cúc trộn xì dầu cũng là món ăn chay ngon miệng.

Diệu Huyền