Rúp Nga rớt giá mạnh theo dầu thô
Từ ngày 6/5 đến nay, tỷ giá đồng Rúp đã sụt khoảng 15% sau một thời gian phục hồi và giữ ổn định từ đầu năm
Tỷ giá đồng Rúp Nga hôm nay (28/7) đã rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng do sức ép của giá dầu giảm sâu.
Theo hãng tin Bloomberg, vào buổi sáng theo giờ Moscow, tỷ giá đồng Rúp so với USD là 60,38 Rúp đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 20/3.
Từ ngày 6/5 đến nay, tỷ giá đồng Rúp đã sụt khoảng 15% sau một thời gian phục hồi và giữ ổn định từ đầu năm. Đồng nội tệ của Nga mất giá khi dầu thô - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này - lao dốc. Năm ngoái, đồng Rúp đã mất giá kỷ lục khi giá dầu “bốc hơi” quá nửa trong 6 tháng cuối năm.
Cũng từ ngày 6/5 đến nay, giá dầu thô Brent tại thị trường London đã sụt 23%, rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market).
Vào lúc hơn 16h chiều nay theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York hạ 0,24 USD/thùng so với đóng cửa phiên ngày 27/7, còn 47,15 USD/thùng, thấp nhất trong 4 tháng.
Ông Dmitry Polevoi, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng ING tại Nga, nhận định rằng “triển vọng ngắn hạn của đồng Rúp” hiện rất u ám. Ông Polevoi dự báo tỷ giá đồng Rúp sẽ tiếp tục giảm trong những ngày tới.
Phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng điện Kremlin đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của giá dầu, nhưng nhấn mạnh là còn quá sớm để rút ra một kết luận nào mang tính dài hạn.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) liên tục cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng. Tuy vậy, với sự sụt giảm đang diễn ra của tỷ giá đồng Rúp, giới phân tích cho rằng CBR sẽ tạm dừng việc cắt giảm lãi suất. Hiện tại, lãi suất cơ bản của đồng Rúp là 11,5%, so với mức 17% vào tháng 12 năm ngoái.
Cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine đã dẫn tới việc phương Tây mạnh tay áp lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga. Dưới tác động kép của lệnh trừng phạt và giá dầu giảm sâu, kinh tế Nga đã rơi vào suy thoái. Trong quý 1 năm nay, kinh tế Nga suy giảm 1,9%, đánh dấu quý suy giảm đầu tiên kể từ năm 2009.
Giới phân tích cho rằng, sự suy yếu của đồng Rúp sẽ khiến sức mua của người tiêu dùng Nga sa sút, khiến suy thoái kinh tế Nga thêm trầm trọng.
Năm ngoái, Nga đã phải chi khoảng 90 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để cứu tỷ giá đồng Rúp. Ngoài ra, từ tháng 11/2014, nước này cũng đã chính thức thả nổi tỷ giá đồng nội tệ.
Tháng 12 năm ngoái, đồng Rúp mất giá kỷ lục, còn 79 Rúp đổi 1 USD. Năm nay, tỷ giá đồng tiền này có lúc hồi phục lên mức 49 Rúp tương đương 1 USD.
Theo hãng tin Bloomberg, vào buổi sáng theo giờ Moscow, tỷ giá đồng Rúp so với USD là 60,38 Rúp đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 20/3.
Từ ngày 6/5 đến nay, tỷ giá đồng Rúp đã sụt khoảng 15% sau một thời gian phục hồi và giữ ổn định từ đầu năm. Đồng nội tệ của Nga mất giá khi dầu thô - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này - lao dốc. Năm ngoái, đồng Rúp đã mất giá kỷ lục khi giá dầu “bốc hơi” quá nửa trong 6 tháng cuối năm.
Cũng từ ngày 6/5 đến nay, giá dầu thô Brent tại thị trường London đã sụt 23%, rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market).
Vào lúc hơn 16h chiều nay theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York hạ 0,24 USD/thùng so với đóng cửa phiên ngày 27/7, còn 47,15 USD/thùng, thấp nhất trong 4 tháng.
Ông Dmitry Polevoi, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng ING tại Nga, nhận định rằng “triển vọng ngắn hạn của đồng Rúp” hiện rất u ám. Ông Polevoi dự báo tỷ giá đồng Rúp sẽ tiếp tục giảm trong những ngày tới.
Phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng điện Kremlin đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của giá dầu, nhưng nhấn mạnh là còn quá sớm để rút ra một kết luận nào mang tính dài hạn.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) liên tục cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng. Tuy vậy, với sự sụt giảm đang diễn ra của tỷ giá đồng Rúp, giới phân tích cho rằng CBR sẽ tạm dừng việc cắt giảm lãi suất. Hiện tại, lãi suất cơ bản của đồng Rúp là 11,5%, so với mức 17% vào tháng 12 năm ngoái.
Cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine đã dẫn tới việc phương Tây mạnh tay áp lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga. Dưới tác động kép của lệnh trừng phạt và giá dầu giảm sâu, kinh tế Nga đã rơi vào suy thoái. Trong quý 1 năm nay, kinh tế Nga suy giảm 1,9%, đánh dấu quý suy giảm đầu tiên kể từ năm 2009.
Giới phân tích cho rằng, sự suy yếu của đồng Rúp sẽ khiến sức mua của người tiêu dùng Nga sa sút, khiến suy thoái kinh tế Nga thêm trầm trọng.
Năm ngoái, Nga đã phải chi khoảng 90 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để cứu tỷ giá đồng Rúp. Ngoài ra, từ tháng 11/2014, nước này cũng đã chính thức thả nổi tỷ giá đồng nội tệ.
Tháng 12 năm ngoái, đồng Rúp mất giá kỷ lục, còn 79 Rúp đổi 1 USD. Năm nay, tỷ giá đồng tiền này có lúc hồi phục lên mức 49 Rúp tương đương 1 USD.