Rộng cửa với tín dụng bất động sản
Trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, các ngân hàng đã mạnh tay chi vốn vào lĩnh vực bất động sản
Trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, các ngân hàng đã mạnh tay chi vốn vào lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là với các dự án bất động sản khả thi cũng như khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định cần vốn để mua nhà ở.
Ngân hàng ACB đã dành 2.000 tỉ đồng để triển khai tín dụng cho vay mua nhà trả góp đối với những cá nhân có nhu cầu về nhà ở thực sự. Đại diện ngân hàng này cho biết, sẽ xem xét những dự án khả thi, đầu ra tốt để hỗ trợ vốn cho các chủ đầu tư dự án. Đây được xem là sự đột phá mới của ACB trong lĩnh vực cho vay bất động sản.
VietA Bank cũng tiếp tục tài trợ vốn cho khách hàng mua căn hộ tại dự án E.home của chủ đầu tư là Công ty Nam Long ở quận 9, Tp.HCM, với mức tài trợ lên đến 70% giá trị tài sản đảm bảo. Lãi suất được áp dụng dưới trần quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi những tháng đầu và giữa năm 2008, VietA Bank, cũng như các ngân hàng khác, đã hạn chế cho vay vào lĩnh vực bất động sản và ra sức thu hồi nợ cũ.
Theo ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank, hiện ngoài việc đẩy mạnh tín dụng bất động sản, DongA Bank còn xem xét hỗ trợ vốn cho các dự án bất động sản hiệu quả, "đầu ra" khả thi.
Chẳng hạn, với dự án RichLand Hill ở quận9, Tp.HCM, DongA Bank tài trợ vốn cho khách hàng trên dưới 50% giá trị tài sản đảm bảo trong thời gian 20 năm.
Trên thực tế, đã có nhiều hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho chủ đầu tư bất động sản được triển khai trong thời gian gần đây. Đơn cử như Sacombank tài trợ 300 tỉ đồng vốn cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Nhiều ngân hàng còn cho chủ đầu tư bất động sản vay vốn để triển khai các dự bán mới cũng như hoàn thành những dự án còn dở dang.
Mới đây nhất, BIDV đã rót vốn cho một số chủ dự án bất động sản và gần đây là việc hợp tác với HAGL. BIDV đã mạnh tay chi 5.650 tỉ đồng cho tập đoàn này. Trong đó, vốn ngắn hạn 650 tỉ đồng; trung - dài hạn 5.000 tỉ đồng. Nguồn vốn này sẽ được HAGL đầu tư cho các dự án bất động sản, cao su khoáng sản, thủy điện và các dự án khả thi khác khi tập đoàn có nhu cầu trong giai đoạn 2009 - 2011.
Theo BIDV, ngân hàng này đã có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thành lập quỹ kích cầu đầu tư và tiêu dùng cũng như gói vốn xúc tiến, thúc đẩy xuất khẩu. BIDV đề xuất tham gia 16.000 tỉ đồng vào Quỹ kích cầu đầu tư và tiêu dùng và 15.000 tỉ đồng cho gói vốn thúc đẩy xuất khẩu.
Riêng đề án gói giải pháp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009 - 2010, với nguồn vốn 35.000 tỉ đồng (bao gồm nguồn vốn đầu tư ở xã hội là 15.000 tỉ đồng, vốn kích cầu nhà ở cho người có thu nhập trung bình, thấp là 20.000 tỉ đồng). Trong đó, vốn BIDV tham gia là 2.000 tỉ đồng được tập trung thực hiện giai đoạn năm 2009 - 2010.
Ông Phạm Văn Thiệt - đại diện EximLand - cũng cho hay, dưới sự tài trợ của Ngân hàng mẹ là Eximbank, công ty sẽ hỗ trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu về nhà ở, kể cả chủ đầu tư dự án có kết quả khả thi. Eximbank cũng dành ngân khoản 3.700 tỉ đồng để hỗ trợ cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn trong dịp cuối năm.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay bất động sản tại Tp.HCM đến đầu tháng 11/2008 là 61.200 tỉ đồng, của Hà Nội là 23.796 tỉ đồng. So với cuối năm 2007, mặc dù dư nợ cho vay bất động sản của Ngân hàng tại Tp.HCM giảm khá mạnh, nhưng Hà Nội vẫn tăng 18,4%.
Song những trong tháng 12.2008 và đầu năm 2009 tín dụng bất động sản tại khu vực Tp.HCM có dấu hiệu tăng, do nhiều Ngân hàng đã tái rót vốn vào lĩnh vực này.
Cácngân hàng cho biết, tín dụng bất động sản tiêu dùng được xem là loại hình đầy tiềm năng chưa khai thác hết. Đặc biệt là khi nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam vẫn còn khá cao. Thế nhưng, trong năm qua do các chính sách thắt chặt tín dụng được Ngân hàng Nhà nước áp dụng khiến họ không thể đẩy vốn vào bất động sản.
Mặt khác, với chi phí lãi vay cao nhiều khách hàng cũng ngại tiếp cận. Nhưng đến nay, lãi suất đầu ra đã được giảm mạnh, dưới trần 12,75%/năm, nhiều khách hàng cá nhân đã tìm đến Ngân hàng để vay vốn mua nhà ở. Phía ngân hàng cũng rộng cửa hơn so với những ngày đầu và giữa năm 2008.
