Rosatom trao giải cho nhiều nhà khoa học Việt Nam
Giao lưu hữu nghị trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân giữa hai nước Nga - Việt
Ngày 18/3/2014 tại Đà Lạt đã diễn ra buổi giao lưu hữu nghị trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân giữa hai nước Nga - Việt, nhân kỷ niệm 30 năm khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
Tại sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến đã trao bằng khen cho 13 nhà khoa học Nga đã có cống hiến trong việc khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (Rosatom) cũng đã trao giải thưởng cho các nhà khoa học và cán bộ Việt Nam, ghi nhận những cống hiến của họ cho sự hiện đại hoá và phát triển của lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân.
Các nhân viên của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cũng được trao giấy chứng nhận danh dự của Rosatom cho việc khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân trong những năm từ 1982 đến 1984.
Đây là lần đầu tiên giải thưởng này được trao cho các đồng nghiệp Việt Nam, chứng nhân "cho tình hữu nghị chặt chẽ giữa cộng đồng khoa học của hai nước".
Ông Pershukov đã ghi nhận trình độ của các chuyên gia Việt Nam và vai trò quan trọng của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trong lĩnh vực đào tạo nhân sự.
"Là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực bắt đầu phát triển năng lượng hạt nhân, Việt Nam đã có những bước tiến lớn và đang trên lộ trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Việt Nam đã đạt được mục tiêu này nhờ có sự nỗ lực của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và các cán bộ nhân viên", ông nói.
Ông V.A.Ognev, đại diện liên minh quốc tế các cựu chuyên gia năng lượng và công nghiệp hạt nhân và Hội Hữu nghị Nga - Việt, đã thay mặt các cựu chiến binh Nga cảm ơn các bạn Việt Nam tổ chức buổi giao lưu dành riêng cho tình hữu nghị Việt - Nga và bày tỏ hy vọng rằng các cựu chiến binh từ hai nước sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau.
"Nhiệm vụ của chúng tôi, nhiệm vụ của các cựu chiến binh, là truyền lại kinh nghiệm và kiến thức cho thế hệ sau này và để chứng minh những triển vọng về giáo dục trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân", ông cho biết.
Sự kiện này cũng bao gồm một buổi triển lãm ảnh lịch sử về hợp tác Nga - Việt, nêu bật sự ghi nhận của Việt Nam về những công lao to lớn của các nhà khoa học Nga, những người trực tiếp tham gia trong việc khôi phục và vận hành lò phản ứng nghiên cứu.
Hiện nay, Nga và Việt Nam đang thảo luận về những triển vọng cho việc xây dựng một lò phản ứng nghiên cứu mới và tạo ra một trung tâm khoa học và công nghệ như một nền tảng cho việc phát triển nhân viên và các công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.
(Nguồn: Rosatom)
Tại sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến đã trao bằng khen cho 13 nhà khoa học Nga đã có cống hiến trong việc khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (Rosatom) cũng đã trao giải thưởng cho các nhà khoa học và cán bộ Việt Nam, ghi nhận những cống hiến của họ cho sự hiện đại hoá và phát triển của lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân.
Các nhân viên của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cũng được trao giấy chứng nhận danh dự của Rosatom cho việc khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân trong những năm từ 1982 đến 1984.
Đây là lần đầu tiên giải thưởng này được trao cho các đồng nghiệp Việt Nam, chứng nhân "cho tình hữu nghị chặt chẽ giữa cộng đồng khoa học của hai nước".
Ông Pershukov đã ghi nhận trình độ của các chuyên gia Việt Nam và vai trò quan trọng của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trong lĩnh vực đào tạo nhân sự.
"Là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực bắt đầu phát triển năng lượng hạt nhân, Việt Nam đã có những bước tiến lớn và đang trên lộ trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Việt Nam đã đạt được mục tiêu này nhờ có sự nỗ lực của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và các cán bộ nhân viên", ông nói.
Ông V.A.Ognev, đại diện liên minh quốc tế các cựu chuyên gia năng lượng và công nghiệp hạt nhân và Hội Hữu nghị Nga - Việt, đã thay mặt các cựu chiến binh Nga cảm ơn các bạn Việt Nam tổ chức buổi giao lưu dành riêng cho tình hữu nghị Việt - Nga và bày tỏ hy vọng rằng các cựu chiến binh từ hai nước sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau.
"Nhiệm vụ của chúng tôi, nhiệm vụ của các cựu chiến binh, là truyền lại kinh nghiệm và kiến thức cho thế hệ sau này và để chứng minh những triển vọng về giáo dục trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân", ông cho biết.
Sự kiện này cũng bao gồm một buổi triển lãm ảnh lịch sử về hợp tác Nga - Việt, nêu bật sự ghi nhận của Việt Nam về những công lao to lớn của các nhà khoa học Nga, những người trực tiếp tham gia trong việc khôi phục và vận hành lò phản ứng nghiên cứu.
Hiện nay, Nga và Việt Nam đang thảo luận về những triển vọng cho việc xây dựng một lò phản ứng nghiên cứu mới và tạo ra một trung tâm khoa học và công nghệ như một nền tảng cho việc phát triển nhân viên và các công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.
(Nguồn: Rosatom)