Vi Nguyễn (Lao Động)
Ngân hàng ACB đã dành 2.000 tỉ đồng để triển khai tín dụng cho vay mua nhà trả góp đối với những cá nhân có nhu cầu về nhà ở thực sự. Đại diện ngân hàng này cho biết, sẽ xem xét những dự án khả thi, đầu ra tốt để hỗ trợ vốn cho các chủ đầu tư dự án. Đây được xem là sự đột phá mới của ACB trong lĩnh vực cho vay bất động sản.
VietA Bank cũng tiếp tục tài trợ vốn cho khách hàng mua căn hộ tại dự án E.home của chủ đầu tư là Công ty Nam Long ở quận 9, Tp.HCM, với mức tài trợ lên đến 70% giá trị tài sản đảm bảo. Lãi suất được áp dụng dưới trần quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi những tháng đầu và giữa năm 2008, VietA Bank, cũng như các ngân hàng khác, đã hạn chế cho vay vào lĩnh vực bất động sản và ra sức thu hồi nợ cũ.
Theo ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank, hiện ngoài việc đẩy mạnh tín dụng bất động sản, DongA Bank còn xem xét hỗ trợ vốn cho các dự án bất động sản hiệu quả, "đầu ra" khả thi.
Chẳng hạn, với dự án RichLand Hill ở quận9, Tp.HCM, DongA Bank tài trợ vốn cho khách hàng trên dưới 50% giá trị tài sản đảm bảo trong thời gian 20 năm.
Trên thực tế, đã có nhiều hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho chủ đầu tư bất động sản được triển khai trong thời gian gần đây. Đơn cử như Sacombank tài trợ 300 tỉ đồng vốn cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Nhiều ngân hàng còn cho chủ đầu tư bất động sản vay vốn để triển khai các dự bán mới cũng như hoàn thành những dự án còn dở dang.
Mới đây nhất, BIDV đã rót vốn cho một số chủ dự án bất động sản và gần đây là việc hợp tác với HAGL. BIDV đã mạnh tay chi 5.650 tỉ đồng cho tập đoàn này. Trong đó, vốn ngắn hạn 650 tỉ đồng; trung - dài hạn 5.000 tỉ đồng. Nguồn vốn này sẽ được HAGL đầu tư cho các dự án bất động sản, cao su khoáng sản, thủy điện và các dự án khả thi khác khi tập đoàn có nhu cầu trong giai đoạn 2009 - 2011.
Theo BIDV, ngân hàng này đã có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thành lập quỹ kích cầu đầu tư và tiêu dùng cũng như gói vốn xúc tiến, thúc đẩy xuất khẩu. BIDV đề xuất tham gia 16.000 tỉ đồng vào Quỹ kích cầu đầu tư và tiêu dùng và 15.000 tỉ đồng cho gói vốn thúc đẩy xuất khẩu.
Riêng đề án gói giải pháp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009 - 2010, với nguồn vốn 35.000 tỉ đồng (bao gồm nguồn vốn đầu tư ở xã hội là 15.000 tỉ đồng, vốn kích cầu nhà ở cho người có thu nhập trung bình, thấp là 20.000 tỉ đồng). Trong đó, vốn BIDV tham gia là 2.000 tỉ đồng được tập trung thực hiện giai đoạn năm 2009 - 2010.
Ông Phạm Văn Thiệt - đại diện EximLand - cũng cho hay, dưới sự tài trợ của Ngân hàng mẹ là Eximbank, công ty sẽ hỗ trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu về nhà ở, kể cả chủ đầu tư dự án có kết quả khả thi. Eximbank cũng dành ngân khoản 3.700 tỉ đồng để hỗ trợ cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn trong dịp cuối năm.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay bất động sản tại Tp.HCM đến đầu tháng 11/2008 là 61.200 tỉ đồng, của Hà Nội là 23.796 tỉ đồng. So với cuối năm 2007, mặc dù dư nợ cho vay bất động sản của Ngân hàng tại Tp.HCM giảm khá mạnh, nhưng Hà Nội vẫn tăng 18,4%.
Song những trong tháng 12.2008 và đầu năm 2009 tín dụng bất động sản tại khu vực Tp.HCM có dấu hiệu tăng, do nhiều Ngân hàng đã tái rót vốn vào lĩnh vực này.
Cácngân hàng cho biết, tín dụng bất động sản tiêu dùng được xem là loại hình đầy tiềm năng chưa khai thác hết. Đặc biệt là khi nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam vẫn còn khá cao. Thế nhưng, trong năm qua do các chính sách thắt chặt tín dụng được Ngân hàng Nhà nước áp dụng khiến họ không thể đẩy vốn vào bất động sản.
Mặt khác, với chi phí lãi vay cao nhiều khách hàng cũng ngại tiếp cận. Nhưng đến nay, lãi suất đầu ra đã được giảm mạnh, dưới trần 12,75%/năm, nhiều khách hàng cá nhân đã tìm đến Ngân hàng để vay vốn mua nhà ở. Phía ngân hàng cũng rộng cửa hơn so với những ngày đầu và giữa năm 2008.
Vi Nguyễn (Lao Động)